Hành tinh lùn Sao Diêm Vương chụp bởi Hubble
Bản quyền: NASA, ESA, and M. Buie (Southwest Research Institute)

Sao Diêm Vương bé nhỏ đáng thương. Cách đây 5 năm, sau 1 thời gian dài tranh cãi không dứt của những nhà thiên văn học, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế thông báo tiêu chí mới để đánh giá 1 thiên thể là hành tinh.

Và Sao Diêm Vương không qua được vòng này.

Để được gọi là một hành tinh đích thực, không phải 1 vệ tinh, 1 thiên thể cần phải :
(A) có quỹ đạo quay quanh mặt trời.

(B) có khối lượng đủ để lực hấp dẫn của chính nó vượt qua được lực của các thiên cứng để đạt được hình dạng cân bằng thủy tĩnh (gần tròn).

(C) không có thiên thể hàng xóm nào trên quỹ đạo của nó.

Nếu nó đạt chỉ 2 điều kiện đầu , nó được xếp vào "hành tinh lùn". Nếu nó chỉ thỏa mãn 1 tiêu chí, nó được định nghĩa là "thiên thể nhỏ của hệ mặt trời" (SSSB).

Lấy ví dụ Sao Diêm vương, nó được bao quanh bởi vài thiên thể không phải vệ tinh khác, vì thế nó không thỏa mãn điều kiện thứ 3. Thêm nữa, có 4 hành tinh lùn khác được biết đến là : Ceres, Eris, Haumea và Makemake (cho dù chỉ có Sao Diêm Vương và Ceres được quan sát đủ chi tiết để xác nhận việc nó là hành tinh lùn).

Khi Sao Diêm Vương (SDV) được khám phá ra năm 1930, nó được mong đợi là sẽ to hơn Sao Thủy. Điều đó đã thay đổi vào năm 1978, khi các nhà thiên văn tìm ra mặt trăng Charon của nó, giúp có thể đo được chính xác khối lượng SDV, thu lại khoảng bằng 1/20 khối lượng Sao Thủy.

Điều này, cùng với các ý kiến kỳ quặc khác về SDV, đã khiến các nhà thiên văn nói về chuyện hạ cấp SDV. Trong những năm 2000s, các nhà thiên văn bắt đầu khám phá ra những thiên thể khác trong vành đai Kuiper và xa hơn nữa, chúng còn to hơn cả SDV -như trường hợp của Eris, và có chung những đặc tính quỹ đạo với nó.

Vào năm 2006, suốt Hội nghị IAU, các nhà thiên văn kiến nghị đưa Charon, Eris và Ceres vào danh sách các hành tinh. Điều này không đi đến đâu, và sau vài lần tranh cãi nảy lửa, IAU đưa ra định nghĩa trên, và SDV bị tuyên bố là hành tinh lùn. Các nhà thiên văn học ước tính có trên 200 thiên thể trong Hệ mặt trời đạt được tiêu chí của hành tinh lùn. Cho tới nay, đã có 40 thiên thể như thế được biết đến.

Thú vị là, các nhà thiên văn học đã từng gặp vấn đề về tái phân loại này trước đây. Khi Ceres được khám phá ra năm 1801, nó được công bố là "hành tinh mất tích" giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Cho dù vậy trong vòng ít năm, các nhà thiên văn học đã khám phá ra có hơn 2 thiên thể với kích cỡ tương tự. Cuộc tìm kiếm tiếp tục, và trước năm 1851 bộ đếm "hành tinh" đã lên đến số 23. Các nhà thiên văn học rằng họ sẽ tiếp tục tìm kiếm các thiên thể có kích cỡ tương đương và quyết định định nghĩa lại cái gì mới được gọi là hành tinh; Ceres và các thiên thể khác từng được biết trở thành " tiểu hành tinh".

Nguồn: http://www.lifeslittlemysteries.com/...net-pluto.html