Ngay từ khi nhận thức được thế giới con người đã không ngừng tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh mình. Chúng ta luôn tự đặt ra câu hỏi: chúng ta ở đâu trong cái thế giới rộng lớn này ? Và rồi chúng ta cũng đã phát hiện ra rằng, con người cùng các sinh vật khác xung quanh chỉ là những sinh vật nhỏ bé sống trên một tinh cầu mang tên Trái Đất. Nhưng điều đó vẫn chưa thỏa mãn được ước vọng khám phá, chúng ta lại bắt đầu tìm hiểu xem Trái Đất nằm ở đâu trong suốt hàng ngàn năm qua? Bằng những nỗ lực của mình, cuối cùng chúng ta cũng tìm ra câu trả lời: Trái Đất là một hành tinh bé nhỏ, xinh đẹp thuộc hệ hành tinh có tên là Hệ Mặt Trời. Cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, chúng ta nhanh chóng nhận ra rằng Hệ Mặt Trời chỉ là một thành viên của một đại gia đình – một thiên hà chứa tới hàng nghìn tỉ ngôi sao khác có tên là Ngân Hà - một thiên hà trong số hàng triệu triệu thiên hà nằm trong khoảng không gian vô cùng rộng lớn có tên là Vũ trụ.
Vũ trụ quả thật là quá rộng lớn và chứa đầy những bí ẩn chờ đợi chúng ta khám phá. Nhưng trước khi đi tới Ngân Hà hay Vũ trụ rộng lớn kia, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về gia đình nhỏ bé mà ở đó Trái Đất của chúng ta là một thành viên. Gia đình có tên là Hệ Mặt Trời.



Tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời
(Nguồn:NASA)
I/Hệ Mặt Trời là gì?

Hệ Mặt Trời hay còn gọi là Thái Dương Hệ (Solar System) là hệ hành tinh bao gồm một ngôi sao có tên là Mặt Trời ở trung tâm, cùng các thiên thể khác, khí, bụi…. nằm trong phạm vi ảnh hưởng của lực hấp dẫn của Mặt Trời và chuyển động xung quanh Mặt Trời. Hệ có đường kính khoảng km, nặng khoảng kg, có 8 hành tinh lớn, 5 hành tinh lùn nhỏ hơn cùng với hàng triệu thiên thể nhỏ bé, khí, bụi…. khác. Hệ Mặt Trời hệ hành tinh duy nhất trong vũ trụ tính tới thời điểm này có chứa hành tinh tồn tại sự sống .
II/Cấu trúc
Khi đi từ vùng trung tâm ra phía bên ngoài, chúng ta sẽ lần lượt bắt gặp:

I.Vùng Hệ Mặt Trời bên trong (Inner Solar System) :

1. Mặt trời - ngôi sao nằm ở trung tâm của hệ.

2. Nhóm các hành tinh bên trong (các hành tinh nhỏ vòng trong, các hành tinh đá hay các hành tinh kiểu Trái Đất) bao gồm Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa, cùng các vệ tinh của chúng.

3. Vành đai tiểu hành tinh chính (nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc):

+Các tiểu hành tinh có thành phần là đá và kim loại.

+Hành tinh lùn Ceres.

II.Vùng Hệ Mặt Trời bên ngoài (Outer Solar System) :

1. Nhóm cách hành tinh bên ngoài (các hành tinh khí khổng lồ hay các hành tinh kiểu Sao Mộc) bao gồm Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương, cùng các vệ tinh của chúng.

2. Các vật thể ngoài Sao Hải Vương (nằm bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương):
+Vành đai Kuiper, chia ra thành 2 phần :
+Vành đai cộng hưởng: chứa hành tinh lùn Pluto.
+Vành đai chính: chứa 2 hành tinh lùn Makemake và Haumea.

3.Đĩa phân tán có chứa hành tinh lùn Eris.

4.Đám mây Oort:
+ Đám mây Oort phía trong.
+Đám mây Oort phía ngoài.
+Sedna.

5.Vùng biên giới Nhật quyển.

Ngoài ra trong chuyến bay này các bạn sẽ còn gặp các sao chổi, centaur và có thể là các thiên thể mà con người hiện nay chưa phát hiện được.

II/ Vị trí của Hệ Mặt Trời trong vũ trụ.

Vị trí cúa Hệ Mặt Trời trong dải Ngân Hà
(Nguồn:Wikipedia)
Sau khi tìm ra Hệ Mặt Trời, ngoài việc khám phá nó, con người lại tiếp tục tìm vị trí của nó trong Vũ trụ bao la. Bằng những nghiên cứu và quan sát tinh vi trong nhiều năm, người ta phát hiện ra rằng Hệ Mặt Trời nằm bên trong một đám mây liên sao có tên là Đám mây liên sao địa phương, ở vành trong của một nhánh xoắn ốc có bề rộng khoảng 3.500 năm ánh sáng, dài khoảng 10.000 năm ánh sáng tên là Nhánh Orion (Orion Arm) hay Nhánh Địa phương (Local Spur) của một thiên hà xoắn ốc có tên là Ngân Hà. Khoảng cách từ Mặt Trời đến trung tâm Ngân Hà vào khoảng 25.000 - 26.000 năm ánh sáng. Nó quay quanh Ngân Hà với vận tốc khoảng 217 - 251 km/s, theo một quỹ đạo gần tròn có bán kính khoảng km (25.000 năm ánh sáng) và hoàn tất một chu kỳ trong khoảng 225–250 triệu năm (Chu kỳ này được gọi là năm thiên hà). Khi nhìn từ phía Trái Đất, Hệ Mặt Trời đang di chuyển về phía chòm sao Cygnus (Thiên Nga) ở vị trí hiện tại. Mặt phẳng quỹ đạo của Hệ nghiêng một góc khoảng 60° so với mặt phẳng thiên hà.



Khu vực bên ngoài Hệ Mặt Trời
(Nguồn:Wikipedia)
Đám mây liên sao địa phương (Local Interstellar Cloud hay Local Fluff) là đám mây liên sao nằm trong Nhánh Orion của Ngân Hà, nó trôi từ phía Tổ hợp sao Scopius – Centaurius ( Scopius - Centarius Association - một đám mây liên sao lớn) về phía Bong Bóng địa phương (một hốc giống hình chiếc đồng hồ cát nằm trong môi trường liên sao với kích thước gần 300 năm ánh sang với mật độ môi trường rất thấp 0,05 nguyên tử / cm3). Nó có kích thước khoảng 30 năm ánh sáng, nhiêt độ khoảng 6000°C và có mật độ rất thấp ( 0,1 nguyên tử / cm3 )

Đám mây liên sao địa phương và vị trí của Hệ Mặt Trời bên trong nó
(Nguồn : NASA)
Mặt Trời đã đi vào trong đám mây liên sao này khoảng từ 44.000 - 150.000 năm trước, được giữ chặt trong đám mây liên sao này giống như một vài ngôi sao gần đó như hệ sao Alpha Centauri, Altair, Vega, Fomallhaut và Acturus và sẽ vẫn còn di chuyển bên trong đó khoảng từ 10.000 – 20.000 năm nữa. Các tác động từ Đám mây liên sao địa phương tới Hệ Mặt Trời được ngăn chặn bởi vành Nhật quyển

Tổng hợp từ wikipedia