Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 10 của 10
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    • Chào các Bạn già và các Bạn trẻ yêu thiên văn của hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] (HAS – Human & Space), trước nay các bạn thường ngóc cổ lên trời, chiêm ngưỡng những vì sao lung linh huyền ảo trên bầu trời, rồi tủm tỉm cười, có khi là 1 nụ cười... man dại ... [IMG]images/smilies/35.gif[/IMG] (e ko nói anh Khánh đâu nhá, đừng chém em !!! ) các cụ có câu “Nằm chung chăn mới biết chăn có rận ....” nên mình biết rõ điều đó...
    • Và rồi đến khi chúng ta có các thiết bị tân tiến hơn: điển hình là các kính thiên văn mang đậm chất DIY (do it yourseft – hay còn gọi là “made in tự tao...”) chúng ta đã vô cùng ... thất vọng,... à nhầm : thích thú, vì chúng ta đã quan sát được rõ hơn các vì sao lung linh kia. Đến lúc này, chắc hẳn ai cũng có được cái cảm giác phê phê tê tê của Glileo khi ông hướng kính thiên văn, hướng 1 tầm nhìn làm thay đổi toàn nhân loại lên thẳng ... “phòng the của Chị Hằng”, hành động lỗ mãng và hơi xu hướng “đàn ông” [IMG]images/smilies/19.gif[/IMG] đấy đã làm sáng tỏ một vài tin khá là động trời đối với các fanboy của Chị Hằng xinh đẹp kiều diễm (Lí Bạch lúc đấy mà còn sống chắc ông không bao giờ thèm nhảy sông tự tử, ặc lại nhầm: nhảy sông bắt trăng nữa ...), đó là: Mặt trăng, và cũng như vài ba thứ lung linh khác trên bầu trời không hẳn “rạng ngời mà không chói lóa” như chúng ta tưởng. Nó... ờ... chính xác là vài “nó” nhìn không khác gì ... ờ .... 1 cục gạch ...
    • Vậy đấy, vậy sau cái thời kì tóm được ảnh nóng của các hot boy hot girl trên trời, chúng ta bắt đầu tìm hiểu về chúng, cho dù đến bay giờ kiến thức khá là hoang sơ nhưng cũng đáng để chúng ta tìm hiểu.
    • Vậy nên, McMillant – HAS sẽ viết sẽ chém, sẽ cố moi vài chữ để tìm hiểu về các hành tinh gần chúng ta nhất: 9 hành tinh của hệ mặt trời (mình vẫn thấy tội tôi cho anh em nàh Pluto nên mình vẫn tống anh em chúng nó vào, bạn nào ko bằng lòng thì cố mà thông cảm [IMG]images/smilies/10.gif[/IMG])

  2. #2
    Guest
    Sao Kim (Venus)</font></font>






    Chà chà nhắc đến Venus lòng lại xao xuyến xuyến xao :”>. Trước đây, khi còn bé, khi biết sao kim được đặt Tây đặt tên theo vị thần sắc đẹp & ái tình mình hơi bị tò mò, không hiểu sao nó được đặt cái tên nghe yêu thế không biết “Venus” nhẹ nhàng, lôi cuốn, và đầy quyến rũ, cơ mà tại hồi đó nhìn nàng trên trời cũng đẹp ơi là đẹp cơ [IMG]images/smilies/19.gif[/IMG] nên mình khoái sao này lắm, một ánh sao sáng trên nền trời hoàng hôn xanh thăm thẳm. Do là hành tinh thứ 2 tính từ mặt trời, và quỹ đạo quay mất 224.7 ngày trái đất, nàng là thiên thể sáng nhất trên bầu trời đêm (cấp sao biểu kiến là khoảng -4.6)(không tính Hằng Nga yêu dấu nhá!!!)
    Với số đo 3 vòng, khối lượng gần giống trái đất, chúng ta, có quyền tự hào khi nhận Venus là hành tinh chị em với mình, nhưng nói vậy thôi 2 thằng này khác hoàn toàn nhau về tính cách: một ôn hòa nhiều con- một người mẹ mẫu mực, một nóng nảy đỏng đảnh luôn kè kè bênh anh Apollo đẹp zai – đúng chất hot girl thời nay [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]


    1- Tên gọi:


    Thú thực là mình cóc hiểu sao mấy cụ Tàu lại đặt tên là “sao Kim” theo ngũ hành, chắc các cụ có thâm ý gì đó mà đàu óc bé tý chỉ biết chém gió như mnihf không hiểu được, nhưng mình cảm thấy các cụ Tây thiết thực hơn khi đặt tên theo các vị thần: Venus, tượng trưng cho vẻ đẹp và tình yêu, chắc cũng do ánh sáng rạng ngời vào lúc hoàng hôn và rạng sáng mà nó đem lại, thời điểm mọi người đi về gia đình quây quần hạnh phúc.


    Bức Nascita di Venere của danh họa Sandro Botticelli
    về thần Venus

    Dân gian Việt Nam và nhiều nước khác cũng còn có tên thông thường đó là Sao Hôm (khi mặt trời lặn) và Sao Mai (khi mặt trời mọc)


    2- Cấu trúc:


    nhóm trái đất
    Thuộc nhóm hành tinh trái đất (4 chú, sao thủy, sao kim, trái đất, sao hỏa) với thành phần chính là đất đá kim loại, sao kim được biết đến với những hình thái cấu trúc khá giống với trái đất, đường kính chỉ nhỏ hơn trái đất 650km. Tuy nhiên, về mặt tính chất lại không giống trái đất tý nào, với 96.5% khí quyển là Cacbon dioxide, phần lớn còn lại là nitrogen

    Thực tế chúng ta không có nhiều thông tin về cấu tạo của sao Kim, nhưng với kích thước gần giống trái đất, chúng ta nhận định rằng cấu tạo bên trong của chúng cũng gần giống với trái đất: một lõi, lớp phủ, và lớp vỏ. Nhưng với kích thước nhỏ hơn nên các nàh khoa học cho rằng áp lực nén lên lõi hành tinh này cũng nhỏ hơn trái đất, điều khác biệt chủ yếu của hành tinh này so với trái đất là thiếu kiến tạo địa tầng trên lớp vỏ.


    3- Địa hình:


    bản đồ địa hình của sao Kim cho thấy hành tinh khá bằng phẳng và có 2 mảng cao nguyên lớn
    Đây là điều khá thú vị trên sao Kim,địa hình của hành tinh này khá bằng phẳng, khoảng 80% là đồng bằng được hình thành từ dung nham núi lửa, do áp lực khí quyển đè lên hành tinh này khá lớn nên ngay cả khi các thiên thạc to nhỏ rơi vào hành tinh cũng không tạo ra nhiêu biến dạng vì đất đá bị không khí ném chặt xuống khiến chúng không thể rơi vãi lung tung, rất vệ sinh có đúng không !!!
    Trên bề mặt Kim tinh có 2 cao nguyên khổng lồ chính là: Ishtar Terra – bắc bán cầu, và Aphrodite Terra- phía nam bán cầu


    4- Khí quyển:


    Khí quyển dày đặc cacbon dioxide và nitrogen làm cho bầu không khí hành tinh nay vô vô cùng ngột ngạt đến nỗi cả công ty numberone sản xuất hết tốc lực trà không độ cũng không thể giảm được cơn khát nếu bạn đang ở trên bề mặt hành tinh này.
    Nhiệt độ hành tin này cực kì cao, cao hơn hẳn so với sao Thủy (hành tinh gần mặt trời nhất...) lí do vì sao thì các bạn thử tìm hiểu và post ở dưới nhé [IMG]images/smilies/3.gif[/IMG]
    Một hậu quả khác khi chưa nhiều khí nặng vây là các đám mây dày đặc bao phủ khắp hành tinh, các hạt axit nhỏ li ti lơ lửng bao phủ hoàn toàn hành tinh khiến hco việc tiếp cận và thám hiểm sao kim rất ư là khó khăn. Tuy nhiên cũng do các đam mây này mà ánh sáng phản xạ từ sao kim đã mạnh lại càng mạnh hơn khiến nó trở thanh ngôi sao sáng nhất trên bầu trời (không tính hằng nga nhé !!!!)


    đám mây dày đặc của sao kim

    Như đã nói ở trên, nhiệt độ hành tinh này cao hàng đầu trong số 9 hành tinh: 740 độ K , nó còn có thể cao hơn như thế nhưng cũng may có lớp mây dày đặc đã làm cho ánh sáng mặt trời bớt gay gắt đi nhiều, sự chênh lêch nhiệt độ của hành tinh này rất ít vì khí quyển dày đặc.


    5- Quỹ đạo:


    Sao Kim có quỹ đạo hình elip giống các hành tinh khác trong thái dương hệ, nhưng độ lệch tâm khá ít gần như bằng không, và quỹ đạo cũng gần tròn, 1 ngày của sao kim dài ngang ngửa với một năm của nó
    Và 1 đăc điểm đặc biệt, nó quay ngược so với các hành tinh khác, thay vò từ đông sang tây, nó lại quay từ tây sao đông, trong hệ mặt trời chỉ có 2 hành tinh và 1 hành tinh lùn dám làm điều đó : Sao Kim, Sao Thiên Vương ( ông già này còn chơi chôi hơn bằng cách lăn ngang qua quỹ đạo !!!!), và Sao Diêm Vương


    6- Quá trình nghiên cứu, khám phá:


    Sao Kim quá ư nổi tiếng thời thượng cổ, trung cổ, với biểu tượng thần thánh ở nhiều nước dành cho phái nữ (bởi vậy biểu tường hành tinh này là kí hiệu trong sinh học về giống cái), như thần Venus trong Lã Mã hay Shukra trong Ấn Độ ...v...v... Sao Kim cũng được nghiên cứu ghi chép nhiều trong các tài kiệu thiên văn của các nền văn minh cổ đại.
    Còn khi đến hiện đại, cô nàng có vẻ bị thất sủng khi hầu hết các khảo cứu đều là trên quỹ đạo, trước đây Nga cso xông xáo đòi đáp xuống sao Kim nhưng do quá “mềm và yếu” nên cứ xuống là bị đè bẹp ngay, mãi về sau, Nga mới bỏ cuộc và cùng Mỹ bay quanh quẩn hành tinh này.


    7- Quan sát:


    <font size="2">Kim tinh cũng gần như mặt trăng vậy


    Hành tinh rất dễ quan sát do khoảng cách vừa phải với mặt trời ánh sáng tương đối ... phê, nhưng chỉ có thê quan sát khi mặt trời sắp lặn hay sắp mọc, và gióng như sao Thủy, hành tinh này có thể quan sát được các “kì” của nó y như mặt trăng.


    vẻ đẹp thơ mộng của sao Kim cũng đâu kém gì Mặt Trăng nhỉ

    Thế đáy vậy là xong hành tinh thứ 2, chia tay với cô nàng đỏng đảnh, nhí nhảnh và vô cùng HOT, lần tới là sẽ trở về Nhà, trở về ngừoi mẹ thân yêu của chúng ta, Earch.
    Thnk các bạn đã chịu khó đọc hết [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG]
    <font face="Comic Sans MS">McMillant- HAS [IMG]images/smilies/3.gif[/IMG]


  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    tình hình la em tìm thêm mấy cái ảnh mặt trăng che lấp sao kim ấy , đẹp tuyệt vời.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Sao Kim - điểm đến của tàu vũ trụ Venus Express là một hành tinh có rất nhiều điều bí ẩn mà con người cần phải nghiên cứu để hiểu được về các hiện tượng cũng như sự nóng lên của khí hậu Trái đất.

    Hình thành từ rất nhiều các ngôi sao kim tinh trước đây, sao Kim là hành tinh sáng nhất trong hệ mặt trời sau mặt trăng và mặt trời. So với Trái đất, nó là ngôi sao xuất hiện đầu tiên vào ban đêm và biến mất cuối cùng vào lúc bình minh.

    Được các nhà thiên văn học coi như chị em sinh đôi của Trái đất, Sao Kim có rất nhiều điểm tương đồng với hành tinh của chúng ta: cả hai đều được tạo nên từ đá, có kích cỡ và hình dạng gần giống nhau. Sao Kim là hành tinh gần trái đất nhất và có khoảng cách gần với mặt trời hơn so với Trái Đất… Tuy nhiên, giữa Trái đất và sao Kim cũng có rất nhiều điểm khác nhau đặc biệt là sự hình thành của chúng.

    Theo ông Francis Rocard, người phụ trách chương trình thám hiểm hệ mặt trời tại Trung tâm Vũ trụ quốc gia của Pháp (Cnes), sao Kim là địa ngục và đó cũng là một bí ẩn đối với các nhà thiên văn học. Trước hết, vòng quay của sao Kim đi ngược so với vòng quay của Trái Đất. Mặt khác, trái đất quay rất chậm: 1 ngày trên sao Kim tương đương với 243 ngày ở Trái đất. Sao Kim quay một vòng quanh Mặt trời mất 225 ngày (so với Trái đất là 365 ngày. Với nhiệt độ lên tới 460 độ C, Sao Kim là nơi tập trung rất nhiều acide và là “kẻ thù” của các máy dò.

    Việc nghiên cứu địa hình và đo bề mặt sao Kim đã được thực hiện bởi nhiều tàu vũ trụ của Nga và Mỹ. Các dữ liệu cho thấy hành tinh này được hình thành cách đây hơn 4 tỷ năn nhưng bề mặt lại tương đối trẻ, chỉ có 500 triệu năm. Do vậy, các nhà thiên văn học đặt ra câu hỏi phải chăng các ngọn núi lửa trên hành tinh này vẫn đang hoạt động?

    Việc nghiên cứu bầu khí quyển mà tàu Venus Express sẽ thực hiện có thể được coi là điều kỳ diệu nhất.

    Trên sao Kim, tại độ cao 60 km, gió thổi với tốc độ 400 km/h. Bầu khí quyển dày đặc tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm cho hành tinh này trở nên cực nóng. Ở độ cao khoảng 80 km, có một yếu tố nào đó hấp thụ toàn bộ tia cực tím từ Mặt Trời và điều này vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học.

    Sao Kim được bao phủ bởi 1 lớp mây có thành phần cấu tạo rất kỳ lạ gồm: CO2, axit sulphuric… Các chuyên gia luôn đặt ra một câu hỏi rằng: Tại sao trên một hành tinh nằm rất gần Mặt Trời, nhiệt độ ở áp suất cao lại có thể thấp đến như vậy: 30 độ C vào ban ngày và - 160 độ C vào ban đêm?

    Tàu Venus Express có thể sẽ đem lại câu trả lời cho những thắc mắc đó và cho phép tìm hiểu các yếu tố khác nữa.

    Theo một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm CNRS, cuộc hành trình lần này có thể đem lại lời giải thích về sự sự hình thành hoàn toàn khác biệt của hai hành tinh được coi là chị em sinh đôi. Việc nghiên cứu lớp mây giúp người ta hiểu rõ hơn cơ chế hoạt động của hiện tượng hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là các lớp mây.
    Nguồn:Việt Báo (Theo_24h)
    Được chưa nhỉ???

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    bạn có quyền sửa bài viết trong 24h tới, ko "ass"min del đấy [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Ơ ! Nhưng post hình kiểu gì ?Mình là thành viên mới mà!

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi tanh
    Ơ ! Nhưng post hình kiểu gì ?Mình là thành viên mới mà!
    cậu post link ảnh vào thẻ [IMG] link ảnh cho cào đây [/IMG]
    bài về sao thủy mnihf đã viết, cậu vui lòng del post kia đi, thread này chỉ viết về sao kim thôi, chi tiết xem tại [IMG]images/smilies/9.gif[/IMG] : http://thienvanhanoi.org/forum/showt...-troi-Sao-Thuy
    à khi post bài nhớ viết nguồn nếu copy, và viết tên mnihf nếu tự viết nhé [IMG]images/smilies/3.gif[/IMG]

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Bạn có thể làm các sao từ ngoài vào trong ( Hải Vường , Thiên Vương ) để tránh trùng lặp vì anh McMillant làm từ trong ra ngoài ( sao thủy , sao kim , ... )

  9. #9
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thôi được thế thì em nhường anh làm hết vậy!Có vấn đề gì thì em sẽ nhận xét sau!!!![IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG][IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    anh xí hết rồi, đưng xúi bnaj ý làm tranh phần anh chứ :-w


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Quan sát bầu trời : CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG QUAN SÁT
    Bởi thai93tb1 trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 23-12-2011, 11:49 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •