Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 11 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 109
  1. #1
    Trích dẫn Gửi bởi truongson243
    Quang quyển là vùng chứa những vết đen Mặt trời. Quang quyển luôn luôn khấy động và sôi sục giống như một nồi cháo lớn. Mặc dù các vết đen rất nóng, chúng lạnh hơn một chút ít so với phần còn lại của quang quyển, do đó chúng có vẻ tối hơn. Quang quyển có một tâm tối gọi là bóng và viền sáng hơn bao bọc bên ngoài gọi là vùng nửa bóng.
    Nói như vậy người nào đọc qua dễ hiểu nhầm là quang quyển không nóng bằng bề mặt. Anh bổ sung thêm thông tin: nhiệt độ quang quyến thực tế lại nóng hơn bề mặt Mặt Trời rất nhiều lần, khoảng 1 triệu độ C, lớn hơn gần 200 lần so với bề mặt - 6000 độ C. Cơ chế nào dẫn tới sự chênh lệch nhiệt đó thì anh cũng không biết.

    Mặt trời được hình thành từ 5 khoảng năm trước từ một đám mây khí và bụi khổng lồ.
    Cái này em viết không cẩn thận rùi. Mặt trời được hình thành cách đây khoảng 5 tỷ năm trước từ một đám mây bụi khổng lồ.
    Anh xin hưởng ứng bài viết này bằng bài viết về the Moon - Người tình xa mặt cách lòng của the Sun. Khi nào xong a sẽ post.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Topic này được lập ra với mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về hệ Mặt trời. Về mặt nội dung và hình thức, có thể phần nào đó trùng với topic Hệ mặt trời trong chuyên mục này. Tuy nhiên, đây là nơi tập hợp các bài dịch liên quan đến Hệ mặt trời, lấy từ mục Astronomy for kids của trang web astronomy.com. Đồng thời, cũng hi vọng và hoan nghênh các thành viên có thể tham gia cùng mình dịch các bài viết về Hệ mặt trời cho chuyên mục này tại đây (Tiếng Anh khá đơn giản và dễ dịch) để sớm hoàn thành topic. Xin chân thành cám ơn các bạn!

    Để mở đầu cho loạt bài dịch sẽ là bài viết về Mặt trời.

    Mặt trời

    Mặt trời-một ngôi sao có độ tuổi và kích cỡ trung bình, được hình thành khoảng 5 tỉ năm trước từ một đám mây khí và bụi.


    Kích cỡ: 109 Trái đất có thể xếp hàng dọc theo một đường kính của Mặt trời. Hơn một triệu Trái đất có thể đặt lọt trong lòng của Mặt trời. Một vết đen lớn có thể chứa nhiều Trái đất trong đó. Đường kính Mặt trời là 1,4 triệu km.

    Khoảng cách từ Trái đất: Mặt trời cách Trái đất 150 triệu km.

    Sự tự quay: Mặt trời quay quanh trục của nó theo chiều từ Đông sang Tây. Miền xích đạo của nó quay một vòng hết 24 ngày, trong khi vùng cực quay một vòng hết 30 ngày.

    Bề mặt: nhiệt lượng, sâu bên trong Mặt trời, bắt nguồn từ vùng bức xạ, qua vùng đối lưu và nổi bong bóng ở trên bề mặt-vùng quang quyển. Tại quang quyển, vật chất lạnh đi một chút và khí chìm xuống vùng đối lưu. Khi đến vùng bức xạ, nó lại được đốt nóng và quá trình đối lưu lại tái diễn.

    Quang quyển là vùng chứa những vết đen Mặt trời. Quang quyển luôn luôn khấy động và sôi sục giống như một nồi cháo lớn. Mặc dù các vết đen rất nóng, chúng lạnh hơn một chút ít so với phần còn lại của quang quyển, do đó chúng có vẻ tối hơn. Vết đen có một tâm tối gọi là bóng và viền sáng hơn bao bọc bên ngoài gọi là vùng nửa bóng.
    Phải mất tới 50 triệu năm để năng lượng ở trong lòng Mặt trời đến được Trái đất. Và Trái đất cũng chỉ nhận được một phần tỉ tổng số năng lượng cung cấp bởi Mặt trời.

    Khí quyển: Phần khí quyển bên ngoài Mặt trời được gọi là nhật hoa (corona), phần khí quyển bên trong được gọi là sắc quyển (chromosphere).

    Nhiệt độ: Nhiệt độ ở nhân Mặt trời lên đến 15 triệu độ Kelvin (1 độ K = 1 độ C, đổi từ độ K sang độ C: số đo độ C = số đo độ K – 273. <pts>).

    Các thông tin khác: Mặt trời được hình thành khoảng 5 tỉ năm trước từ một đám mây khí và bụi khổng lồ. Nó là một ngôi sao có kích cỡ và độ tuổi trung bình.

    Nhân Mặt trời biến đổi 700 triệu tấn Hidro thành 695 triệu tấn Heli trong mỗi giây. 5 triệu tấn còn lại được biến đổi hoàn toàn thành năng lượng bức xạ. Năng lượng này gấp 600 năng lượng của nước chảy từ thác Niagara sản sinh ra trong một giây.

    Ánh sáng với vận tốc 300.000 km/s chỉ cần mất khoảng 8 phút để đi từ Mặt trời đến Trái đất.

    Trong thần thoại của Hy lạp và La mã, Apollo là vị thần Mặt trời. Thần đã mang hơi ấm của sự sống và ánh sáng đến cho Trái đất. Đồng thời, Apollo còn là người bảo trợ của Âm nhạc và Thi ca.

    <font color="Green">truongson243-HAS
    </font>

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Anh ạ, quang quyển (photosphere) dày khoảng 1000km, phát ra ánh sáng nhìn thấy. Nhiệt độ giảm dần từ 5.800k xuống 4.000-4.500K từ mép trong ra mép ngoài, là nơi phát ra ánh sáng nhìn thấy. Chính ở quang quyển hình thành nên các hạt (granule) màu sáng, đường kính 1000-2000km, cách nhau 300-600km, các vết tối và đốm sáng.

    Còn tầng quyển mà anh nói đến là tầng nhật hoa (corona), lớp khí quyển ngoài cùng của Mặt trời. Vật chất ở tầng nhật hoa ở dạng Plasma trong chân không cao, nhiệt độ từ 1-2 triệu độ C.

    P/s: Mặt trời được hình thành từ 5 khoảng năm trước từ một đám mây khí và bụi khổng lồ.
    Hic, cái này em đánh nhầm, lại không để ý nên... :P. Em sửa rồi. Thanks anh nhé.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Mặt Trăng
    Mặt trăng ở vị trí cách trái đất chúng ta khoảng 238.000 dặm (~383.000 km), nhiệt độ ban ngày 225 độ F (~107 độ C) và giảm xuống còn -243 độ F (~ -153 độ C) và ban đêm.


    - Kích thước: với đường kính 2.159 dặm (3.475 km), mặt trăng có kích thước đúng bằng 1/4 kích thước Trái Đất (great!)

    - Khoảng cách đến trái đất: Khoảng cách trung bình từ Mặt Trăng đến Trái Đất là 238.000 dặm (383.500km)

    - Quỹ đạo quanh Trái Đất: Mặt trăng mất khoảng 27,3 ngày trên Trái đất để quay tròn một vòng quanh hành tinh của chúng ta.

    - Tự quay: Mặt trăng tự quay quanh trục của nó một vòng cũng vừa hết 27,3 ngày trên trái đất (Một kết quả tuyệt vời để Mặt trăng lúc nào cũng mỉm cười với chúng ta)

    -Bề mặt: Bề mặt Mặt Trăng bị bao phủ bởi các miệng núi lửa, những dãy núi, các rãnh nhỏ (các kênh hẹp kéo dài) và các đồng bằng phủ đầy nham thạch. Những khu vực màu đen trải rộng trên bề mặt Mặt trăng mà chúng ta vẫn nhìn thấy được gọi là maria hay seas (biển). Chúng thực sự rất rộng lớn bao gồm những lớp nham thạch trơn tru. Phần sáng trên bề mặt Mặt Trăng là các khu vực được chiếu sáng nhiều hơn - thực chất chúng là các cao nguyên.
    Mặt trăng được bao phủ bởi một lớp vỏ cứng bằng đá có chiều dày khoảng 500 dặm (800km). Theo các nhà Khoa học, họ nghĩ rằng dưới lớp vỏ sẽ là một khu vực bị hóa lỏng một phần trước khi vào tới lõi nhỏ bằng sắt của Mặt Trăng. Kích thước các lớp vỏ trên Mặt Trăng có vẻ thay đổi rất khác nhau. Lớp vỏ lớn nhất đo được trải dài 1.600 dặm (2.575km) trong khi đó lớp vỏ nhỏ nhất chỉ cỡ một cái đinh gim - pinprick (can't imagine and unbelievable!)

    -Khí quyển: Mặt trăng không có bầu khí quyển tồn tại lâu dài và giá trị như Trái Đất chúng ta, do vậy những vết chân của các phi hành gia trên tàu Apollo để lại sẽ được lưu giữ trong thời gian rất lâu.

    - Nhiệt độ: Giá trị nhiệt độ ban ngày là 225 độ F (107 độ C) trong khi đó nhiệt độ lúc nửa đêm là -243 độ F (-153 độ C)

    - Vận tốc thoát: Để thoát khỏi trọng lực của Mặt Trăng, bạn cần di chuyển với tốc độ 5.200 dặm (8.400km) trên một giờ. So sánh với vận tốc thoát của trái đất là 25.000 dặm / giờ (40.200 km/h) chúng ta thấy vận tốc thoát của Trái Đất lớn hơn 6 lần so với của Mặt Trăng.

    - Các thông tin khác: Gần 842 pound (382kg) đá và chất rắn của Mặt Trăng đã được đem về Trái Đất trên tàu vũ trụ Apollo.
    Trong thần thoại La Mã, Diana (Mặt Trăng) là nữ thần Mặt Trăng. Cô là người em sinh đôi của Apollo - Mặt Trời.

    fallingstars-HAS
    -------------------------------------------
    Thắc mắc: Sao không đặt tên mấy con tàu thám hiểm Mặt Trăng là Diana hay Lunar gì đó mà lại đặt là Apollo nhỉ?

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi truongson243
    Anh ạ, quang quyển (photosphere) dày khoảng 1000km, phát ra ánh sáng nhìn thấy. Nhiệt độ giảm dần từ 5.800k xuống 4.000-4.500K từ mép trong ra mép ngoài, là nơi phát ra ánh sáng nhìn thấy. Chính ở quang quyển hình thành nên các hạt (granule) màu sáng, đường kính 1000-2000km, cách nhau 300-600km, các vết tối và đốm sáng.

    Còn tầng quyển mà anh nói đến là tầng nhật hoa (corona), lớp khí quyển ngoài cùng của Mặt trời. Vật chất ở tầng nhật hoa ở dạng Plasma trong chân không cao, nhiệt độ từ 1-2 triệu độ C.
    Hic mấy cái này anh cũng không bít. Chắc đúng vậy heehe thanks alot!

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thủy tinh

    Thủy tinh là hành tinh gần Mặt trời nhất. Nó chỉ mất 88 ngày để quay trọn một vòng quanh Mặt trời.

    Kích thước: Thủy tinh có đường kính khoảng 4880km. Điều này khiến nó là hành tinh nhỏ nhất trong Hệ mặt trời. Trên thực tế thì Thủy tinh lớn hơn Mặt trăng (của Trái đất) một chút.

    Khoảng cách từ Mặt trời: Thủy tinh là hành tinh gần ngôi sao của chúng ta (Mặt trời) nhất, với khoảng cách trung bình từ Mặt trời là 58 triệu km (36 triệu dặm).

    Quỹ đạo quanh Mặt trời: Vì Thủy tinh là hành tinh gần Mặt trời nhất, nên nó có quỹ đạo nhỏ nhất trong các hành tinh. Năm Thủy tinh (thời gian để Thủy tinh hoàn thành một vòng quay trọn vẹn trên quỹ đạo quanh Mặt trời) dài bằng 88 ngày trên Trái đất.

    Sự tự quay: Mặc dù Thủy tinh chuyển quanh Mặt trời khá là nhanh nhưng nó tự quay quanh trục rất chậm-thời gian để Thủy tinh hoàn thành trọn vẹn một vòng tự quay quanh mình nó dài bằng 59 ngày trên Trái đất.

    Bề mặt: Các nhà khoa học tin rằng Thủy tinh có một lớp vỏ đá mỏng, cùng với nhân kim loại lớn bằng sắt ở trung tâm của nó. Bề mặt Thủy tinh được bao phủ bởi các miệng phễu (crates) và băng ở hai cực.

    Khí quyển: Thủy tinh có một khí quyển cực kì mỏng bao gồm Hiđro và Hêli bị bắt từ gió mặt trời.

    Nhiệt độ: Trên Thủy tinh, bạn có thể bị đóng băng hoặc nướng chín. Nhiệt độ cao nhất trên bề mặt Thủy tinh là 466 độ C (870 độ F), trong đó nhiệt độ thấp nhất là -184 độ C (-300 độ F).

    Vận tốc thoát: Để thoát khỏi sức hút của Thủy tinh, bạn phải đi với vận tốc 15.500 km/h (9.600 dặm/h), trong khi đó vận tốc thoát của Trái đất là 40.200 km/h (25.000 dặm/h).

    Các thông tin khác:
    Tàu vũ trụ Mariner 10 đã bay đến Thủy tinh và chụp ảnh vào các năm 1974-1975, mang lại cho chúng ta rất nhiều hiểu biết về Thủy tinh.

    Bởi vì Thủy tinh chuyển động rất nhanh nên các nhà chiêm tinh La mã cổ đại đã đặt tên Thủy tinh (Mercury) theo tên vị Thần Truyền tinh của họ. Trong thần thoại Hi Lạp, Thủy tinh chính là thần Hermes.

    truongson243-HAS

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Kim tinh

    Bề mặt của Kim tinh-vật thể sáng nhất trên trời sau Mặt trời và Mặt trăng, được bao phủ bởi các miệng phễu, đồi núi, núi lửa và các đồng bằng dung nham.

    Kích thước: Đường kính Kim tinh là 12.104 km (7.521 dặm).

    Khoảng cách từ Mặt trời:
    Hành tinh thứ hai từ Mặt trời. Nó cách Mặt trời 108 triệu km (67 triệu dặm).

    Quỹ đạo quanh Mặt trời: Phải mất 225 ngày trên Trái đất để Kim tinh chuyển động hết một vòng quanh Mặt trời.

    Sự tự quay:
    Thời gian để Kim tinh hoàn thành một vòng quay quanh chính nó gần bằng 243 ngày trên Trái đất, nhưng Kim tinh lại quay ngược chiều với chiều quay của Trái đất. Do đó, trên Kim tinh, bạn sẽ thấy Mặt trời mọc hướng Tây và lặn ở hướng Đông.

    Bề mặt: Bề mặt của Kim tinh được bao phủ bởi các miệng phễu, đồi núi, núi lửa và các đồng bằng dung nham. Đỉnh Maxwell là đỉnh núi cao nhất trên Kim tinh. Nó cao hơn 11km (7 dặm).

    Khí quyển:
    Có chứa các đám mây acid sunfuric. Bầu khí quyển của Kim tinh phần lớn là cacbondioxit (96%), ni-tơ (3,5%), và cacbon monooxit, argon, sunfur dioxit và hơi nước (tất cả đều ít hơn 1%). Bầu khí quyển rất dày và nặng có thể uốn cong ánh sáng, do đó làm cho mặt đất xuất hiện hướng cong lên trên theo mọi hướng. Áp suất khí quyển trên Kim tinh gấp 90 lần áp suất khí quyển của Trái đất.

    Nhiệt độ:
    Nhiệt độ bề mặt của Kim tinh gần 482 độ C (900 độ F), có thể nấu chảy cả chì. Điều đó làm Kim tinh là nơi nóng nhất trong Hệ mặt trời, chỉ sau có Mặt trời mà thôi.

    Các thông tin khác: Kim tinh là vật thể sáng nhất trên trời sau Mặt trời và Mặt trăng. Bởi vì bầu khí quyển dày đặc phản chiếu hầu hết ánh sáng của Mặt trời. Kim tinh trông giống như một ngôi sao rất sáng vào buổi sáng sớm trước khi Mặt trời mọc (Sao Mai), hoặc vào buổi chiều tà ngay sau khi Mặt trời lặn (Sao Hôm).

    Đôi khi, Kim tinh được gọi là hành tinh chị em với Trái đất. Kim tinh hơi lớn hơn Trái đất một chút, và là hành tinh láng giềng gần chúng ta nhất-nó chỉ cách Trái đất có 40 triệu km (25 triệu dặm).

    Trong thần thoại La Mã, Kim tinh tượng trưng cho vị thần của Tình yêu và Sắc đẹp Venus. Theo người Maya cổ đại thì Kim tinh là hành tinh bảo hộ cho sự chiến tranh, gọi là Kukulcan, hoặc Vũ Xà (con rắn có lông).

    truongson243-HAS

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Hỏa tinh

    Oxit sắt tồn tại trong đất tạo lên màu đặc trưng của Hành tinh Đỏ.


    Ảnh: Hỏa tinh chụp bởi tàu do thám Phoenix của NASA. Có thể thấy Thung lũng Marineris ở bên phải, ba ngọn núi lửa Acraeus, Pavonis, Arsai xếp thẳng hàng và góc trên cùng bên trái là ngọn núi lửa khổng lồ Olympus
    Kích thước: Hỏa tinh có đường kính 6.779 km (4.212 dặm).

    Khoảng cách từ Mặt trời:
    Hỏa tinh là hành tinh thứ 4 từ Mặt trời, chuyển động trên quỹ đạo cách Mặt trời 229 triệu km (142 triệu dặm).

    Quỹ đạo quanh Mặt trời: Mất tới 687 ngày trên Trái đất để Hỏa tinh hoàn thành hết một vòng quay quanh Mặt trời. (Có nghĩa là nếu con người có thể chuyển lên Hỏa tinh sinh sống thì phải gần hai năm trên Trái đất ta mới được đón Tết một lần, và…thế thì "tuổi thọ" của con người là bao nhiêu nhỉ? [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG] ).

    Sự tự quay:
    Hỏa tinh tự quay quanh trục của nó với vận tốc (góc) gần bằng Trái đất. Hỏa tinh hoàn thành một vòng quay của mình hết 24 giờ 37 phút (khoảng 1 ngày trên Trái đất).

    Bề mặt: Có rất nhiều các con kênh cạn trên bề mặt Hỏa tinh. Trông chúng giống như các con kênh đào trên Trái đất. Hầu hết các nhà khoa học tin rằng nước đã từng chảy trên bề mặt Hỏa tinh, nhưng các nghiên cứu gần đây lại cho thấy nước vẫn có thể tồn tại ở một số nơi hoặc là dưới bề mặt của Hỏa tinh.

    Hỏa tinh có hẻm núi lớn nhất (Thung lũng Marineris) và núi lửa cao nhất (Olympus Mons) trong Hệ mặt trời.

    Nếu thung lũng Marineris ở trên Trái đất, nó sẽ trải dài trên toàn nước Mỹ, từ New York ở bờ biển phía Đông đến Califonia ở bờ biển phía Tây. Hẻm núi dài 2.100 km (1.300 dặm), rộng 500 km (300 dặm) và sâu 8 km (5 dặm).


    So sánh thung lũng Marineris với nước Mỹ.
    Ngọn núi lửa Olympus cao hơn đỉnh Everest gấp ba lần. Chiều cao của nó so với bề mặt Hỏa tinh là 22km (14 dặm). Chân ngọn núi lửa khổng lồ này có kích cỡ như bang Missouri.


    Ngọn núi lửa khổng lồ Olympus trên Hành tinh Đỏ.
    Màu đỏ nhạt của hành tinh được gây ra bởi các ôxit sắt (gỉ sắt) có trong đất.

    Các mũ băng ở hai cực của Hỏa tinh được hình thành do khí cacbon đioxit đóng băng (còn gọi là băng khô), và lớp ngoài cùng được phủ bỏi nước đóng băng.

    Khí quyển: Tầng khí quyển của Hỏa tinh rất mỏng, với thành phần chủ yếu là Cacbon đioxit (95%), ni-tơ (3%), argon và các khí khác (2%).

    Nhiệt độ: Nhiệt độ thấp nhất trên bề mặt Hỏa tinh là -123°C (-190°F), và nhiệt độ cao nhất là 32°C (90°F).

    Vận tốc thoát: Để thoát khỏi sức hút của Hỏa tinh, bạn phải chuyển động với vận tốc 18.000 km/h (11.200 dặm/h), trong khi phải cần đạt tới vận tốc 40.200 km/h (25.000 dặm/h) để thoát khỏi lực hút của Trái đất.

    Các thông tim khác: Vì rằng màu của hành tinh Đỏ nhắc nhở các nhà thiên văn học cổ đại tới màu của máu, cho nên họ đặt tên hành tinh Đỏ theo tên của vị thần chiến tranh. Mars là vị thần chiến tranh của người La Mã, và trong thần thoại Hi Lạp thì đó là Arès-đứa con sinh ra từ đầu gối của Zeus. Hai vệ tinh của Hỏa tinh cũng được đặt tên theo các vị thần có liên quan đến chiến tranh. Phobos có nghĩa là “sợ hãi” và Deimos là “kinh hoàng”. (Cả hai đều là con của Ares-thần chiến tranh). Phobos có đường kính khoảng 27 km (17 dặm) và đường kính của Deimos là 14 km (9 dặm).

    truongson243-HAS

  9. #9
    Mộc tinh

    Mộc tinh là hành tinh lớn nhất trong Hệ mặt trời, với đường kính 143.000 km (89.000 dặm).


    Kích thước:
    Mười một Trái đất có thể xếp hàng dọc theo một đường kính của Mộc tinh. Nó là hành tinh lớn nhất trong Hệ mặt trời, với đường kính 143.000 km (89.000 dặm).

    Khoảng cách từ Mặt trời:
    Mộc tinh là hành tinh thứ 5 từ Mặt trời. Quỹ đạo của nó cách Mặt trời 777 triệu km (483 triệu dặm)-khoảng cách này gấp 5 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời.

    Quỹ đạo quanh Mặt trời:
    Mộc tinh quanh một vòng quanh Mặt trời hết 12 năm. Do đó ở sinh nhật lần thứ 12 của bạn, Mộc tinh hầu như trở lại vị trí trí cũ của nó trên quỹ đạo khi mà bạn được sinh ra.

    Sự tự quay: Mặc dù Mộc tinh cần một khoảng thời gian khá dài để đi hết một vòng quanh Mặt trời, nó chỉ cần 10h để tự quay hết một vòng quanh chính nó. Thậm chí khoảng thời gian này còn nhỏ hơn một nửa chu kì tự quay của Trái đất.

    Bề mặt: Mộc tinh không có bề mặt lỏng. Bề mặt của Mộc tinh ở dạng khí và cô đặc dần khi đi sâu vào trong.

    Khí quyển:
    Khí quyển của Mộc tinh có cấu tạo chủ yếu từ Hidro (86%) và Heli (14%). Những dải mây sặc sỡ mà ta nhìn thấy thực chất là các tầng mây. Những đám mây tối màu có khuynh hướng chìm xuống những vùng sâu hơn trong khí quyển Mộc tinh, trong đó những đám mây sáng màu hay có màu trắng ở những tầng cao hơn của khí quyển. Khí quyển cũng bao gồm những cơn giông tố và sấm chớp tại những đám mây thuộc tầng cao khí quyển.

    Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình tại đám mây trên cùng của Mộc tinh là -153°C (-244°F).

    Vận tốc thoát:
    Để thoát khỏi sức hút của Mộc tinh, bạn cần phải chuyển động với vận tốc 214.200 km/h (133.100 dặm/h), trong khi chỉ cần đạt vận tốc 40.200 km/h (25.000 dặm/h) để thoát khỏi lực hút của Trái đất.

    Các thông tin khác: Vết Đỏ Lớn trên Mộc tinh có thẻ nhìn thấy qua một kính thiên văn nhỏ. Có thể đặt gọn hai Trái đất vào cơn bão khổng lồ này. Vết đỏ lớn đã tồn tại được khoảng 400 năm rồi.


    Trái đất so với Vết Đỏ Lớn
    Mộc tinh có 63 vệ tinh, trong đó 4 vệ tinh lớn nhất, Ganymède, Io, Europa và Callisto được gọi là các vệ tinh Galilei vì Galilei là người đầu tiên quan sát được chúng vào năm 1610.

    Mộc tinh có một vệ tinh giống như cái bánh pizza. Đó là Io. Lưu huỳnh phun trào từ các núi lửa bao phủ toàn bộ bề mặt của nó. Ở những nhiệt độ khác nhau, lưu huỳnh có màu sắc khác nhau, tạo thành một cái bánh pizza khổng lồ.


    Vệ tinh Io của Mộc tinh
    Mộc tinh sản sinh ra nhiều nhiệt lượng hơn là nó lấy từ Mặt trời.

    Mộc tinh có 4 vành khuyên mỏng, nhạt

    Trong thần thoại La Mã, Jupiter là chúa tể của bầu trời, vua của các vị thần (Zeus trong thần thoại Hi Lạp). Jupiter là một cái tên thích hợp cho hành tinh lớn nhất của chúng ta.

    truongson243-HAS

  10. #10
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    3
    Thổ tinh

    Thổ tinh-Hành tinh thứ sáu từ Mặt trời có một hệ thống các vành đai được tạo bởi các hạt băng và đá, trong đó một số tảng có thể to bằng chiếc ôtô nhỏ.



    Thổ tinh

    Kích thước:
    Một đường kính của Thổ tinh có thể chứa 9 ½ Trái đất xếp hành cạnh nhau. Hành tinh lớn thứ hai Hệ mặt trời này có đường kính 120.500 km (74.900 dặm).

    Khoảng cách từ Mặt trời:
    Thổ tinh là hành tinh thứ sáu từ Mặt trời, với quỹ đạo cách Mặt trời 1,43 tỉ km (888 triệu dặm).

    Quỹ đạo quanh Mặt trời:
    Mỗi cuộc hành trình của Thổ tinh quanh Mặt trời kéo dài bằng 29.4 năm trên Trái đất.

    Sự tự quay:
    Thổ tinh chỉ cần hết 11 giờ để tự quay hết một vòng quanh chính nó.

    Bề mặt: Thổ tinh không có bề mặt ở dạng lỏng.

    Khí quyển:
    Bầu khí quyển của hành tinh đeo nhẫn này gần giống như bầu khí quyển của Mộc tinh. Thành phần chủ yếu của khí quyển gồm Hidro (97%) và Hêli (3%). Thổ tinh cũng có những dải mây đẹp như Mộc tinh, nhưng những màu sắc sặc sỡ của những đáp mây đã bị khói sương ở thượng tầng khí quyển che lấp.

    Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình của Thổ tinh là -184°C (-300°F)

    Vận tốc thoát:
    Để thoát khỏi sức hút của Thổ tinh, bạn cần phải chuyển động với vận tốc 127.800 km/h (79.400 dặm/h), trong khi chỉ cần đạt vận tốc 40.200 km/h (25.000 dặm/h) để thoát khỏi lực hút của Trái đất.

    Các thông tin khác: Thổ tinh còn được gọi là “hành tinh đeo nhẫn”. Mặc dù Mộc tinh, Thiên vương tinh, Hải vương tinh đều có các vành đai, nhưng hệ thống vành đai của Thổ tinh là lớn nhất. Vành đai của Thổ tinh có đường kính 273.000 km (169.800 dặm), nhưng chỉ dày từ 9 đến 90 m (10-100 yards). Vành đai của Thổ tinh được tạo bởi các hạt băng và đá, trong đó một số tảng có thể to bằng chiếc ôtô nhỏ.

    Nếu có một cái bồn tắm đủ lớn để đặt Thổ tinh vào đó, nó sẽ nổi.

    Thổ tinh trông giống như một trái bóng đang bị biến dạng (Biến dang ở đây là phình ra ở giữa một chút do bị cái gì đó đè nén. Dịch từ cụm từ "being squished". Nếu ai có thể cung cấp từ nào để diễn tả chuẩn hơn thì liên hệ với mình-PTS). Bởi vì Thổ tinh quay rất nhanh, nó phình ra ở giữa và hai cực bị nén phẳng ra một chút. Điều này làm Thổ tinh trông như đang bị ai đó nén lại.

    Thổ tinh có 47 vệ tinh. Một trong số đó trông giống như con tàu vũ trụ “Ngôi sao chết” trong Chiến tranh giữa các vì sao: Mimas có một miệng phễu lớn bao phủ 1/3 vệ tinh nhỏ này.


    Vệ tinh Mimas
    Saturn là vị thần Mùa màng của người La Mã, đồng thời là cha của Jupiter. Ông cũng chính là thần Cronus trong thần thoại Hi Lạp.

    truongson243-HAS


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Cần các pro giúp đỡ về kính KX d72
    Bởi trong diễn đàn Kính thiên văn
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 21-05-2014, 12:50 PM
  2. Ảnh thiên văn ngày 16/03/2014: Tinh vân Mắt Mèo
    Bởi mtumtu0101 trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-03-2014, 11:47 AM
  3. Trái đất có vô số mặt trăng
    Bởi trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 17-04-2012, 02:48 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •