Sao hỏa



sao hỏa được chụp bởi vệ tinh Viking 1

Hành tinh đỏ, thứ 4 trong hệ mặt trời tính từ trong ra, là hành tinh tốn không ít giấy mực của anh em nhà báo cũng như cô chú văn thơ, là bản trường ca bất hủ về sự sống văn minh ngoài trái đất (tuy giờ đã lỗi thời nhưng vẫn rất đáng nói)

1.Tên gọi:

Từ ngàn xưa đến nay, sao hỏa do có màu đỏ rất đặc chưng (tác giả ko kiểm chứng đc vì tác giả chưa thấy sao hỏa bao giờ :”> ) nên các cụ nhà ta đặt cho nó rất nhiều nickname có liên quan đến màu đỏ, tiêu biểu là tên “Tàu” là : Hỏa (1 trong 5 nguyên tố ngũ hành) hay Mars của La Mã (ông thần chiến tranh khát máu, sợ vợ, và da màu đỏ- theo như phim hoạt hình của waltdisney kể vậy)


thần chiến tranh nhìn gần như thế này !!!
2. Hành trình khám phá: (để cái này lên trước kể cho nó sinh động)

Chả là ngày xửa ngày xưa, lâu lắm rồi, lâu đến mức người ta không nhớ là khi nào nữa, người ta thấy trên trời có 1 ngôi sao màu đỏ, đỏ ơi là đỏ, và rồi để ý nó hình như là quanh xung quanh mặt trời, thế là người ta cho nó vào danh sách các hành tinh, đặt tên sao cho phù hợp, và rồi sau 1 cuộc thăm dò dưu luận, tổng tuyển cử công khai, người ta bèn đặt tên nó là sao Hỏa (tàu) hay Mars (La Mã).
Tuy nhiên từ cái thời xa lắc xa lơ đó, người ta vẫn không tài nào chiêm ngưỡng bộ mặt thật của nó, cho đến ghi Galileo phát minh ra kính thiên văn, hàng loạt các kính đủ chủng loại, khích thước, nhưng cùng 1 độ phóng đại được hướng lên các hành tinh, cho dù chất lượng phóng đại không được tốt, nhưng với khả năng banh mắt ra hết cỡ và đầu óc tưởng tượng cực kì phong phú, các cụ cũng đã nhìn được bức ảnh đầu tiên về cá hành tinh. Thế sao Hỏa đỏ không? Có, nó đỏ lừ. Nếu thế thì đã chả có j hót, cái hót tiếp theo đó là cái j trắng trắng trên đầu nó, và vài vết rạch to đùng như vết sẹo ở giữa eo ??? Cái gì thế nhỉ? Chờ vài trăm năm sau, khi kính chúng ta làm to hơn chút ít, chúng ta đã thấy đo là các vết rãnh, thẳng, có trình tự, rất là “nhân tạo” và thế là… Đùng 1 cái, 1 phong trào “sao hỏa” bùng lên. Khổ vậy đấy, cứ cái liên quan đến hỏa là bắt lửa vô cùng dễ dàng, còn nhớ những năm 1900 là đỉnh cao của phong trào này, người người xem sách về sao hỏa, nhà nhà đi xem film về “Người sao hỏa” các vị lãnh tụ thì rơm ớm nước mắt hạnh phúc khi nghĩ rằng chúng ta sắp được ngoại giao với các chính khách mới, không nhàm chán cắn xì gà, uống vang “Đà Lạt”
suốt ngày…. Thế là có động lực để con người phát triển, rồi cho đến năm 1969, khi mà con người lần đâu tiên đặt chân lên 1 nơi kahcs trái đất – Mặt trăng, anh em ai nấy vô cùng vui sướng và cho rằng cái ngày bắt tay với 1 loài ngoài trái đất (hi vọng họ có tay) sẽ không xa…
Nhưng rồi, niềm vui chẳng đầy gang tay thì tự nhiêm 1972, Mỹ ngừng chương trinh,f (chắc để mua tàu sân bay đánh Nga…). Vậy là chúng ta phải dùng thứ khác đỡ tốn tiền hơn- Tàu thăm dò. Với 1 lực lượng vô cùng đông đảo và hung hãn bao gồm các vệ tinh, các tàu thăm dò, các trạm tiếp đất, các robot tự hành, chúng ta đã đổ hàng tỷ hàng tỷ obama cho sao hỏa, và kết quả thu về cũng vô cùng lớn, chúng ta có thể diểm qua vài thành tích sau đây :
• Ngày 14 tháng 11 năm 1971, Marine 9 là vệ tinh nhân tạo đầu tiên quay quanh 1 thiên thể kahcs trái đất khi nó nhập vào quỹ đọa của sao hỏa
• Vật thể lander đầu tiên được trao cho liên minh Soviet khi đưa 2 em Mars 2 và 3 xuống bề mặt sao hỏa lần lương vào ngày 27/11 và 2/11 cùng năm 1971, nhưng hấp tấp nóng vội và chỉ thích thành tích là bản chất khó sửa của những người cộng sản, tàu của họ chỉ hạ cánh rồi lăn ra chết sau vài giây hấp hối- coi như có công nhưng không có trạng ….
• 1975, Mỹ bắt đầu chứng mình là các chú Soviet còn non và xanh lắm, khi lần lượt phóng 2 vệ tinh Viking 1 và 2, mỗi tàu có 1 lander, và cả 2 đều hạ cánh an toàn, 1 xài được 6 năm, 2 được 3 năm (bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 6 tháng đầu sử dụng !!!)
• Đến 1988, Nga vẫn không chịu đầu hàng khi phóng 2 em Phobos, nhưng rốt cục 2 em vẫn chết thê thảm như người tiền nhiệm, có lẽ Mỹ vẫn là thiên đường của nghiên cứ khong gian ….
• 1992, Mỹ đã bắt đầu xây dưng bản đồ hành tinh cho sao hỏa, đây là bước tiến quan trọng giúp cho các quá trình thả lander và robot tự hành dễ dàng hơn (khong nhầm thì 2001 đã hoàn tất)
• Ngày 25/5/2008 1 trạm nghiên cứ tự động Phoenix đc gửi xuống sao hỏa, đây cso thể gọi là con lai giữa robot tự hành và lander
• Tháng 1 năm 2004, 2 robot tự hành tên Spirit và Opportunity lần lượt đáp thành công xuống sao hỏa và bắt đầu chuyế hành trình vĩ đại của mình trên sao hảo, mới gàn đây, 1 trong 2 e đã tử nạm do vấp vải đá làm bị kẹt và ko thể phủi hết bụi che tấm mặt trời.
Nói cho cùng, chúng ta đã đi được 1 quãng dài hơi trong cuộc chạy maratong thần sầu, để rồi có rất nhiều lời giải : Sao hỏa có nước, nhưng ở dạng băng, sao Hỏa đã từng có sự sống nhưng giờ không còn, sao hỏa không đẹp, mặt trời trên đấy có màu tím !!!
Vậy chúng ta biết gì về sao hỏa??? xin mời xem phần tiếp

3. Cấu trúc:

Là hành tinh thứ 4 trong hệ mặt trời, trong nhóm các hành tinh trái đất (hay đất đá), to hơn sao thủy nhưng bé hơn sao kim và chỉ bằng 1 nửa trái đất. Có 2 củ khoai tây quay quanh là Phobos và Deimos (đặt theo tên 2 con trai của Mars thì phải ???)


khoai tây Phobos


và khoai tây Deimos

Có lần 2 trong 2 rover của chúng ta đã ghi lại được hiện tượng nhật thực khi Phobos đi qua Mặt trời và sao Hỏa, thực sự là … thú vị (không còn từ nào để diễn tả hiện tượng trên…)


(so sánh các hành tinh nhóm trái đất)


Thành phần chủ yếu của sao hỏa là đá bazan (đặc sản của Tây Nguyên Việt Nam [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] ), trong cát silicat là các tinh thể sắt 3 oxit, điều này tạo nên màu đỏ đặc chưng cho sao hỏa.
Cấu trúc cảu sao hảo khá “đặc khít”, cách đây vài tỷ năm cso thể cso các hoạt động địa chất, nhưng giờ thì không, hành tinh này giờ đã ngủ yên, chỉ còn gió bão cấp 15 trở lên
Với lõ là 1 cục sắt và khaongr 17% là Lưu huỳnh, lõi của sao hỏa tương đối giống với trái đất, nhưng nhỏ hơn, 1 phần do nó ở xa mặt trời hơn nên không được nhận nhiều đất đá đẩ xây nhà như trái đất.


4. Địa hình bề mặt:


Bề mặt sao hỏa được phân đôi rõ ràng bới 1 cái vực khổng lồ (Vực Marineris)
Thành phần trong đất trên sao hỏa cũng tương tự như 1 khu vườn trồng cây, có natri, magie, flo, photpho ..v…v… nhưng chỉ có điều khong cso nước dạng lỏng là ph khơi cao .. trên 8,
Địa hình còn cho thấy nhiều vết tích của các lòng chào và máng, điều này chứng tỏ trước đây sao hỏa đã từng có nước.
Các dãy núi cũng cao chót vót, do trái đất có biển nên chúng ta không thấy được địa hình lởm chởm của nó, còn sao Hoa, địa dình khá tròn, nhưng các dãy núi và cao nguyên lại cso chiều cao khá lớn.
Tên các địa hình được đặt rất phong phú, mnihf cũng không hiểu đoạn này lắm, nên các bạn chịu khó quan sát bản đồ phía dưới :”>

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/6e/Globo_de_Marte_-_Elysium_Planitia.gif

5.Khí quyển:


khí quyển sao hỏa hcir thế này thôi...

Khí quyển cảu sao hỏa rất mỏng, đây cũng chính là lí do vì sao sao hỏa lại không thể có sự sông, một lí dải (do chính mình nghĩ ra) đó là do sao kích thước sao Hỏa bé đến mức nó không đủ lực hút để duy trì khí quyển đủ dày, vậy nên gió mặt trời đã thôi bay mất chúng cách đây rất lâu rồi …. (lực hút trên sao hỏa chỉ bằng 38% so với trái đất, có nghĩa nếu bạn chỉ nặng 60kg, lên đó vieejcn hảy cao 2m là chuyện bình thường [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] )
Thành phần chính (và là hcur yếu ) là Cacbon dioxit, không khí nhiều bụi.
Nhiệt độ thay đổi giữa ngày và đêm thay đổi rõ rệt (từ trên 40 độ vào ban ngày cho đến dưới 0 độ vào ban đêm)

6. Quỹ đạo:




Chu kì quay quanh mặt trời của sao hỏa xấp xỉ gấp đôi trái đất (687 ngày), 1 ngày dài hơn trái đất 30 phút (thật tuyệt khi có 1 hành tinh giông giống mình nhỉ [IMG]images/smilies/3.gif[/IMG] )
1 Điều hay ho nữa là sao Hỏa có quỹ đạo quay y như trái đất, mỗi cái độ lệch tâm không lớn bằng nên mùa của nó không khác gì trái đất cả, cứ như là nó được tạo ra để chúng ta đến sống ý nhỉ !!!

7.Sự sống:


con này không phải từ sao hỏa....



con này cũng không nốt

Thoe các nguyên cứ mới đây, chúng ta đã có thể khẳng định rằng sao hỏa đã từng có sự sống, cũng đã có thể khiến cho các nàh báo ddwox ba hoa về sự sống trên sao hảo, chỉ có điều, sự sống trên sao hỏa hoàn toàn rất sơ khai và có thể đã chấm dứt do ảnh hưởng quá nặng nề của mặt trời. Nhưng nó không phải là không thể có sự sống, rất có thể chính phủ vài nước (nước nào thì chắc bạn đã biết) đang có tham vọng địa khai hóa sao hỏa, đưa 1 thảm thực vật nhân tạo lên đấy để làm sân sau à nhâm “sân gofl” cho mình, bằng chứng là họ sắp gửi khoảng 8 người vào chỗ chết, à nhầm lên sao hỏa để làm chuột bạch. Nói chung câu truyện truyền kì về sao hỏa chắc chắn sẽ còn “ to be countinue…” biết đâu đó rồi có ngày Mỹ lại bị 1 phát bong bóng bất động sản trên sao hỏa thì sao !!! Cứ chờ xem thến ào, mong nó sẽ xảy ra trước ngày mình xuống mồ, chứ ngồi trên nóc tủ nghe con cháu kể truyện lên đấy tắm nắng ức lắm [IMG]images/smilies/46.gif[/IMG]….
p/s: mọi hình ảnh đều lấy từ wiki ra cho nó tiện nhé [IMG]images/smilies/3.gif[/IMG]

Bonus thêm vài bức ảnh đẹp về sao hỏa nhé [IMG]images/smilies/3.gif[/IMG]


bức panorama chụp lòng chảo Victoria cho rover Opportunity chụp


Lander viknig chụp năm 1978, máy ảnh rất ngon và đắt tiền ....


<font size="2">Phòng the của bé spirit đây ....



<font color="blue">Nhìn từ Phoenix...



Bức ảnh oái oăm tốn ko ít giấy mực ....
</font></font>