Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Sao Mộc- Jupiter



    Thứ 5 trong hệ mặt trời tính từ trong ra, thứ nhất về kích thước, thứ 4 về vẻ đẹp (theo cá nhân mình) và dễ quan sát nhất trên bầu trời, gã khổng lồ có màu vàng da cam pha chút vằn vằn và có 1 cái lỗ to đùng nhìn rất giống cục gỗ tròn tròn này là hành tinh vĩ đại nhất và đáng nói nhất nhì trong hệ mặt trời, người anh cả bảo kê cho các em bé hơn, và cũng có thể coi đây là bào thai không hoàn chỉnh của một ngôi sao.
    Sao Mộc có bán kính khoảng 71000 km (trái đất là 6300km ) tự quay mất 9h 55mins cách mặt trời khoảng 779 triệu km (trái đất là 150 triệu km)

    1.Tên gọi:


    Sao Mộc, theo tên quốc tế là Jupiter, tương đương vớp Zues- sếp trưởng của các vị thần trong thần thoại Hi Lạp cũng như La Mã (vốn nổi tiến với sức mạnh phi phàm, mê gái, không trung thủy, xấu bụng, ke bo cùng với khả năng sinh sản rất chi là.. vô tận), lí do có cái tên này chắc cũng dễ hiểu vì đây là hành tinh to con nhất trong tất thảy 8 hành tinh của hệ mặt trời. Còn theo nghĩa Tàu thì thực tế mình không biết được vì sao các cụ lại đặt cho nó theo thuộc tính Thổ trong ngũ hành.


    Zeus nhìn gần như này


    À nhầm như này đúng hơn


    2.Quan sát:

    Có độ sáng biểu kiến chừng -2.9 đến -3.0 tùy từng nơi và kích thước khá khổng lồ , đây là mục tiêu dễ dàng quan sát cho các bạn, với dâu hiệu không thể rõ hơn là “ngôi sao sáng nhất trên bầu trời ” trong chu kì quan sát được, với 1 kính thiên văn với độ phóng đại từ 80 lần trở lên, bạn đã nhận thấy được 4 vệ tinh của nó, hay còn được biết đến là nhóm vệ tinh Galieo (hồi đấy cụ đã thấy được 4 vệ tinh của sao Mộc và từ đó chứng minh các hành tinh tương tác với nhau- Phải nói là cụ có 1 bộ óc vô vô cùng thiên tài !!!) gồm : Europa, Io (lúc đầu mình cứ đọc là “Lo Lo” mới ảo chứ ) ), Ganymede và Callisto kiều diễm, tất cả các hành tinh đều được đặt tên theo tên của các con của Jupiter, được cái thần cũng lắm con nên cũng dễ đặt tên :”>


    Nhìn từ kính thiên văn đủ to sẽ như này này !!!

    3. Vị trí của nó đối với hệ mặt trời:


    Chà cái này mình đặt lên đầu vì nó là kiến thức nên nhớ.
    Sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, nó được hình thành song song với mặt trời nhưng do sinh ở chỗ hơi bẩn nên nó không bao giờ trở thành 1 ngôi sao, nhưng bù lại, nó lại là 1 vị “Thần” (không từ nào miêu tả chính xác hơn từ đó), chính kích thước của nó đã tạo nên 1 đối trọng cho hệ mặt trời, giúp các hành tinh bên ngoài ổn định quỹ đạo và các hành tinh phía trong không bị hút vào quá gần mặt trời (đặc biệt là trái đất). Và 1 vai trò quan trọng hơn: 1 vị thần đương nhiên che trở cho đứa con của mình, với vành đai tiểu hành tinh thứ 2 tính từ mặt trời ra, thành phần của chúng đều là các “ tiểu hành tinh to” các sao chổi cỡ lớn, và 99% tống số chúng muốn lao vào gây hấn các hành tinh bên trong, và 80% trong số chúng bị sao Mộc chặn sạch, bằng sức mạnh to lớn nhất “Lực hút” thần đã che trở cho chúng ta bao phen tai họa :”>, không có thần chắc không chỉ Trái Đất mà cả 4 thằng đất đá đã toi mạng rồi [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] . Nên các bạn hãy nhớ ơn sao Mộc nhé [IMG]images/smilies/3.gif[/IMG]


    <object type="application/x-shockwave-flash" width="640" height="385" data="http://www.youtube.com/v/DgOTcIfU75Y">
    <param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/DgOTcIfU75Y">
    <param name="wmode" value="transparent">
    </object>

    Vụ ầm ỹ nhất của sao Mộc, 23 tháng 7 2009 Vayne 9 đâm thì phải, vết hằn trên sao mộc tồn tại vài tuần lễ mới tan !!!

    4. Các hành tinh khí- sự hình thành:


    Mục này để chúng ta phân biệt 2 nhóm hành tinh chính quanh quanh Mặt Trời và phần lớn các sao khác, đó là nhóm hành tinh đất đá, và nhóm hành tinh khí


    So sánh kích thước của các hành tinh

    Hành tinh đất đá :
    Là các hành tinh có cấu tạo từ đất và đá và bụi ( đương nhiên là thế) trong quá trình hình thành mặt trời, đa phần các hành tinh có hình tròn và đủ lớn để tồn tại như một hành tinh đã trải qua khá nhiều thử thách và vô số cuộc va chạm khủng khiếp, các cuộc va chạm khiến chúng sát nhập, hủy hoại lẫn nhau. Và giờ, trong hệ mặt trời còn 4 hành tinh đất đá đã ổn định quỹ đạo và độ lớn đó là : Sao Thủy, Kim, Trái Đất, Hỏa.

    Hành tinh khí: Khi mặt trời hình thành, các khí nguyên liệu do lực hấp dẫn gộp vào nhau, càng gộp nhiều thì chuyển động càng tăng và khối lượng tăng -> nhiệt độ tăng -> hình thành sao, nhưng quá trình đấy không hề nhanh, và cái lõi nhiệt hạch đấy cũng vậy, 1 vườn ươm sao không chỉ có 1 nơi tập hợp khí, mà có rất nhiều “ổ khí” như thế, nhưng mặt trời, đưa to khỏe nhất đã thắng, nó hút hầu hết khí và năng lượng vườn ươm sao có và hình thành 1 nôi sao, thế còn các “ổ” khác thì sao, các nhóm hành tinh khí chính là câu trả lời, chính không hấp thụ đủ nhiên liệu nên chúng chỉ thành 1 cục khí đậm đặc tròn tròn và bị mặt trời lôi kéo trở thành “đàn em”.


    5. Cấu tạo:


    Cấu tạo của hành tinh khí tương đối khác biệt lớn với các hành tinh đất đá, bạn có thể tưởng tượng nó giống như 1 ngôi sao sinh ra trong môi trường ôi nhiễm nên nó không thể phát ánh hòa quang.
    Tất cả các phát hiện về cấu tạo chủ yếu do nghiên cứu theo giả thuyết vì cấu tạo khí nên rất khó thăm dò
    Lõi của hành tinh gồm đất đá, các bạn có thể tưởng tượng 1 cục đá bị ném với áp suất cao đến như thế thì nó trông như thế nào chứ [IMG]images/smilies/3.gif[/IMG]
    Các lớp ngoài đều là khí đặc và hầu như khó phân biệt được đâu là lớp “khí quyển” nhỉ ?
    Ngay lớp ngoài nhân là 1 hỗn hợp kim loại hidro, sở dĩ nó có tên quái lạ như thế là do khí hidro bị nén với áp suất cực cao tầm 3 mũ 100 atm, và nhiệt độ cực lớn tầm 1.300.000 độ C nên Hidro đã gần trở nên đậm đặc.
    Các lớp ngoài cùng đều là khí đặc chứa phần lớn là Hidro và Heli, mật độ các khí này giảm dần ra ngoài hành tinh.
    Chính cấu tạo khá đặc biệt như thế nên hành tinh này có nhiều dải màu rất đặc chưng, nhìn xa thì đẹp nhưng thưc tế, chúng là các cơn bão, các đám mây khổng lồ đang cuồn cuộn chảy quanh hành tinh không ngơi nghỉ, nơi đây giông tố sấm sét nổi lên không lúc nào ngưng do các cơn giông hầu như được tiếp nhiên liệu liên tục (hơi và khí nóng ẩm).
    1 trong những ví dụ điển hình và cũng là biểu tượng của hành tinh này chính là con mắt bão đỏ lòm 300 năm tuổi của nó, cơn bão khổng lồ và dữ dội nhất hệ mặt trời này có thể chứa được hàng trăm trái đất, và ước tính nó còn thọ lâu lâu mới tan …

    6. Địa hình:

    Chính xác thì quả cầu khí này không có địa hình, đơn giản vì nó không có bề mặt, cái đáng nói nhất chúng ta cần kể đến đó chính là các đường vân chạy song song nhau và vài đốm tròn dẹp nhỏ trên thân nó. Giống như các lằn gỗ, thực chất đây là các luồng khí của sao Mộc, do sao mộc có tốc độ tự quay khá nhanh mà kích thước nó lại lớn, các khí không chuyển động kịp, nếu các bạn xem các video về sao Mộc sẽ thấy nó giống như các dòng nước (các khí ở áp suất quá lớn nên ở dạng lỏng và gần lỏng) chảy quyện vào nhau. Và đương nhiên ở môi trường độ ẩm cao ngất, nóng lạnh thất thường thì bão tố thường xuyên xảy ra, các cơn bão có kích thước khủng khiếp, độ tàn phá khủng khiếp và tuổi thọ khủng khiếp này chi phối toàn bộ thời tiết sao Mộc, nghe gian hồ đồn rằng chúng ta đã chụp được nhiều bức ảnh chụp sấm sét bắn ra cả ngoài khí quyển của hành tinh này !!! Kinh vãi…

    7. Quỹ đạo:

    Do vừa xa vừa to (thực ra to nhưng cũng chả đáng nói vì nó hơi nhẹ…) nê nó mất hơn 11 năm để quay quanh mặt trời, mặt phẳng quỹ đạo nghiêng 1,31 độ so với trái đất .

    8. Vệ tinh và vành đai:



    Nhóm vệ ting Galieo như đã nói ở trên
    Tính đến nay sao Mộc có 63 vệ tinh lớn, các vệ tinh có các đặc điểm vô cùng thú vụ, nó gần giống như 1 hệ mặt trời thu nhỏ, cái thì khô cằn sấu xí, cái thì hoạt động dữ dội đầy thú vị.
    Và hành tinh này có 1 vòng, tên nó là “Halo” 1 cái tên rất hoành tráng, nhưng thực ra cái vòng chả rõ tý nào, banh mắt ra chúng ta cũng khó nhận ra được trước ánh mặt trời yếu ớt hắt vào nó.


    Phù xong Sao Mộc, 1 hành tinh mà mình khá là thích [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG] hẹn các bạn ở hành tinh tiếp theo, Sao Thô, cục đất có vành đai đẹp nhất hệ mặt trời [IMG]images/smilies/103.gif[/IMG]

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Bài viết rất hay và hài hước, nhiều thông tin bổi ích. Tuy nhiên cũng có một ít "sạn": một số chỗ câu cú chưa chuẩn, sai chính tả.
    Khi nào viết bài mới thì rà soát kỹ lại rồi hãy đăng nhé.
    Thanks!

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    huhu em đọc lại mấy lần rồi mà vẫn sai chính tả à anh [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Bài viết về sao Thổ đến đâu rồi em ơi?

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    em không ở nahf anh ạ [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG] đg ở quê, cơ mà cũng khó viết quá vì kiến thức biết hơi ít


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Quan sát bầu trời : CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG QUAN SÁT
    Bởi thai93tb1 trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 23-12-2011, 11:49 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •