Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 8 của 8
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    yeal!!!!!!!!!!!!!! del đi anh, em xí phần nay cơ mà [IMG]images/smilies/111.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi McMillant
    yeal!!!!!!!!!!!!!! del đi anh, em xí phần nay cơ mà [IMG]images/smilies/111.gif[/IMG]
    Ây da anh MCMilant à, em post giúp anh mà, có gì anh bổ sung cho em chứ, sao lại bực mình thế?

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Sao Mộc



    Sao Mộc hay Mộc Tinh là hành tinh lớn nhất của Thái Dương Hệ và là hành tinh thứ năm nếu tính từ Mặt Trời trở ra. Sao Mộc vốn là một hành tinh khí khổng lồ, được cấu tạo chủ yếu bởi hiđrô và hêli, bao quanh một lõi rắn chứa các nguyên tố nặng hơn. Sao Mộc là một hành tinh vĩ đại, nặng hơn gấp hai lần của tất cả 7 hành tinh còn lại của Thái Dương Hệ cộng lại. Do vận tốc quay nhanh, nên Sao Mộc có hình cầu dẹt rõ rệt. Khi quan sát từ Trái Đất, Mộc Tinh có thể có độ sáng biểu kiến lên đến -2.8, sáng thứ ba sau Mặt Trăng và Sao Kim trên bầu trời đêm.

    Tên của hành tinh này được đặt dựa vào nguyên tố mộc của Ngũ Hành; chữ Nho viết là (Mộc tinh). Văn hóa Tây phương dùng tên thần Jupiter, vị thần quan trọng nhất trong thần thoại La Mã, để đặt tên cho hành tinh vĩ đại này.

    Sao Mộc cũng là nơi mà nền móng của giả thuyết cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ bị lung lay khi nhà thiên văn học Galileo Galilei khám phá ra 4 thiên thể quay chung quanh hành tinh này vào năm 1610 – thay vì chung quanh Trái Đất như một số thuyết ra đời vào cùng thời.

    1.Cấu tạo khí quyển


    Cấu trúc lõi sao Mộc
    Sao Mộc có thể được xem như hoàn toàn tạo bởi khinh khí cầu chứa đầy Hidro (H2), bên trong những khối khí dày đặc đó có một lõi bằng đá tương đối nhỏ so với kích thước của nó. Lớp khí này có sự đặc biệt bởi có nhiều tính chất vật lý giống như một kim loại, và trên nữa là lớp khinh khí ở thể lỏng biến dần dần sang một lớp ở thể khí. anh giới giữa ba thể không cách nào được xác định rõ ràng vì sự biến dạng từ thể này sang thể khác không xẩy ra một cách đột ngột, chưa có tính toán cụ thể.

    a. Khí quyển
    Khí quyển của sao Mộc bao gồm khoảng 86% khinh khí Hidro (H2) và 14% hêli (He), cũng như một phần rất nhỏ của các chất khác. Càng xuống sâu, tỉ lệ các chất khác càng tăng lên và bầu khí quyển càng trở nên dầy đặc hơn cho đến khi biến sang thể lỏng. Ranh giới giữa bầu khí quyển và "bề mặt" của Sao Mộc, do đó, cũng không rõ ràng.

    Vào năm 1690, Giovanni Domenico Cassini khám phá ra các vùng khí quyển của Sao Mộc quay với vận tốc khác nhau: không khí gần cực quay chậm hơn không khí gần quỹ đạo vào khoảng 5 phút. Hơn thế nữa, mây ở các vĩ tuyến khác nhau bay với hai chiều ngược nhau và thường tạo ra những cơn bão lốc với vận tốc cao đến 600 km/h. Một cơn lốc kinh khủng nhất, với đường kính to hơn đường kính Trái Đất, được gọi là Đốm Đỏ Lớn.

    b.Từ quyển

    Trong số các hành tinh và thiên thể bay quanh Mặt Trời, từ trường sao Mộc có cường độ (4,2 gauss tại đường xích đạo, 10-14 gauss hay 1.0-1.4 miliTesla tại các cực trong khi Trái Đất là 0,3 và 0,6) và nhờ thể tích lớn nhất, Tầm ảnh hưởng của nó trải rộng đến 7 triệu km về phía Mặt Trời.

    2.Chuyển động

    <font size="2">a.Quỹ đạo quay quanh mặt trời

    Sao Mộc chuyển động theo quỹ đạo hình elip với khoảng cách trung bình tới Mặt Trời là 778.000.000 km (5.2 AU), chu kỳ 11,86 năm, có mặt phẳng quỹ đạo nghiêng 1,31 ° so với Trái Đất. Độ lệch tâm quỹ đạo 0,048 tạo nên chênh lệch cận điểm và viễn điểm là 75.000.000km. Các trục của quỹ đạo nghiêng với nhau góc 3,13 °, góc này khá nhỏ khiến khí hậu trên bề mặt hành tinh này ít có thay đổi theo mùa.

    b.Vận tốc tự quay của hành tinh

    Vì Sao Mộc được tạo ra bởi các chất khí ở thể lỏng nên mỗi vùng có một vận tốc quay khác nhau. Một điểm nằm gần xích đạo, giữa vĩ tuyến 10° bắc và vĩ tuyến 10° nam, làm một vòng chung quanh Sao Mộc trong 9 giờ 50 phút 30 giây. Vùng này được gọi là System I của Sao Mộc. Phần còn lại, gọi là System II, quay chậm hơn vùng gần xích đạo hơn 5 phút, hay 9 giờ 55 phút 41 giây.

    3.Vết đỏ lớn


    Đốm đỏ lớn được chụp bởi voyager 1


    Chuyển động của vết đỏ

    Một trong những dấu đặc biệt rõ ràng nhất của Sao Mộc là Vết Đỏ Lớn ở gần phía nam của xích đạo. Vết này là một cơn lốc xoáy nghịch khổng lồ – đường kính gấp ba lần đường kính của Trái Đất – đang thổi dữ dội từ hơn 300 năm nay, nằm ở 22° phía nam xích đạo. So với 100 năm trước đây thì đốm này chỉ còn độ nửa về kích thước. Người ta không biết chắc rằng có phải hiện tượng này xảy ra do sự dao động trong khí quyển của sao Mộc, cũng như đốm này có đang từ từ biến đi theo thời gian hay không?

    <font color="Red">4.Vệ Tinh




    Đến năm 2004, đã có 63 vệ tinh của Sao Mộc được khám phá và được chia ra làm 7 nhóm. Trong những vệ tinh này, Io, Europa, Ganymede và Callisto được khám phá bởi Galileo Galilei từ đầu thế kỷ 17 và được lập thành một nhóm. Bốn vệ tinh này, cũng như Metis, Adrastea và Amalthea của nhóm Amalthea, tự quay một vòng chung quanh chính mình trong một thời gian bằng một vòng chung quanh Sao Mộc nên luôn luôn có một mặt hướng về Sao Mộc và một mặt quay đi – trường hợp giống như Mặt Trăng đối với Địa Cầu. Đại đa số những vệ tinh nhỏ còn lại tuy quay chung quanh Sao Mộc nhưng đi ngược với chiều quay của hành tinh này. Tất cả các vệ tinh từ Euporie trở ra đều được đặt theo tên các con gái của thần Zeus.

    5.Vành đai

    Chung quanh Sao Mộc có một số vành đai tạo bởi bụi và đá. Sự hiện diện của những vành đai này mới được xác nhận vào 1979. So sánh với các vành đai của Sao Thổ, những vành đai này nhỏ và mờ hơn rất nhiều.

    Hiện nay (2004) các nhà thiên văn học xác nhận là Sao Mộc có 3 vành đai được tạo ra bởi bụi và đá từ 4 vệ tinh thuộc nhóm Amalthea, kể từ tâm của Sao Mộc ra:

    Vành đai thứ nhất (vành Halo) nằm từ 100 ngàn đến 122,8 ngàn km, là vành đai trong cùng và dày đặc nhất:
    Vành đai Halo:




    Vành thứ hai (vành đai chính) từ 122,8 ngàn đến 129,2 ngàn km.



    Vành đai thứ ba: Vành đai Gossamer.


    6.Quá trình thám hiểm

    Vào tháng 12 năm 1973, Pioneer 10 trở thành phi thuyền đầu tiên bay ngang Sao Mộc. Đúng một năm sau đó Pioneer 11 cũng đến nơi. Cả hai phi thuyền đều được dùng để nghiên cứu về từ trường của Sao Mộc. Trong năm 1979 có hai phi thuyền bay ngang hành tinh, Voyager 1 vào tháng 3 và Voyager 2 vào tháng 7. Cả hai được dùng để nghiên cứu các vệ tinh của nhóm Galilean nhưng, đồng thời, đã khám phá ra các vòng đai của hành tinh. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Sao Mộc là Galileo, đến nơi vào tháng 7 năm 1995. Galileo thả một máy thám hiểm nhỏ (probe) xuống Sao Mộc để nghiên cứu về bầu khí quyển của hành tinh này và làm nhiều cuộc bay ngang các vệ tinh. Galileo đã bị chấm dứt vào tháng 9 năm 2003. Để tránh trường hợp Galileo có thể rơi vào một vệ tinh và làm ô nhiễm vệ tinh này, NASA đã điều khiển cho Galileo đâm thẳng vào Sao Mộc và hoàn toàn cháy tan tại đây.

    Trong năm 2000, trong khi trên đường đi đến Sao Thổ, Tàu vũ trụ Cassini-Huygens đã ghé ngang Sao Mộc và gửi về nhiều hình ảnh của hành tinh này với độ phân giải rất cao và nhiều chi tiết.

    Theo dự định, Tàu vũ trụ New Horizons sẽ bay ngang Sao Mộc vào khoảng 2007 trong khi trên đường đến Sao Diêm Vương.

    Wikipedia.</font></font>

  5. #5
    Bạn nào viết thì cứ viết, sao cứ phải tranh nhau tỏ ra nguy hiểm.[IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]
    Như đã nói ở trên, 24h.

  6. #6
    Anh Tùng đã mất 1 ngôi sao [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] . Nhưng hình như kid copy hả không giống tự hành văn cho lắm

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    thằng khỉ :-w để xem bài chú chi tiết hay bài anh chi tiết :-w

  8. #8
    còn 24h để spam [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG] mình tận dụng phát...


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Quan sát bầu trời : CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG QUAN SÁT
    Bởi thai93tb1 trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 23-12-2011, 11:49 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •