Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 10 của 10
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    • Chào các Bạn già và các Bạn trẻ yêu thiên văn của hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] (HAS – Human & Space), trước nay các bạn thường ngóc cổ lên trời, chiêm ngưỡng những vì sao lung linh huyền ảo trên bầu trời, rồi tủm tỉm cười, có khi là 1 nụ cười... man dại ... [IMG]images/smilies/35.gif[/IMG] (e ko nói anh Khánh đâu nhá, đừng chém em !!! ) các cụ có câu “Nằm chung chăn mới biết chăn có rận ....” nên mình biết rõ điều đó...
    • Và rồi đến khi chúng ta có các thiết bị tân tiến hơn: điển hình là các kính thiên văn mang đậm chất DIY (do it yourseft – hay còn gọi là “made in tự tao...”) chúng ta đã vô cùng ... thất vọng,... à nhầm : thích thú, vì chúng ta đã quan sát được rõ hơn các vì sao lung linh kia. Đến lúc này, chắc hẳn ai cũng có được cái cảm giác phê phê tê tê của Glileo khi ông hướng kính thiên văn, hướng 1 tầm nhìn làm thay đổi toàn nhân loại lên thẳng ... “phòng the của Chị Hằng”, hành động lỗ mãng và hơi xu hướng “đàn ông” [IMG]images/smilies/19.gif[/IMG] đấy đã làm sáng tỏ một vài tin khá là động trời đối với các fanboy của Chị Hằng xinh đẹp kiều diễm (Lí Bạch lúc đấy mà còn sống chắc ông không bao giờ thèm nhảy sông tự tử, ặc lại nhầm: nhảy sông bắt trăng nữa ...), đó là: Mặt trăng, và cũng như vài ba thứ lung linh khác trên bầu trời không hẳn “rạng ngời mà không chói lóa” như chúng ta tưởng. Nó... ờ... chính xác là vài “nó” nhìn không khác gì ... ờ .... 1 cục gạch ...
    • Vậy đấy, vậy sau cái thời kì tóm được ảnh nóng của các hot boy hot girl trên trời, chúng ta bắt đầu tìm hiểu về chúng, cho dù đến bay giờ kiến thức khá là hoang sơ nhưng cũng đáng để chúng ta tìm hiểu.
    • Vậy nên, McMillant – HAS sẽ viết sẽ chém, sẽ cố moi vài chữ để tìm hiểu về các hành tinh gần chúng ta nhất: 9 hành tinh của hệ mặt trời (mình vẫn thấy tội tôi cho anh em nàh Pluto nên mình vẫn tống anh em chúng nó vào, bạn nào ko bằng lòng thì cố mà thông cảm [IMG]images/smilies/10.gif[/IMG])

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Sao Thủy- (Mercury)- ☿



    Thú thực là đến bây giờ, minh vẫn chả hiểu vì sao các cụ nhà ta lại đặt cho hành tinh gần mặt trời nhất, nóng nhất, nhỏ nhất, khó nhìn bằng kính viễn vọng nhất này là thuộc tính “Thủy” chữ tàu viết là ( 水星 ) , chắc các cụ già rồi nên lẩm cẩm (ai biết vì sao thì giải thích giùm cái, mấy thứ ngũ hành này mình không rõ lắm), mình vẫn khoái cách đặt tên của Tây hơn : Mercury, vị thần của thương mại (tên Hi lạp là : Hermes) (cho ai chưa đọc truyện thần thoại Hi Lạp : ông thần có cách ở dép này khá trẻ có nhiều tiền sử tiền án về ăn trộm ăn cắp, đã từng lấy trộm trượng sấm của bố, ăn cắp đàn cừu của Apolo..v..v.. sau này cải tà quy chính mới đi buôn bán làm ăn )

    Do sao Thủy di chuyển rất nhanh quanh mặt trời nên đc gọi là Mercury, vị thần tượng trưng cho thương mại vận chuyển (người ta bảo hồi xưa ở Hi Lạp có ông tên là Mercury nổi tiếng truyền tin thần tốc bằng ... chạy bộ)

    Theo như các nàh khoa học nghiên cứu, thì 70% thành phần của sao kim là kim loại, 30% còn lại là Silicat (ko quá lạ ở 1 nơi có nhiệt độ quá cao này.... )
    Do khoảng cách nhỏ với mặt trời nên các cụ hồi xưa (chính xác là tk V trước công nguyên ) hay nhầm lẫn hành tinh này làm 2, mọc buổi sáng thì là Apolo – vị thần với cỗ xe ngựa kéo mặt trời, và buổi chiều tà – Hermes

    1- Cấu trúc :

    Là 1 trong nhóm trái đất (Sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, Trái Đất), sao thủy được biết đến là hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời (chỉ to hơn hành tinh lùn – Diêm Vương), với bán kính xích đạo chỉ vỏn vẹn 2,439.7 km nó còn bé hơn cả 2 vệ tinh tự nhiên trong hệ mặt trời là Titan và Ganymede (mặc dù thằng này nặng hơn về khối lượng !!!! )

    </font>
    (so sánh các hành tinh nhóm trái đất)

    Theo các cuộc thăm dò địa chất từ tàu Marine 10 và các tàu gần đây, chúng ta có thể nhận định rằng, lõi của hành tinh là 1 khối kinh loại đặc, bao phủ là 1 lớp lõi nóng chảy có thể là silicat dày 500-700km, còn lại là lớp vỏ chỉ dày khoảng 100-300km là cũng, do lõi nhỏ mà lại chiếm tỷ trọng lớn (42% về khối lượng, trái đất chỉ là 17%) nên gần như lực hút của hành tinh rất kém nhất là khi lại quá gần mặt trời, điều này giải thích cho hàng loạt hiện tượng địa chất (các dãy núi hẹp và dài chải rộng trên bề mặt hành tinh) và khí hậu (nói sau)


    1. Crust: 100-300 km thick
    2. Mantle: 600 km thick
    3. Core: 1,800 km radius


    Lõi của hành tinh là 1 cục sắt đặc, cục sắt này được xác nhận là to nhất trong hệ mặt trời, một giả thuyết được đưa ra để giải thích đó là : ngày xửa ngày xưa, khi mặt trời còn đang trong quá trình thai nghén, anh Thủy Tinh cũng chỉ bình thường, phình phường như cân đường, à nhầm như các thiên thạch khác thôi. Nhưng chắc các bạn cũng biết, hồi đấy mặt trời chưa hình thành đâm ra giao thông hơi ... lộn xôn, các thiên thể mới cũ đâm nhau ầm ầm là chuyện cơm bữa (điểm hình như thuyết cấu thành mặt trăng...), “thiên thạch” sao thủy cũng vậy, đang tung tăng cò kè gần mặt trời mong được hưởng tý... gió thì bỗng rầm 1 cái, 1 tiểu hành tinh tông vào nó, làm cho nó văng hết cả hàng họ (lớp vỏ silicat và đất đá bên ngoài) chỉ còn nguyên cái lõi trân trụi bên trong, thế là khối sắt ấy như cù nam châm được rửa sạch đất, nó bắt đầu thu nhặt lại bề mặt và trở nên tròn chịa như ngày nay ... (ko như các hành tinh dá lơn khac,s lõi khá to nên cấu thành nên lớp vỏ cũng tốt hơn...)
    Còn giả thuyết hành tinh này được sinh ra từ tinh vân của mặt trời hơi khó hiểu 1 tý, nên tác giả đành viết đến đây thôi @@!

    2- Bề mặt địa chất:


    nguyên văn wiki: "The so-called “Weird Terrain” was formed by the Caloris Basin impact at its antipodal point."


    Bề mặt địa chất của sao thủy tương đối giống mặt trăng, do việc tìm hiểu của chúng ta chỉ quanh quẩn chứ chwua dám “động vào” nên kiếm thức về hành tinh này khá là ít, đến khi chúng ta phóng tàu “MESSENGER” thì đã có thêm nhiều phát hiện mới, như 1 miệng núi lửa có các bức xạ khác thường được gọi là “spider” sau đó được thống nhất với cái tên “Apollodorus”
    Bề mặt của sao Thủy đã gánh chịu cuộc dội bom quyết liệt của sao chổi và thiên thạch (cho chết xinh đẹp cho lắm vào !!!) cũng do sao thủy hầu như không có khí quyển nên các viên thiên thạch cứ vô tự lự mà lao vào và nổ bùm như bom hạt nhân thôi, các cuộc thăm dò gần đây cũng cho thấy, bề mặt hành tinh này không được “khít” nó rời rạc hơn nhiều so với Chị Hằng hay Sao Hỏa.

    3- Khí quyển và bề mặt:

    Nhiệt độ trung bình của sao Thủy là khoảng 400 độ K (442.5 độ K) nhưng biên độ dao động nhiệt lại rất lơn từ 100- 700 độ K, tuy nhiên các miệng hố ở các cực lại hậu như không tiếp cận với ánh sáng mặt trời lúc nào, khi ban ngày lên đến hơn 700 đọ K thì các hố này chỉ dao động dưới 112 độ K, sự xuất hiện của băng đá ở đây hoàn toàn có thể xảy ra khi mà các vùng cực có nhiều khu vực phản xạ sóng radar rất mạnh.
    Về khí quyên, do kích thước quá nhỏ nên hành tinh này hầu như không có khí quyển, với lớp khí rất mỏng gồm hydro, heli, oxy, natri, canxi, kali, chúng rất mỏng và mật độ không ổn định, bị mất đi và bổ xung qua nhiều nguồn kahcs nhua (nhu từ các sao chổi, thiên thạch, bức xạ mặt trời ..v..v..)



    bản chụp sóng radar ở vùng cực bắc Thủy tinh


    4-Quỹ đạo:




    Quỹ đạo của sao thủy là 1 hình elips rất hẹp, với bán kính trục chính là 70 triệu km, trong khi trục phụ chỉ có 46 triệu km. Vì nó ở gần mặt trời nên nó bay quanh mặt trời với vận tốc rất khủng khiếp ... , nó chỉ mất có vỏn vẹn 88 ngày để hoàn thành 1 vòng đua, chạy nhanh thế nên đâm ra cũng chóng mặt , vậy nên sao thủy tự quay quanh mình khá là chậm, mất 58.6 ngày (có ngĩa 1 nghìa = 2/3 một năm !!!) mới hoàn thành 1 vòng, vậy nên thời gian phơi năng và không phơi nắng rất lâu, nhiệt độ bề mặt dao động lớn cũng không có gì là lạ.


    5- Phát hiện và nguyên cứu:


    ghi chép của ông nào đó tìm được trên wiki, trích nguyên văn :"Ibn al-Shatir's model for the appearances of Mercury, showing the multiplication of epicycles using the Tusi-couple, thus eliminating the Ptolemaic eccentrics and equant."


    Sao thủy đã được quan sát từ rất xưa, khi các nhà thiên văn cổ đại thấy nó quá là lỗ liễu, chỉ xuất hiện khi trời tờ mờ sáng hay xế chiều, bởi vậy hình ảnh sao thủy hay gắn liền với các vị thần liên lạc hay thương mại (Nabu như của Babilon, apollo- hermes như hi lạp, Odin như của ngoại giáo Bắc Âu- thần thoại bắc âu, hay Maya lấy biểu chưng là con cú, Trung Quốc và các nước châu Á lại cho rằng nó là 1 cục nước mới đau !!!!...). Nói chung thời cổ đại, nhiều giáo sĩ đã cho rằng sao thủy là 1 vết đen kì lạ trên trời, rất vui là các ngài ấy nhìn thẳng được lên mặt trời mà nguyên cứu...

    Thời khì ngẩng cổ nhìn vào mặt trời đã qua đi, giờ đây chúng ta có Mariner 10 và MESSENGER (MErcury Surface, Space ENvironment, GEochemistry, and Ranging) và sắp tới đây là BepiColombo, chúng ta đã phóng bằng đấy tàu thăm dò để tìm hiểu sao Thủy, và tương lai gần chúng ta sẽ hiểu biết hơn về “cục nước” này. Và biết đâu đấy, người khám phá ra các hiện tượng mới, làm thay đổi cả nhân loại không khéo là các bạn thì sao !!!

    tàu Mariner 10

    Giờ sau khi chịu khó đọc xong bài viết của tôi, các bạn có thể ngẩng cố lên ngắm sao hôm hay sao mai rồi, chúc vui, và đừng nhìn vào mặt trời nhé !!!

    <font face="Comic Sans MS">McMillant- HAS



    p/s: tất cả hình ảnh được lấy từ Wikipedia eng, thông tin bài viết được tác giả thu nhặt qua sách báo và mạng

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    McMillant, em tìm hiểu thêm tại sao sao Thuỷ lại được gọi là Mercury nhé. Nói chung là tất cả các hành tinh được đặt tên theo các vị thần Hy-La đều có lý do thích hợp cả đấy, anh muốn em tự tìm hiểu nên ko post luôn ở đây.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi faragona
    McMillant, em tìm hiểu thêm tại sao sao Thuỷ lại được gọi là Mercury nhé. Nói chung là tất cả các hành tinh được đặt tên theo các vị thần Hy-La đều có lý do thích hợp cả đấy, anh muốn em tự tìm hiểu nên ko post luôn ở đây.
    cái này ai chả biết anh, em quên chưa viết à @@
    Do sao Thủy di chuyển rất nhanh quanh mặt trời nên đc gọi là Mercury, vị thần tượng trưng cho thương mại vận chuyển (người ta bảo hồi xưa ở Hi Lạp có ông tên là Mercury nổi tiếng truyền tin thần tốc bằng ... chạy bộ)

  5. #5
    Trích dẫn Gửi bởi McMillant
    cái này ai chả biết anh, em quên chưa viết à @@
    Do sao Thủy di chuyển rất nhanh quanh mặt trời nên đc gọi là Mercury, vị thần tượng trưng cho thương mại vận chuyển (người ta bảo hồi xưa ở Hi Lạp có ông tên là Mercury nổi tiếng truyền tin thần tốc bằng ... chạy bộ)
    Chứng tỏ em chưa đọc thần thoại Hy Lạp [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] Mercury (hay Hermes trong Hy Lạp) là vị thần truyền tin, có sứ mệnh thông báo các tin tức từ đỉnh Olympus tới tất cả các vị thần khác, và nhiệm vụ quan trọng nhất của ông là dẫn đường cho linh hồn người chết đến được với Hades. Để thực hiện nhiệm vụ của mình, Mercury được Jupiter ban cho đôi dép có cánh, giúp vị thần này thoải mái bay lượn trong trông trung cũng như đạt tới tốc độ nhanh nhất của vũ trụ. Người Hy Lạp và La Mã đã so sánh tốc độ di chuyển của sao Thuỷ với tốc độ của Hermes - Mercury và từ đó cái tên Mercury được gắn liền với hành tinh gần Mặt Trời nhất này.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi McMillant
    Nếu tên sao thủy đặt theo tên hi lạp (héc méc thì phải) thì e sẽ giải thích theo Hi Lạp, em khoái đế chế La Mã hơn [IMG]images/smilies/15.gif[/IMG]
    Hermes hay Mercury thì cũng chỉ là 1, là vị thần của tốc độ, trộm cắp, xảo quyệt, truyền tin, dẫn đường,... còn cái thương mại ấy là chức năng phái sinh em ạ, bởi vì các thương gia cổ tôn thờ Hermes để mong ổng dẫn đường và phù hộ cho các chuyến thương phẩm đi nhanh về chóng thôi.
    Còn chuyện bọn trộm cắp thờ cúng Hermes là vì như vầy: Hermes lúc mới sinh ra được mấy tuổi đã tỏ rõ tài lanh của mình. Một lần khi đang ngồi chơi bên vệ đường, thần gặp một người nông dân dắt cả một bầy cừu đi qua, thần bèn bày mưu lừa nông dân nọ, ăn trộm cả bầy cừu. Sau này lớn lên, Hermes lại giở nhiều trò tác quái hơn, ăn trộm đủ thứ của cả người thường lẫn các vị thần, mà cao trào là vụ giấu nhem tia sét của thần Zeus, làm cho cả Olympus nhốn nháo một phen. Vì thế, Hermes được mệnh danh là vị thần của giới trộm cắp.
    Bạn nào ko thích Hy Lạp, thì chỗ nào Hermes thay bằng Mercury, chỗ nào Zeus thay bằng Jupiter là xong. Nhưng dẫu sao thì thần thoại La Mã (chính xác hơn là văn hoá La Mã) 90% là copy từ Hy Lạp, nên Fara khoái xài tên gốc Hy Lạp hơn [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  7. #7
    Truyền tin thần tốc bằng chạy bộ là cái thằng lính chạy marathon, chạy xong về nằm lăn đùng ra cơ mà.
    Sao Thủy mà cũng lăn đùng ra thì...[IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi faragona
    Chứng tỏ em chưa đọc thần thoại Hy Lạp [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] Mercury (hay Hermes trong Hy Lạp) là vị thần truyền tin, có sứ mệnh thông báo các tin tức từ đỉnh Olympus tới tất cả các vị thần khác, và nhiệm vụ quan trọng nhất của ông là dẫn đường cho linh hồn người chết đến được với Hades. Để thực hiện nhiệm vụ của mình, Mercury được Jupiter ban cho đôi dép có cánh, giúp vị thần này thoải mái bay lượn trong trông trung cũng như đạt tới tốc độ nhanh nhất của vũ trụ. Người Hy Lạp và La Mã đã so sánh tốc độ di chuyển của sao Thuỷ với tốc độ của Hermes - Mercury và từ đó cái tên Mercury được gắn liền với hành tinh gần Mặt Trời nhất này.
    Ở thần thoại La Mã , lão này còn đi buôn nữa. Mà thần thoại Hi Lạp cũng nói thần mercury cong được giới thương gia và trôm cắp thờ cúng mà anh.
    Thực tế thì bên La Mã còn có truyện về 1 người thật ko phải thần chuyên đi đưa tin ....

    Trích dẫn Gửi bởi pvloc90
    Truyền tin thần tốc bằng chạy bộ là cái thằng lính chạy marathon, chạy xong về nằm lăn đùng ra cơ mà.
    Sao Thủy mà cũng lăn đùng ra thì...[IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]
    Ông này chạy cũng nhanh lắm, link đây anh:

    http://en.wikipedia.org/wiki/Mercury_%28mythology%29

    Nếu tên sao thủy đặt theo tên hi lạp (héc méc thì phải) thì e sẽ giải thích theo Hi Lạp, em khoái đế chế La Mã hơn [IMG]images/smilies/15.gif[/IMG]

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi McMillant
    em viết cơ mà, em khoái La Mã đấy lêu lêu làm j đc em :-p
    Ý anh là giải thích theo Hy hay La thì cũng đều là 1 lý do, đấy là do tốc độ của Mer(cedes) nhanh nhất trong hệ, nên người ta so sánh với thần Mercury - vị thần có tốc độ di chuyển nhanh nhất của đỉnh Olympus, chứ ko phải là vì tài thương mại hay trộm cắp gì đó của ổng [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG]

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi faragona
    Ý anh là giải thích theo Hy hay La thì cũng đều là 1 lý do, đấy là do tốc độ của Mer(cedes) nhanh nhất trong hệ, nên người ta so sánh với thần Mercury - vị thần có tốc độ di chuyển nhanh nhất của đỉnh Olympus, chứ ko phải là vì tài thương mại hay trộm cắp gì đó của ổng [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG]
    ac chắc em ko để tâm vào từ ngữ lắm, đã edit chưa nhi [IMG]images/smilies/7.gif[/IMG] zzZZ


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Quan sát bầu trời : CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG QUAN SÁT
    Bởi thai93tb1 trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 23-12-2011, 11:49 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •