Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    • Chào các Bạn già và các Bạn trẻ yêu thiên văn của hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] (HAS – Human & Space), trước nay các bạn thường ngóc cổ lên trời, chiêm ngưỡng những vì sao lung linh huyền ảo trên bầu trời, rồi tủm tỉm cười, có khi là 1 nụ cười... man dại ... [IMG]images/smilies/35.gif[/IMG] (e ko nói anh Khánh đâu nhá, đừng chém em !!! ) các cụ có câu “Nằm chung chăn mới biết chăn có rận ....” nên mình biết rõ điều đó...
    • Và rồi đến khi chúng ta có các thiết bị tân tiến hơn: điển hình là các kính thiên văn mang đậm chất DIY (do it yourseft – hay còn gọi là “made in tự tao...”) chúng ta đã vô cùng ... thất vọng,... à nhầm : thích thú, vì chúng ta đã quan sát được rõ hơn các vì sao lung linh kia. Đến lúc này, chắc hẳn ai cũng có được cái cảm giác phê phê tê tê của Glileo khi ông hướng kính thiên văn, hướng 1 tầm nhìn làm thay đổi toàn nhân loại lên thẳng ... “phòng the của Chị Hằng”, hành động lỗ mãng và hơi xu hướng “đàn ông” [IMG]images/smilies/19.gif[/IMG] đấy đã làm sáng tỏ một vài tin khá là động trời đối với các fanboy của Chị Hằng xinh đẹp kiều diễm (Lí Bạch lúc đấy mà còn sống chắc ông không bao giờ thèm nhảy sông tự tử, ặc lại nhầm: nhảy sông bắt trăng nữa ...), đó là: Mặt trăng, và cũng như vài ba thứ lung linh khác trên bầu trời không hẳn “rạng ngời mà không chói lóa” như chúng ta tưởng. Nó... ờ... chính xác là vài “nó” nhìn không khác gì ... ờ .... 1 cục gạch ...
    • Vậy đấy, vậy sau cái thời kì tóm được ảnh nóng của các hot boy hot girl trên trời, chúng ta bắt đầu tìm hiểu về chúng, cho dù đến bay giờ kiến thức khá là hoang sơ nhưng cũng đáng để chúng ta tìm hiểu.
    • Vậy nên, McMillant – HAS sẽ viết sẽ chém, sẽ cố moi vài chữ để tìm hiểu về các hành tinh gần chúng ta nhất: 9 hành tinh của hệ mặt trời (mình vẫn thấy tội tôi cho anh em nàh Pluto nên mình vẫn tống anh em chúng nó vào, bạn nào ko bằng lòng thì cố mà thông cảm [IMG]images/smilies/10.gif[/IMG])

  2. #2
    Trái đất</font></font>


    Ngọc xanh- được chụp bởi tàu Apollo 17

    Ây dà chả càn giới thiệu gì nhiều, nhà của mình thì ai mà chẳng rõ… ở đây mình sẽ không quá đi sâu vào bất kì mảng nào trong trái đất, mình sẽ chỉ khái quát nó như một “hành tinh”
    Nằm thứ 3 tính từ hệ mặt trời, với bán kính xích đạo khoảng 6378km, khí quyển tương đối dày, Trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có sự sống (tính tới thời điểm này)



    1- Khái quát:

    Trái Đất thuộc nhóm hành tinh trái đât (hay đất đá) là hành tinh lớn nhất nhóm này (bán kính xích đạo khoảng 6378km), nó cũng là hành tinh có từ trường lớn nhất, khí quyển dày nhất (theo minh được biết nó chỉ thua vệ tinh của sao mộc- Titan) trong nhóm các hành tinh trái đất.


    <font color="RoyalBlue">


    Trái đất có dạng cầu, hơi dẹp về xích đạo, nguyên nhân chủ yếu do quán tính khi nó tự quay tạo nên.
    Trái đất có 1 vệ tinh tự nhiên duy nhất là mặt trăng, với bán kính bằng khoảng ¼ bán kính trái đất, nó được coi là vệ tinh lớn nhất trong hệ mặt trời nếu tính tỉ lệ bán kính với khoảng cách của nó trên trái đất, nhiều giả thuyết cho rằng Mặt trăng có mối quan hệ chặt chẽ với sự sống, thời tiết, độ dài ngày đêm của Trái đất, minh khá là ủng hộ quan điêm này, ấy vậy mà nghe đâu trước có vài thằng điên đệ đơn lên Nasa yêu cầu mở dự án phá hủy mặt trăng???

    2- Cấu trúc:

    Trái Đất là hành tinh chúng ta có nhiều cơ sở địa lí, cấu tạo nhất, các lớp vỏ của trí đất được phân ra rõ rang và tương đối chính xác. Mình xin trích ra từ tài liệu của Wikipedia vì mục này mình không được rõ và wiki cũng nói khá bao quát, chi tiết:

    Phần bên trong của Trái Đất, giống như các hành tinh đất đá khác, chia thành nhiều lớp dựa trên các đặc tính hóa, lý.
     Lớp ngoài của vỏ Trái Đất là một lớp silicat rắn bao gồm bảy mảng kiến tạo riêng biệt nằm trên một lớp chất rắn dẻo. Vỏ Trái Đất phân cách với lớp phủ bởi điểm gián đoạn Mohorovičić, và độ dày thay đổi trung bình 6 km đối với vỏ đại dương và 30-50 km đối với vỏ lục địa. Lớp vỏ và và phần trên cùng của lớp phủ cứng, lạnh được gọi là thạch quyển, và các mảng lục địa được tạo trên thạch quyển.
     Dưới thạch quyển là quyển mềm (quyển atheno) do nó được cấu tạo bởi lớp đá “mềm”.
     Dưới quyển mềm là lớp phủ có bề dày khoảng 2.900 km và là nơi có độ nhớt cao nhất. Những sự thay đổi quan trọng trong cấu trúc tinh thể bên trong lớp phủ xuất hiện tại độ sâu 410 và 660 km dưới mặt đất, trải qua một đới chuyển tiếp ngăn cách lớp phủ trên và dưới.
     Ở dưới lớp phủ, lõi ngoài có dạng chất lỏng mềm nằm trên lõi trong rắn Lõi trong có thể quay với vận tốc góc hơi cao hơn so với phần còn lại của hành tinh khoảng 0,1- 0,5° mỗi năm




    Các thành phần chính tao nên khối lượng của trái đất bao gồm sắt (khoảng 32%), oxy (30%), silic, magie, lưu huyanh, niken, canxi,…v…v… tất cả đống hổ lốn này đã tạo nên lõi là lớp đất đá bao phủ ngoài trái đất.
    Trái đất là hành tinh duy nhất trong nhóm còn tồn tại các mảng kiến tạo (mình ko rõ mình có nói đúng tư chuyên ngành không, các mảng lục địa ý) nói chung, Trái Đất là hành tinh khá xốp và được chia thanh nhiều mảng, và các mảng này vẫn tiếp tuc di chuyển, đâm nhau (không giống 3 hành tinh trong nhóm này, chúng có cấu tạo rất đặc khít).

    3- Địa Hình:



    Điạ hình trái đất


    Đất liền: đất liền của trái đất có đa dạng các loại địa hình, cho chỉ chia ra cao nguyên đồng bằng, nó còn chia ra xa mạc, đồi núi nữa, địa hình của trái đất không ổn định liên tục bị thay đổi do hiện tượng xói mòn của nước, sự di chuyển của các mảng kiến tạo ...


    các mảng kiến tạo chính

    Các mảng kiến tạo: Trái Đất là hành tinh duy nhất trong nhóm hành tinh trái đất có các mảng kiến tạo, lớp thạch quyển- lớp cứng ngoài cùng của Trái đất bị vỡ thành các mảng riêng biệt được gọi là các mảng kiến tạo, theo thời gian, các mảng này có thể di chuyển va chạm trôi dạt ... có 3 loại thay đổi chính: va vào nhau, tách xa nhau ra và trượt trên nhau. Chính các hoạt động này là nguyên nhân hcinhs làm cho địa hình trái đất ko ổn định và liên tục bị thay đổi theo thời gian.


    Đại dương: Trái đất có lượng nước rất lớn, nó bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt, nó che lấp đi rất nhiều các dãy nui khổng lồ, các hố vực sâu thăm thảm xuống lòng đại dương, phần lớn (hơn 97% ) là nước mặn do sự tích tụ Nacl qua các núi lửa phun trào dưới lòng đại dương, còn lại là nước ngọt có trong các lục địa, chính nước là nguyên nhân chính dẫn đến sự sống trên trái đất và hình thành các mảng lục địa và hình thái thời tiết khác lạ trên hnahf tinh này

    4- Khí quyển:


    Khí quyển Trái đất dày vừa đủ để nó không chặn quá nhiều ánh sáng từ mặt trời đến hay gây ra hiệu ứng nhà kính 1 cách quá mức.



    Bầu khí quyển của Trái đất có 78%là nitơ 21% là oxi còn lại là hơi nước và các khí khác, độ cao của tầng đối lưu thay đổi từ 8km cho đến 17km từ vùng cực đến xích đạo, nó còn bị ảnh hưởng bởi từng mùa.
    Khí quyển Trái đất được chúng ta phân chia theo từng phần,tầng đối lưu, tầng bình lưu, trung lưu, và tầng nhiệt, các tầng có mật độ phân tử khí mỏng dần tỉ lệ thuận với độ cao của chúng, ngoài cùng trên các tầng này và vùng ngoài và từ quyên, nơi từ trường trái đất, lá chắn của hcungs ta chống lại các anh hưởng từ xấu của mặt trời.


    Từ trường: đây là khác biệt, là thế mạnh bâc nhất của trái đất để nó có thể duy trì được sự sống, với lõi săt đủ lơn, Trái đất đã tạo ra được từ trường đủ mạnh (và lưc juts đủ lớn để giữ lại được khí quyển) để tạo ra lớp bảo vệ quan trọng chống lại các ion bức xạ phát ra từ mặt trời


    t

    Qua đây chúng ta có thể thấy 1 trong những nguyên nhân quan trọng nhất để tạo ra sự sống ở Trái đất đó là nó đủ to để làm ra nhiều thứ :”>


    5- Quỹ đạo:


    Ai cũng biết rồi,quỹ đạo trái đấ hình elip, mùa đông nó gần mặt trời nhất, mua hè xa mặt trời nhất, mất trung bình 365 ngày để đi hết 1 vòng, tự quay trung bình 24 giờ, nhưng con số này đang ngày càng lâu hơn vì mặt trăng có ảnh hưởng rất lớn đối với tốc độ quay của trái đất, do càng ngay nó càng đi xa khỏi trái đất nên trái đất ngày càng chuyển động chậm dần

    6- Độ nghiêng của trục và sự ảnh hưởng đến các mùa:



    Độ nghiêng của trục trái đất so với mặt phẳng quỹ đạo xấp xỉ 23 độ 5, do góc nghiêng của trái đất với mặt trời khác nhau ở các vị trí khác nhau trên quỹ đạo nên phần ánh sáng mặt trời chiếu vào đề mặt trái đất là khác nhau, khi ánh sáng chiếu vào trái đất theo phương nghiêng hơn, thì ánh sáng được trải rộng ra và không được tập trung, bởi vậy nhiệt độ lạnh hơn. Các mùa ở nam và bắc bán cầu thay đổi so le nhau, khi bắc bán cầu là mùa đông thì nam bán cầu là mùa hè bởi độ nghiêng của trái đất làm phân cách 2 bán cầu
    Khoảng cách của trái đất với mặt trời hầu như không ảnh hưởng tới các mùa trong năm.


    7- Sự sống, con người, và tác động của con người:



    con người đã gần như thống trị hành tinh xinh đẹp này
    <font color="RoyalBlue">Trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời và là hành tinh duy nhất con người tìm ra sự sống, hệ thống sinh vật đa dang, khí hậu rất phù hợp cho sự sống phát triển. Con người là sinh vật phát triển nhất hành tinh, với dân số khoảng hơn 6 tỉ người (năm 2008) và có thể sẽ lên hơn 7 tỷ vào năm 2020, với trí óc phát triển và khả năng tiến hóa thích ứng, làm được các công việc phức tạp qua các công cụ, con người yếu tố thay đổi hàng đầu với trái đất, là sinh vật duy nhất đem lại sự phát triển mạnh mẽ với các loài khác, nhưng ngoài ra lại có khả năng diệt chủng hàng loạt ngay cả với đồng loại của mình, tiêu biểu là cuộc chiến tranh thế giới lần 2 đã kéo hơn 50 triệu mạng sống xuống địa ngục (và hơn 200 triệu do di chứng sau đó), tiêu tốn hơn 1/3 nguồn năng lượng thế giới, và kéo theo sự leo thang bạo lực ra khắp hành tinh, cho đến bây giờ hơn 50 năm sau, dư âm của cuộc chiến, các hành động chia rẽ nhân loại của các nước phát triển vẫn còn tồn tại. Mặt khác, do sự thiếu hiểu biết, thiếu tôn trọng tự nhiên của thế hệ con người những năm 70- 90, mà con người đang đứng trước nhiều mối đe dọa về môi trường sống, hoàng triệu km vuông rừng bị phá hủy, hàng tỷ tấn dầu bị hòa chung với máu mỗi năm qua, càng về sau sự diệt vong càng hiện rõ ràng ràng trên trái đất, nếu con người- Chúng ta không bỏ đi được lòng tham không đáy, không bỏ đi được sự ngu dốt lười biếng, suốt ngày chỉ dí đầu vào bọn Suju của hàn quốc, thì 100% chúng ta sẽ toi đời chỉ trong vài trăm năm tới...


    Vì vậy hãy thay đổi cách nghĩ, thôi đọc mấy bài báo vớ vẩn của bọn nhà báo đói bào không hiểu biết đi, không có cái gọi là 2012 hay chua trời trừng phạt đâu, đều do chúng ta hết, và nếu từng người chúng ta không thay đổi, thì cả thế giới này sẽ không thoát khỏi địa ngục do chính chúng ta xây nên đâu, các bạn chính là 1 trong các chìa khóa cốt lõi của việc tái thiết trái đất: hãy bắt đầu từ thói quen không xả rác bừa bãi, hãn chế đia xe có động cơ tiêu tốn nhiên liệu hóa thahj khi không cần thiết, biết tiết kiệm thức ăn và biết tái thiết thức ăn, và đăc biệt không nghe mấy thể loại nhác vớ vẩn vô nghĩa =)) ... Việc còn lại là phụ thuộc vào các nước đế quốc thôi... hãy chờ xem bọn họ mê dầu mỏ đến mức nào và chờ xem dầu mỏ hết thì chúng ta đánh nhau bằng cái gì ...

  3. #3
    Guest
    à tổng quan thế này thôi ak

  4. #4
    Guest
    Đây là từng phần bạn ah . Đã có sao kim sao thủy h trái đất ra . TIếp dần từ từ .
    Ah cho em hỏi nếu k có mặt trăng thì 1 năm sẽ dài bao nhiêu [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG][IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Quan sát bầu trời : CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG QUAN SÁT
    Bởi thai93tb1 trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 23-12-2011, 11:49 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •