Bức ảnh phân giải cao đầu tiên của sao thủy truyền về từ tàu vũ trụ MESSENGER
Bản quyền: NASA/Johns Hopkins University Applied Physics Laboratory/Carnegie Institution of Washington

Sao thủy, hành tinh gần nhất với măt trời, qua nhiều thế kỷ, vốn đã rất khó để nghiên cứu. Các kính thiên văn đã phải chống lại ánh sáng chói chang của măt trời, trong khi các tàu du hành - bị kéo bởi lực hấp dẫn của mặt trời- phải đốt cháy nhiều nhiên liệu để giảm tốc độ mỗi 1 lần vụt qua hành tinh nhỏ này.

Sao lại đặc đến vậy?

Sao thủy là hành tinh đặc thứ 2 trong hệ mặt trời, chỉ ít hơn trái đất 1 chút. Các nhà khoa học nghĩ rằng sao thủy phải có lõi khổng lồ tạo nên 2/3 khối lượng nó, trên Trái đất , lõi chỉ chiếm 1/3. Sự va chạm giữa các thiên thể đá trong thuở đầu lịch sử của hệ mặt trời có thể đã đánh bật 1 số lớp ngoài ít đặc hơn của sao thủy, để lại chỉ những thứ nặng, Sean Solomon, giám đốc ban từ tính điạ cầu của Viện Carnegie, Washington, và trưởng điều tra nhiệm vụ Messenger, đã nói.

Từ trường

Ngoài Trái Đất, sao thủy là hành tinh đá duy nhất của hệ mặt trời bên trong có từ trường rõ rệt (cho dù chỉ mạnh bằng khoảng 1% trái đất) . Sự tồn tại của từ trường không chỉ là một câu hỏi bình thường về hành tinh-từ trường bảo vệ những sinh vật khỏi ảnh hưởng của bức xạ từ mặt trời và bên ngoài hệ.

Các nhà nghiên cứu tin rằng từ trường của sao thủy được tạo nên bởi cùng quá trình động lực như trái đất, được điều khiển bởi sự chuyển động của kim loại lỏng dẫn điện trong lõi ngoài của hành tinh.

Thủy tinh băng đá?

Sao Thủy bị mặt trời làm kho cạn khó có thể là nơi tìm thấy được băng đá. Nhưng 1 số miệng núi lửa tại các cực của sao thủy có vẻ nằm trong vùng bóng tối vĩnh cửu và thủy ngân ở những miệng núi lửa đó hạ xuống -280 độ F. Những cái bẫy băng sâu này như Solomon gọi, có thể giữ nhiều băng hơn nhiều lượng dự trữ trên mặt trăng. Trong khi vẫn không có nhiều nước, nó vẫn chứng tỏ rằng ở trong hệ mặt trời "nước ở mọi nơi, ít nhất là ở dạng phân tủ", Solomon nói.

Màn khí quyển bền bỉ

Cho dù nó là hành tinh nhỏ nhất và vì thế có ít trọng lực, nó cũng có khí quyển , mặc dù rất mỏng. Thậm chí còn kỳ lạ hơn là Sao thủy đang mất đi khí quyển, phần khí tạo nên chiếc đuôi của sao chổi đang hình thành đuôi của hành tinh. "Theo 1 cách nào đó trên sao thỷ, khí quyển tự tái tạo một cách liên tục," Solomon nói. Các nhà khoa học nghĩ rằng các vật chất bị bắt lại từ những "cơn gió mặt trời" -dòng các điện tử bức xạ khỏi măt trời- tạo nên, cũng như bụi bị đánh bật ra bởi ảnh hưởng của các thiên thạch nhỏ.

Kẻ đem đến ngày tận thế?

Sao Thủy có quỹ đạo kỳ cục nhất trong số các hành tinh trong hệ mặt trời. Những mô phỏng vi tính cho thấy ít tỷ năm nữa , qỹ đạo này sẽ trở nên còn kỳ quái hơn và sao thủy có khoảng 1% cơ hội va chạm với sao kim hay mặt trời. Phiền phức hơn nữa là song song với lực hấp dẫn của các hành tinh khổng lồ hệ ngoài, quỹ đạo hỗn loạn của sao thủy có thể phá vỡ quỹ đạo của các hành tinh bên trong như sao kim hay sao hỏa và khiến chúng đâm vào Trái đất - một cơn đại hồng thủy của ngày tận thế thật sự.

Nguồn http://www.lifeslittlemysteries.com/...ury-space.html