Sao thủy
Bản quyền: Hinode JAXA/NASA/PPARC
Sao thủy nổi tiếng là khó nghiên cứu, do cự li gần với mặt trời nóng sáng. Vì thế, nó bị bao trùm bởi những bí ẩn. Ví dụ, Sao thủy có 1 lõi lớn-có thể vì vỏ ngoài sáng hơn ở bên ngoài đã bị quét sạch trong vụ va chạm từ lâu, nhưng các nhà khoa học không chắc về điều đó. Nó cũng có từ trường và khí quyển, cả 2 đều không biết nguồn gốc. Thực ra, hành tinh nhỏ đã tiết lộ 1 dòng đều đặn của các phân tử không khí, cho thấy khí quyển của nó theo cách nào đó tự khôi phục liên tục. Sự khó hiểu lớn nhất là : Quỹ đạo kéo dài của sao thủy đang trở nên giống hình oval hơn, và nó có thể 1 ngày nào đó, đâm vào Sao kim hay mặt trời. Liệu nó có đổi đường đi (trường trọng lực thay đổi theo) phá vỡ quỹ đạo trái đất và các hành tinh bên trong, gây nên hỗn loạn không?


Sao Kim
Bản quyền: NASA/JPL/USGS
Các nhà khoa học về các hành tinh vẫn đang nghiên cứu chi tiết về làm cách nào mà 1 hành tinh giống trái đất như sao kim dần trở thành 1 hành tinh nóng như địa ngục bao quanh bởi tấm màn dày đầy khí độc chúng ta thấy ngày nay. Nhưng bí ẩn lớn hơn của "anh em sinh đôi xấu xa" của trái đất là lý do khí quyển của hành tinh quay nhanh hơn khoảng 60 lần bản thân hành tinh, tiện nói về tốc độ quay của sao kim, không ai biết tại sao nó lại ngược chiều kim đồng hồ không như các hành tinh khác trong những hành tinh bên trong, vì thế mặt trời mọc ở phía tây và lặn ở phía đông của sao kim.

Câu hỏi mở hấp dẫn nhất là: Sao Kim có ẩn chứa sự sống trong những đám mây đó không? lên trên Vài 30 dặm , chắc là có sự sống được chọn lọc nởi áp suất và nhiệt độ giống trái đất. Vì năng lượng, các vi khuẩn tương tự các sinh vật lơ lửng có thể phát triển dưới ánh sáng mặt trời hay các chất hóa học đầy trong không khí.


Trái đất
Bản quyền: Alexey Repka | Shutterstock
Bạn có thể nghĩ là chúng ta đã đánh đúng trọng tâm chính về cấu trúc và sự hình thành của hành tinh quê hương nhưng thực tế là vẫn còn vấn đề. Chúng ta không biết, ví dụ như, làm thế nào mà nước đến được đây, và chúng ta không chắc chắn về bản chất của lõi trái đất, thứ kỳ lạ gây ra sóng địa chấn chiều này nhanh hơn chiều kia. Vệ tinh thân yêu của chúng ta cũng là 1 bí ẩn. Trong khi hầu hết các nhà khoa học nghĩ rằng mặt trăng được tạo nên từ 1 mảnh của trái đất bị đánh bật ra trong lần va chạm xa xưa, lý thuyết này có 1 lỗ hổng: vật tác động, tạo nên vùng trũng Theia, chắc phải để lại tàn tích với những đặc điểm riêng biệt, nhưng nó chưa được tìm thấy.


Sao Hỏa
Bản quyền: NASA/JPL/Cornell
Hành tinh đỏ, lạnh giá, cằn cỗi và dường như là sa mạc, trải qua 500 triệu hay tỷ năm đầu cảu cuộc đời là 1 hành tinh ấm, ẩm ướt, và hoạt động địa chất mạnh. Các nhà khoa học khong biết tại sao nó lại thay đổi mạnh mẽ theo chiều hướng xấu vậy. Họ cũng tự hỏi liệu 1 sao hỏa mạnh mẽ hơn có chứa sự sống và nếu có thì liệu những thực thể hữu cơ sao hỏa giống vi khuẩn có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt đang diễn ra không, và họ vẫn đang tìm kiếm sự sống ngoài kia.
Hơn nữa, các nhà khoa học không thể hoàn toàn giải thích “sự lưỡng phân bán cầu”. Những vùng đất thấp có nhiều hố thiên thạch sáng trẻ hơn và nhẵn hơn chiếm phần lớn nửa trên của hành tinh, trong khi cao nguyên đầy miệng hố thiên thạch nặng và cổ là đặc điểm của bán cầu nam. Cũng như việc làm thế nào 2 mặt trăng méo mó đến được sao hỏa, kích cỡ và hình dáng của chúng cho thấy chúng có thể có nguồn gốc là những tiểu hành tinh và bị bắt lại bởi trọng lực của hành tinh tuy nhiên chuyện này thường với quỹ đạo hình e lip kéo dài, trong khi Phobos và Deimos di chuyển theo đường tròn quanh sao hỏa.

Sao Mộc
Bản quyền: NASA/JPL/University of Arizona
Giống như quả trứng phục sinh đã được nhuộm màu cẩn thận, sao mộc bị cắt bởi những dải sáng màu gọi vùng và dải tối hơn là dải thắt. Nhưng có phải những vạch sọc là đặc điểm bề mặt tạo nên bề ngoài của quả bóng khí hay là những vùng và dải thắt mới là điều tạo nên hành tinh? Những sọc được phát hiện là biến mất không dấu vết, 1 biến mất vào tháng 5/2010 to hơn 2 lần kích cỡ trái đất, tại soa như vậy? Những điểm khác trên bề mặt như là vùng xoáy tên là Vết đỏ lớn, cũng có cùng sự khó hiểu. Điều gì tạo nên năng lượng cho sự tự quay đó?

Hơn nữa, ngay từ thuở đầu lịch sử, hành tinh khí khổng lồ đã thu được những nguyên tố nặng bao gồm cacbon, ni tơ, sun phur nhiều hơn cả mặt trời. Làm thế nào tất cả chúng đến được đây và 1 số trong đó còn ẩn sâu bên trong bề mặt Sao mộc? Các nhà khoa học vẫn không biết và mong sẽ được biết thêm khi tàu vũ trụ Juno bay qua vào 2016.

Sao thổ
Bản quyền: NASA
Trong 4 thế kỉ, các nhà thiên văn học đã chiêm ngưỡng vành đai tuyệt đẹp của sao thổ, nhưng những cố gắng của họ không thể giải thích được những tuyệt tác này. Vành đai có thể được tạo nên từ những tàn dư băng đá của mặt trăng đã mất, hay từ sao chổi bay qua bị xé nát bởi trọng lực của hành tinh; chúng có thể tương đối trẻ , chỉ vài trăm triệu năm tuổi, hoặc bắt đầu khi sao thổ mới được sinh ra hơn 4 tỷ năm trước. Chúng ta không biết. Chúng ta cũng chưa hiểu được sự hoạt động của những cơn bão lớn và các dòng chảy lực trên bề mặt hành tinh cũng như hoạt động của sự tụ quay của nó. 3 tàu vũ trụ khác nhau đã cố đo độ dài 1 ngày của sao thổ bằng việc xác định sự phát sóng vô tuyến tự nhiên của nó khi chúng bay qua; cả 3 đều cho ra kết quả khác nhau.


Sao thiên vương
Bản quyền: NASA
Các Hành tinh được mong đợi sẽ phát bức xạ nhiệt từ bên trong từ qua trình hình thành dữ dội của chúng, nhưng oái ăm là, sao thiên vương phát bức xạ rất ít ra không gian. Có lẽ sức nóng của hành tinh thứ 7 này không bị tỏa ra suốt sự sát nhập trong quá khứ xa xôi (Sự va đập đó có lẽ đã gây ra sự tự quay kỳ lạ của hành tinh) Hay có thể sao thiên vương theo 1 cách nào đó đã tự cô lập và giữ hết sức nóng lại bên trong.
Sao thiên vương cũng kéo về nhiều vật thể vũ trụ lởm chởm –vệ tinh Miranda. Mặt trăng kỳ lạ này có rãnh sâu, từng lớp và có vực sâu 12.4 dặm (20 km) – sâu nhất trong hệ mặt trời. Sự hỗn tạp địa chất của Miranda có thể được tạo thành bởi những băng đá trôi nổi bên trong mặt trăng, có lẽ đã bị làm nóng bởi sự đè nén tọng lực của sao thiên vương và các mặt trăng khác làm rỉ nước ra bề mặt. Hay có thể mặt trăng bị nghiền vụn vài lần và sau đó được trở lại tạo nên những vết hằn và lởm chởm


Sao hải vương
bản quyền: NASA
Các nhà thiên văn học đã hy vọng Sao hải vương sẽ là 1 thế giới không có đặc trưng, không có thời tiết trong giá lạnh âm ỉ. Thay vào đó, chuyến bay của tàu Voyager 2 trong năm 1989 — góc nhìn cận cảnh chúng ta có được về hành tinh cách 3 tỷ dặm— tiết lộ khí quyển hỗn loạn với những đám mây sáng làm cuộn lên những cơn bão dữ dội. Ngạc nhiên là, cơn gió nhanh nhất từng được ghi lại trong hệ mặt trời đang thổi tren sao hải vương, lên tới 1300 dặm (khoảng 2100 km) 1 giờ. Trong suốt hoạt động này, là sức nóng từ bên trong của sao hải vương, nhưng là hành tinh xa nhất từ mặt trời, sao nó có nhiều nhiệt đến vậy ? Vành đai kết tinh cũng làm đau đầu các nhà khoa học, như việc nó có từ trường kỳ lạ phát ra từ 1 điểm lệch tâm của hành tinh.

Nguồn: http://www.lifeslittlemysteries.com/...s-planets.html