Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 123 1231151101 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 1230
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Vì sao Mặt trăng chuyển sang màu đỏ khi xảy ra nguyệt thực toàn phần.

    Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng thiên nhiên xảy ra vào thời điểm trăng tròn. Khi đó Trái Đất sẽ nằm giữa Mặt trăng và Mặt trời che phủ hoàn toàn ánh sáng từ Mặt trời chiếu đến Mặt trăng. Nhưng vì sao khi đó Mặt trăng không chuyển thành màu đen mà là màu đỏ máu trong khi Trái Đất của chúng ta đủ lớn để che phủ một Mặt trời lớn gấp 3 lần Mặt trời hiện tại???



    Các nhà khoa học vật lý đã lý giải hiện tượng này là do ngay cả khi Trái Đất đã chặn tất cả các tia sáng từ Mặt trời chiếu lên Mặt trăng thì các tia sáng này vẫn phản chiếu qua bầu khí quyển của Trái Đất và chiếu lên Mặt trăng tạo nên màu đỏ giống như màu đỏ của bình minh. Hay nói cách khác bầu khí quyển trong trường hợp này giống như một chiếc kính lọc đã lọc toàn bộ ánh sáng xanh và chỉ để ánh sáng đỏ/ cam có thể đi tới Mặt trăng.



    Mặt trăng trong quá trình của nguyệt thực sẽ có màu khác nhau. Nó chuyển dần từ xám sang cam và cuối cùng là màu hổ phách. Theo NASA, màu sắc này bị ảnh hưởng khá lớn bởi “kính lọc” khí quyển của Trái Đất và các nguồn sang bất thường đến từ Trái Đất( như núi lửa phun trào) sẽ làm Mặt trăng đỏ đậm hơn bình thường.

    Nguồn Nasa.gov - HAAC

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Cảm ơn em, thành viên với bài viết đầu tiên của nhóm kiến thức. A xin góp ý thêm một chút là trong câu: "Trái Đất của chúng ta đủ lớn để che phủ một Mặt trời lớn gấp 3 lần Mặt trời hiện tại???" câu này là sao, bóng của Trái Đất à? Và thêm nữa em cần giải thích chi tiết hơn về việc ánh sáng của Mặt trời sau khi đi qua bầu khí quyển của Trái Đất thì ánh sáng này đã bị bầu khí quyển hấp thụ hầu hết những tia có bước sóng ánh sáng ngắn như tím, xanh... và chỉ còn lại những tia có bước sóng ánh sáng dài có khả năng đâm xuyên mạnh như đỏ nên ánh sáng đỏ sẽ bị khúc xạ qua thấu kính hội tụ là bầu khí quyển của Trái Đất tới Mặt Trăng và tạo ra màu đỏ như chúng ta nhìn thấy.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    thanks a nhiu về những góp ý trên. Vì đây là lần đầu e post bài nên còn nhìu sai sót. E sẽ cố gắng nhìu hơn .[IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Bài này không viết rõ là tự viết, dịch, copy hay cắt ghép từ nguồn nào. Đề nghị bổ sung!

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Có một điều không hiểu anh em đọc được ở đâu.
    Tia đỏ sở dĩ đi qua được không phải do nó đâm xuyên mạnh, bước sóng càng ngắn thì càng đâm xuyên mạnh, chứ tia đỏ thì chả có lý do gì mà đâm xuyên mạnh cả.
    Đây là hiện tượng tán xạ sóng điện từ, không phải tán sắc ánh sáng.

  6. #6
    Guest
    [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] Đề check lại xem. Tài liệu đọc bên HAAC :
    Nguồn: http://thienvanhoc.org/forum/showthread.php?t=8854 do anh fairydream.

    Trích dẫn Gửi bởi fairydream
    Vậy tại sao Mặt trăng lại chuyển sang màu ửng đỏ mà không phải là tối đen khi nguyệt thực toàn phần?
    Điều này được giải thích vì ngay cả khi Trái đất chặn các tia từ Mặt trời, thì ánh sáng Mặt trời vẫn rẽ ra xung quanh rìa của Trái đất, và ánh sáng này được phản chiếu lên trên Mặt trăng.
    Ánh sáng từ Mặt Trời có thành phần bao gồm đủ các màu với các bước sóng khác nhau. Khi ánh sáng Mặt trời đi xuyên qua lớp khí quyển Trái Đất các bước sóng ngắn như màu xanh, tím .. sẽ bị khí quyển hấp thụ gần như hoàn toàn, chỉ còn ánh sáng đỏ có bước sóng ánh sáng dài là có khả năng đâm xuyên mạnh nhất đi qua. Đồng thời bầu khí quyển Trái Đất như là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối và ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng khi nó đi qua vùng này. Do đó ta thấy Mặt Trăng có màu đỏ khi diễn ra Nguyệt thực.
    Mặt trăng sẽ thay đổi những sắc thái khác nhau trong suốt các giai đoạn diễn ra của Nguyệt thực, bắt đầu từ màu xám đen tới màu đỏ đồng có thể cả màu hổ phách. Độ rực rỡ của màu đỏ này có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi mật độ bụi, và hơi nước của bầu khi quyển Trái Đất vào thời điểm diễn ra Nguyệt Thực.
    Để hiểu rõ hơn về hiện tượng Nguyệt Thực, mời bạn đọc xem thêm bài viết Các kiến thức về Nguyệt thực
    Nguyễn Tuấn (HAAC)

  7. #7
    Guest
    Hơi có sự nhầm lẫn ở đây.Ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì năng lượng càng lớn,khả năng đâm xuyên càng mạnh,nhưng cự ly truyền ngắn,dễ bị hấp thụ.Ánh sáng có bước sóng dài thì năng lượng yếu hơn,nhưng lại có khả năng truyền rất xa,ít bị hấp thụ.Ánh sáng đỏ truyền qua được bầu khí quyển trái đất là do nó có bước sóng dài,năng lượng yếu nên không bị các chất khí hấp thụ chứ không phải do nó có khả năng đâm xuyên.Khả năng đâm xuyên thường nói với những chất không trong suốt,photon ánh sáng sẽ đi sâu vào và kích thích những nguyên tử ở bên trong khối vật chất,với khoản này thì ánh sáng đỏ bó tay.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Vậy có thể nói khả năng xuyên qua bầu khí quyển trái đất của tia đỏ có bước sóng dài là mạnh hơn các tia có bước sóng ngắn cũng được đâu có sai. Có thể dùng từ " đâm xuyên " chưa chuẩn lắm chẳng?

  9. #9
    Guest
    Anh xin trả lời phần này chút, có thể hiểu nhầm "đâm xuyên" do dùng câu từ của từ "xuyên qua" mà thôi, chứ ko phải là sai ý nghĩa câu trả lời.
    Các bạn phải hiểu bản chất của hiện tượng này là tán xạ, và cụ thể hơn là tán xạ Rayleigh.
    là một loại tán xạ ánh sáng (hay sóng điện từ nói chung) bởi các hạt hay các vùng không đồng nhất trong môi trường có kích thước rất nhỏ hơn so với bước sóng của ánh sáng. (trich wiki), và lý do vì sao tán xạ này lại có trên bầu khí quyển TD chúng ta thì bạn so sánh kích thước của O2 và N2 trong không khí so với bước sóng ánh sáng có thoả hay ko. (tỷ lệ <1/10).


    Theo công thức này, ánh sáng có bước sóng càng ngắn như ánh sáng tím và xanh sẽ có hệ số tán xạ lớn, nên sẽ bị tán xạ gần như hoàn toàn, còn ánh sáng đỏ bước sóng dài hầu như ít bị tán xạ và hấp thụ nên đi qua (có thể dùng từ đi xuyên qua, xuyên ngang qua, đi qua- còn đâm xuyên thì có thể gây hiểu nhầm như trên, do cách dùng từ), giống như hiệu ứng khi hoàng hôn MT ở gần chân trời có màu đỏ hay vì sao bầu trời lại có màu xanh. Còn lại khí quyển TD đóng vai trò như một thấu kính hội tụ tập trung các tia đỏ đi qua về vùng tối tạo bởi bóng TD thì các anh chị có thể hiểu thêm rồi.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Không phải là dùng từ không chuẩn đã là xuyên thì phải đâm nó mới xuyên chứ. Phải đặt từ này trong cả đoạn văn mới thấy hết ý nghĩa của nó.
    -----------
    Tuy nhiên nếu nói rõ hơn trong phiên bản 2 của bài này thì có lẽ sẽ không có thắc mắc ^^
    http://www.thienvanhoc.org/vi/kien-t...huc-la-gi.html


    Ánh sáng từ Mặt Trời có thành phần bao gồm đủ các màu với các bước sóng khác nhau. Khi ánh sáng Mặt trời đi xuyên qua lớp khí quyển Trái Đất, do hiện tượng tán xạ các bước sóng ngắn như màu xanh, tím .. sẽ bị khí quyển hấp thụ gần như hoàn toàn, chỉ còn ánh sáng có màu về phía đỏ, có bước sóng ánh sáng dài là có khả năng xuyên qua bầu khí quyển nhiều nhất.
    Bài này vốn gốc của ku Hoạt, hình như mình có chỉnh lý thêm một số chỗ. Rút kinh nghiệm là nên tránh dùng từ ngữ dễ gây hiểu lầm, hành văn sao cho nó dễ hiểu nhưng vẫn chứa được nhiều thông tin nhất.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 28-09-2015, 09:30 AM
  2. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 29-03-2015, 11:36 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 04-03-2013, 01:16 PM
  4. Nguyệt thực một phần vào kì trăng tròn dâu tây
    Bởi linhnguyen trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 27-05-2012, 12:59 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •