Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    4

  2. #2
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi Solarlight Dark
    Bài này hay mà sếp [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG] Tuy khá sơ sài nhưng đối với người không biết gì về thiên văn đọc sẽ rất hấp dẫn !!!
    dành cho người mới với lại tự tay gõ ko copy đâu cả nên có hơi sơ sài [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  3. #3
    Guest
    Hay mà ! em

  4. #4
    vì em tìm mãi trong 4rum chỉ có 1 thread về Mặt Trăng mà khá sơ sài nên em mạo muội viết topic này giúp mọi người có cái nhìn cụ thể hơn về Mặt Trăng, và dành cho những người mới bước vào tìm hiểu thiên văn.



    + Kích thước, hình dạng, bề mặt
    Mặt trăng có bán kính R= 1738 km xấp xỉ 0.27 bán kính trái đất ( R trái đất = 6371km)
    Khoảng cách trung bình đến trái đất là 384400 km xấp xỉ 0.0025 AU ( 1AU=150 000 000 km)
    Khoảng thời gian thực của ánh sáng đi từ Trái Đất đến Mặt Trăng hết 1,225 giây. Khoảng cách giữa hệ Trái Đất - Mặt Trăng đến Mặt Trời là 8,28 phút ánh sáng.
    Chu kì tự quay chậm hơn trái đất do đó nó không phình ra ở xích đạo nên có dạng hình cầu.
    Khối luơng 7,35 x 10^22 kg ( trái đất là 5,9736×10^24 kg)
    Khối lượng riêng là 3,34 kg/dm^3
    Lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất
    Qua những loại kính thiên văn khúc xạ loại nhỏ và vừa ta có thể nhìn thấy nhiều chi tiết trên bề mặt mặt trăng như miệng núi lửa, biển mặt trăng ...
    Các núi và biển trên mặt trăng đều đã được đặt tên như biển Yên Lặng, biển Mưa, biển Bão, biển Sáng... và các núi : núi Capcado, núi Anphơ, núi Antai....
    Nét nổi bật trên mặt trăng chính là các miệng núi lửa, miệng núi lửa lớn nhất với đường kính 100km. Có miệng núi lửa là do núi lửa hoạt động đã tắt nhưng phần lớn các miệng núi lửa là do thiên thạch dập vào nên có các miệng núi lửa chông lên nhau.



    + Mặt trăng không có khí quyển

    Lí do : điều kiện để một thiên thể có khí quyển là vận tốc trung bình của chất khí Vtb phải nhỏ hơn 0,2xV2 ( vận tốc vũ trụ cấp 2 đối với mặt trăng tính theo công thức V2= căn(2GM/R))
    Nhưng vận tốc trung bình của các phân tử khí trên mặt trăng là 0,74km/s lớn hơn 0,2 x V2 la 0,2 x 2.38km/s.
    Nếu mặt trăng có hơi nước hay chất khí thì chúng cũng bị thoát hết vào khoảng không vũ trụ

    + Con người thám hiểm Mặt Trăng.

    Mặt Trăng là thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới. Năm 1959 là năm mang tính lịch sử đối với công cuộc khám phá Mặt Trăng, mở đầu bằng chuyến bay của vệ tinh nhân tạo Luna 1 của Liên bang Xô viết đến phạm vi của Mặt Trăng, tiếp đó Luna 2 rơi xuống bề mặt của Mặt Trăng và Luna 3 lần đầu tiên cung cấp ảnh mặt sau của Mặt Trăng. Năm 1966, Luna 9 trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh thành công và Luna 10 là tàu vũ trụ không người lái đầu tiên bay quanh Mặt Trăng. Hiện nay, các miệng hố đen ở vùng cực Nam của Mặt Trăng là nơi lạnh nhất trong hệ Mặt Trời.
    Cho đến nay, Chương trình Apollo của Hoa Kỳ đã thực hiện được những cuộc đổ bộ duy nhất của con người xuống Mặt Trăng, tổng cộng gồm sáu lần hạ cánh trong giai đoạn từ 1969 tới 1972. Năm 1969, Neil Armstrong và Buzz Aldrin là những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng trong chuyến bay Apollo 11. Việc thám hiểm Mặt Trăng của loài người đã ngừng lại với sự chấm dứt của chương trình Apollo, dù nhiều quốc gia đã thông báo các kế hoạch đưa người hay tàu vũ trụ robot tới Mặt Trăng.

    Riêng vấn đề về Nguyệt Thực, Nhật thực sẽ có hẳn một topic giới thiệu tới mọi người.

  5. #5
    Guest
    không phản đối nhưng mà đang phân định các chuyên mục cho từng người, tránh viết lung tung gây hỗn loạn em ạ

  6. #6
    Guest
    tùy theo các sếp thôi [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Tổng quan về mặt trăng Enceladus của sao Thổ
    Bởi shopwina trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 12-05-2017, 05:01 AM
  2. 20 Nhà Thiên Văn Học Thay Đổi Quan Điểm Của Chúng Ta Về Vũ Trụ
    Bởi nhungnb trong diễn đàn Thiên văn phổ thông
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 27-05-2015, 04:09 AM
  3. Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 04-04-2014, 12:05 PM
  4. Tại sao một nửa Mặt Trăng chúng ta không nhìn thấy được?
    Bởi tainguyen12 trong diễn đàn Trái Đất - Hệ Mặt Trời
    Trả lời: 108
    Bài viết cuối: 12-02-2012, 11:13 AM
  5. Cùng quan sát trăng rằm đầu năm
    Bởi yenyen1234 trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 18-02-2011, 01:53 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •