Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Guest
    Các vệ tinh của Sao Thổ


    Trong số tất cả các hành tình thuộc hệ mặt trời, Sao thổ là hành tinh sở hữu nhiều vệ tinh nhất lớn hơn rất nhiều so với số vệ tinh của các hành tinh khác.Cho đến nay đã phát hiện ít nhất 62 vệ tinh có quỹ đạo xác định, trong đó 53 vệ tinh đã có tên và chỉ 13 trong sỗ đó có đường kính trên 50km ( có 7 vệ tinh đủ lớn để có dạng hình cầu )
    .


    Mặc dù đa số các vệ tinh của sao thổ có kích thước khá là nhỏ nhưng vẫn có 1 số vệ tinh lớn như vệ tinh Titan. Hầu hết các vệ tinh này chuyển động trên quỹ đạo nằm ở ngoài rìa của vành đai của sao thổ.



    Pan




    Pan là vệ tinh gần nhất với bề mặt của sao thổ. Vệ tinh này được phát hiện bởi Mark R. Showalter vào năm 1990, khi quan sát bức ảnh được gửi về từ Voyager. Do Pan có kích thước rất nhỏ và ở khá xa nên ít được biết đến.
    Tên của vệ tinh này được đặt theo tên của vị thần chăn rừng trong thần thoại Hy Lạp.


    Atlas




    Atlas là vệ tinh thứ hai của sao thổ . Atlas được phát hiện vào năm 1980 bởi R. Terrile, quỹ đạo của vệ tinh này nằm ở vành đai A. Atlas còn được biết đến với tên gọi Hercules trong thần thoại cổ đại.

    Prometheus




    Prometheus, được phát hiện bởi S. Collins và những người khác vào năm 1980, nó nằm bên trong vành đai F. Đây là hành tinh thứ 3 tính từ bề mặt sao thổ.

    Pandora




    Vệ tình nằm phía ngoài của vành đai F được đặt tên là Pandora. Vệ tinh nhỏ này được phát hiện vào năm 1980 bởi Collins. Tên gọi Pandora có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp. Pandora là người phụ nữ đầu tiên được các vị thần tạo ra gửi xuống cho nhân loại cùng với một chiếc hộp chứa những điều bất hạnh của nhân loại: bệnh tật, tuổi già, lòng ganh ghét đố kỵ, bạo lực, thù hận, cái chết, chiến tranh....Đó là hình phạt cho loài người vì hành động đánh cắp lửa của thần Prometheus. Mặc dù đã được cảnh báo không được mở chiếc hộp nhưng với tính tò mò được các vị thần ban cho Pandora đã mở chiếc hộp reo rắc tai họa cho nhân loại.

    Epimetheus




    Epimetheus là vệ tinh thứ năm tính từ bề mặt sao thổ. Được khám phá bởi Walker, Fountain và Larson lần đầu tiên vào năm 1966, và sau đó một lần nữa vào năm 1977. Vào năm 1966, Epimetheus bị nhầm lẫn với Janus, một vệ tinh tự nhiên khác của Sao Thổ. Epimetheus và Janus là hai vệ tinh khá thú vị, cứ sau 4 năm chúng lại đổi chỗ cho nhau. Do vây chúng ta hay bị nhầm lẫn giữa hai vệ tinh này.
    Trong thần thoại Hy Lạp Epimetheus là chồng của Pandora.

    Janus




    Janus được nhà thiên văn học người Pháp Audouin Dollfus phát hiện vào năm 1966. Tên gọi Janus được bắt nguồn trong thần thoại. Theo thần thoại La Mã, Janus là thần cảnh cửa, cổng, của sự bắt đầu và kết thúc. Thần Janus có 2 đầu nhìn về 2 hướng ngược nhau. Do đó thần Janus là biểu tượng cho sự biến đổi và chuyển đổi như từ quá khứ tới hiện tại, từ trạng thái này sang trạng thái khác, sự trưởng thành của con người...

    Mimas




    Mimas được William Herschel phát hiện năm 1789, là vệ tinh lớn thứ 7 sao Thổ. Mimas là thiên thể nhỏ nhất trong hệ Mặt trời (và cũng là thiên thể có khối lượng bé nhất) có hình cầu. Về đường kính, Mimas là vệ tinh lớn thứ 20 trong các vệ tinh của hệ Mặt trời.
    Vệ tinh Mimas được phát hiện vào năm 1789 bởi William Herschel. Vệ tinh này được đặt theo tên của một trong những vị thần bị Hercules đánh bại.

    Enceladus




    Vệ tinh thứ 8 của Sao Thổ là Enceladus. Enceladus là vệ tinh lớn thứ 6 của sao Thổ. Nó được nhà thiên văn học William Herschel phát hiện vào năm 1789. Trước những năm 1980 (thời điểm 2 tàu vũ trụ Voyager bay ngang qua Enceladus), người ta biết rất ít về Enceladus ngoài việc trên bề mặt vệ tinh này có nước. Enceladus có đường kính khoảng 500 km, bằng 1/10 kích thước của Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Nó là thiên thể phản xạ ánh sáng mạnh nhất trong hệ Mặt trời (gần như 100%). Tàu Voyager 1 phát hiện thấy quỹ đạo của Enceladus nằm trong vùng dày nhất của vành đai E. Người ta cho rằng vành đai này được hình thành từ vật chất phun lên từ cực Nam của Enceladus. Tàu Voyager 2 cho thấy vệ tinh này mặc dù rất nhỏ nhưng lại có một địa hình phức tạp: từ những vùng cổ xưa nhiều miệng hố thiên thạch cho đến những vùng trẻ mới được kiến tạo. Một số vùng có lớp bề mặt mới được tạo ra trong khoảng 100 triệu năm trước đây.
    Enceladus là 1 trong ba thiên thể (ngoài Trái đất) có hiện tượng phun trào vật chất (cùng với vệ tinh Io của sao Mộc và Triton của Sao Hải Vương. Phân tích khí thoát ra từ các vụ phun trào này cho thấy chúng bắt nguồn từ một lớp nước phía dưới bề mặt của vệ tinh. Cùng với những chất hoá học cũng được tìm thấy trong các vụ phun trào nói trên, người ta cho rằng Enceladus là một thiên thể đặc biệt rất quan trọng cho việc nghiên cứu sinh học vũ trụ.
    Vệ tinh Enceladus được đặt tên theo tên của vị thần khổng lồ Enceladus trong Thần thoại Hy Lạp, một trong số các vị thần Gigant, con của thần đất Gaia với những giọt máu và tinh dịch của Uranus.

    Tethys




    Tethys là 1 trong 4 vệ tinh được nhà thiên văn học Cassini phát hiện vào năm 1684. Tethys là 1 trong 7 vệ tinh lớn của sao Thổ (đủ lớn để lực cân bằng thủy tĩnh khiến cho thiên thể có hình cầu hoặc gần cầu). Tethys giống như một khối băng khổng lồ trên vũ trụ . Nó tương đối giống với Dione và Rhea. Mật độ của Tethys đạt khoảng 0.97 g/cm3, nhỏ hơn cả khối lượng riêng của nước hay băn. Bề mặt của Tethys có rất nhiều hố thiên thạch và các vết nứt do băng bị đứt gãy. Bề mặt Bề mặt Tethys là một trong những bề mặt phản xạ mạnh nhất ánh sáng khả kiến trong hệ Mặt trời. Suất phản xạ là 1,229. Hiện tượng này gây ra do các hạt trong vành đai E của sao Thổ. Vành đai này là một vành đai mờ chứa các hạt băng nhỏ sinh ra từ các lỗ phun trào nhiệt độ thấp ở cực Nam Enceladus.
    Tethys được đặt theo tên gọi thần khổng lồ Titan trong Thần thoại Hy Lạp, một vị nữ thần biển.

    Telesto



    Vệ tinh thứ 10 của sao Thổ được đặt tên là Telesto. Telesto được phát hiện vào năm 1980 bởi Smith, Reitsema, Larson và Fountain. Telesto là một trong số những vệ tinh có kích thước nhỏ nhất trong hệ mặt trời..
    Trong thần thoại Hy Lạp Telesto là con của thần Oceanus và Tethys.

    Calypso




    Được phát hiên bởi Pascu, Seidelmann, Baum và Currie vào năm 1980 vệ tinh này có tên Calypso. Giống như Telesto, Calypso là một trong số những vệ tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời .
    Trong thần thoại Calypso là tên của nữ thần biển đã giam giữ Odysseus trên hòn đảo của mình trong 7 năm .

    Dione




    Vệ tinh thứ mười hai tính từ sao thổ có tên Dione. Dione được phát hiện bởi nhà thiên văn Cassini vào năm 1684. Với đường kính 1122km Dione là vệ tinh lớn thứ 15 trong hệ mặt trời. Dione có cấu tạo chủ yếu từ nước đá nhưng lại là vệ tinh dày đặc nhất chỉ sau Enceladus và Titan.
    Dione là mẹ của thần Venus trong thần thoại Hy Lạp cổ đại.

    Helene




    Helene là tên vệ tinh thứ mười ba của sao thổ. Nó được khám phá bởi Lecacheux và Laques vào năm 1980 dựa trên những quan sát từ mặt đất tại Pic du Midi. Helene là một trong bốn vệ tinh phụ của Dione và nằm ở hàng đầu của điểm Lagrange (L4).

    Rhea




    Rhea là vệ tinh lớn thứ 2 của sao Thổ và là vệ tinh lớn thứ 9 trong hệ Mặt Trời. Rhea được Giovanni Domenico Cassini phát hiện năm 1672.Vệ tinh này cũng có cấu tạo chủ yếu là nước đóng băng (chiếm 75%) và còn lại là đá (25%).
    Rhea có rất nhiều các miệng hố thiên thạch và các dải mỏng sáng màu trên bề mặt. Có thể chia Rhea thành 2 khu vực địa chất khác biệt dựa vào mật độ các hố thiên thạch: vùng bề mặt thứ nhất có các hố thiên thạch đường kính trên 40 km trong khi vùng bề mặt thứ 2 chỉ có các hố thiên thạch với kích thước nhỏ hơn kích thước trên. Điều đó chứng tỏ rằng trong lịch sử hình thành, Rhea đã xảy ra các quá trình địa chất làm thay đổi bề mặt của nó.
    Vệ tinh Rhea được đặt theo tên vị thần khổng lồ Rhea trong Thần thoại Hy Lạp, mẹ của các vị thần.
    Ngày 6 tháng 3 năm 2008, NASA công bố việc phát hiện thấy một vành đai rất mỏng xung quanh Rhea. Đây là vành đai đầu tiên của một vệ tinh được phát hiện. Người ta phát hiện ra vành đai này nhờ những quan sát về sự thay đổi của dòng electron trong từ trường của sao Thổ. Bụi và vụn đá xung quanh Rhea có thể được phát hiện ở biên vùng Hill của Rhea (vùng không gian chịu lực hấp dẫn của vệ tinh lớn hơn so với lực hấp dẫn của hành tinh chủ gây ra). Tuy vậy bụi và vụn đá tập trung dày hơn ở gần vệ tinh, tạo thành 3 dải vành đai hẹp quay quanh nó.
    .
    Titan




    Được Huygens tìm ra vào năm 1655, Titan là vệ tinh lớn nhất chuyển đông quanh sao thổ, và cũng là vệ tinh lớn thứ hai trong số các vệ tinh trong hệ mặt trời .



    Trong số bốn vệ tinh có đường kính lớn hơn 1000 km, Titan là vệ tinh có đường kính 5150 km, Titan không những to hơn cả Mặt Trăng mà còn to hơn hành tinh của Hệ Mặt Trời là: Sao Thủy. Hơn nữa, Titan là vệ tinh độc nhất trong Hệ Mặt Trời với một bầu khí quyển đặc, và vật thể duy nhất trừ Trái Đất có bằng chứng rõ ràng về các vật thể nước bề mặt ổn định đã được khám phá.
    Titan là vệ tinh ở khoảng cách xa thứ hai mươi của Sao Thổ và xa thứ sáu trong nhóm những vệ tinh có kích thước đủ lớn để có hình cầu. Thường được miêu tả như một vệ tinh có những đặc điểm giống hành tinh.



    Khí quyển của Titan chủ yếu gồm nitơ và khí hậu của nó gồm các đám mây metan và etan. Khí hậu có gió và các đặc điểm bề mặt do mưa tạo ra tương tự như các đặc điểm trên Trái Đất, như các đụn cát và các dải bờ biển, và, giống như Trái Đất, cũng bị chi phối bởi các hình mẫu thời tiết theo mùa. Với chất lỏng (cả ở trên và dưới mặt đất) và lớp khí quyển nitơ dày, Titan được cho là giống Trái Đất thời nguyên thuỷ, dù có nhiệt độ thấp hơn. Vì thế vệ tinh này đã được cho là có khả năng thích hợp cho vi khuẩn như một sự sống ngoài Trái Đất hay, ít nhất, như một môi trường hóa học tiền vi sinh vật với nhiều hợp chất hóa học hữu cơ phức tạp. Các nhà nghiên cứu đã cho rằng có thể biển chất lỏng dưới bề mặt hoạt động như một môi trường sinh học.

    Hyperion




    Vệ tinh thứ 16 Hyperion được khám phá bởi Bond và Lassell vào năm 1848. Hyperion là vật thể lớn nhất không có dạng hình cầu trong hệ mặt trời. Kích thước và hình dạng của Hyperion khiến các nhà khoa học cho rằng vệ tinh này từng là một phần của một vệ tinh lớn hơn vì lí do nào đó bị vỡ ra thành các phần khác nhau.
    Trong thần thoại, Hyperion là con của thần Uranus và Gaia.

    Iapetus




    Iapetus được Cassini phát hiện vào năm 1671, đây là một trong số các vệ tinh có cấu tạo hoàn toàn bằng nước đóng băng . Đây là một vệ tinh khá đặc biệt của sao Thổ. Khác với các vệ tinh khác chuyển động quanh sao Thổ gần như trên cùng mặt phẳng, Iapetus quay quanh sao Thổ theo quy đạo từ trên xuống dưới. Không chỉ có vậy, 2 nửa bán cầu của nó có 2 màu khác nhau rõ rệt.




    Tiếp đó có thể kể đến một đặc điểm hình dáng rất bất thường và bí ẩn. Đó là một dãy núi cao chạy dọc xích đạo có chiều dài bằng nửa chu vi vệ tinh.

    Phoebe





    Khoảng cách từ sao Thổ đếnPhoebe xa gấp 4 lần so với người hàng xóm gần nhất là Iapetus. Vệ tinh nhỏ này được phát hiện bởi Pickering vào năm 1898. Phoebe tối hơn hầu hết các vệ tinh khác của sao,và giống như Iapetus nó quay quanh sao Thổ từ trên xuống dưới thay vì quay quanh xích đạo sao Thổ. Dựa vào các quan sát trên các nhà khoa học tin rằng có thể Phoebe là một tiểu hành tinh hoặc một sao chổi bị lực hấp dẫn của sao Thổ giữ lại khi bay qua hành tinh này.
    Trong thần thoại Phoebe là con của thần Uranus, và thần Earth.

    Các vệ tinh mới

    Trong nhiều năm gần đây số vệ tinh của Sao Thổ được phát ngày càng nhiều tuy nhiên vẫn còn rất ít thông tin về các vệ tinh này : S/2000 S 1, S/2000 S 2, S/2000 S 3, S/2000 S 4, S/2000 S 5, S/2000 S 6, S/2000 S 7, S/2000 S 8, S/2000 S 9, S/2000 S 10, S/2000 S 11, and S/2000 S 12.

    (Tổng hợp)

  2. #2
    Cận cảnh sao Thổ và các vệ tinh

    Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố những bức ảnh chụp sao Thổ và các vệ tinh ở cự li rất gần.

    Những bức ảnh dưới đây được đăng trên trang New York Times.



    Tàu Cassini của Mỹ bay lên quỹ đạo sao Thổ vào năm 2004. Ban đầu NASA muốn nó hoạt động trong 4 năm, nhưng sau đó họ tăng thời hạn tới tận năm 2017.



    Bức ảnh Dione, một vệ tinh của sao Thổ, được chụp vào ngày 11/10/2005. Bề mặt của thiên thể này có rất nhiều hố.



    Vệ tinh Mimas
    Với đường kính gần 400 km, vệ tinh Mimas quá nhỏ bé so với kích thước khổng lồ của sao Thổ. Vệ tinh này được bao phủ bởi băng.



    Ảnh chụp hai vệ tinh Enceladus (nhỏ) và Titan (to) của sao Thổ vào ngày 5/2/2006.



    Vệ tinh Hyperion của sao Thổ được chụp vào tháng 9/2005.



    Những khe nứt trên bề mặt vệ tinh Enceladus. Ảnh được chụp vào ngày 11/8/2008.



    Vệ tinh Iapetus của sao Thổ.



    Hố Herschel có đường kính 128 km trên bề mặt vệ tinh Mimas. Ảnh chụp vào ngày 13/2/2010.



    Hai bức ảnh này cho thấy hai nửa của vệ tinh Iapetus có độ sáng khác nhau hoàn toàn.



    Những tia nắng mặt trời đầu tiên phản chiếu trên một hồ của vệ tinh Titan.

    (vnexpress)

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Cảm ơn bembem bài viết rất chất lượng. !

  4. #4
    Em mới sửa lại phần đầu, anh discovery update hộ em.
    Forum ko có chức năng tự resize ảnh ạ .


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 20-06-2017, 08:28 AM
  2. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 05-09-2016, 03:09 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 07-07-2016, 05:17 AM
  4. Trả lời: 108
    Bài viết cuối: 16-12-2012, 03:23 AM
  5. Định nghĩa về hành tinh và lý do Sao Diêm Vương không còn là hành tinh
    Bởi tai facebook trong diễn đàn Trái Đất - Hệ Mặt Trời
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 06-08-2012, 04:23 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •