Hình ảnh mô phỏng màu thật của sao mộc được tạo nên từ 4 bức ảnh chụp bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA vào 7/12/2000. Độ phân giải khoảng 89 dặm (144 km) / pixel.
Bản quyền: NASA/JPL/University of Arizona
Hành tinh sao mộc được đặt theo tên vị thần trong thần thoại La Mã. Là hành tinh lớn nhất, sao mộc thống trị các hành tinh khác trong hệ mặt trời. Thực tế, nếu tất cả các thiên thể còn lại trong hệ trừ mặt trời gộp lại với nhau , chúng sẽ vừa bên trong sao mộc.
Dải mây và bão
Sao Mộc trông giống như quả trứng Phục Sinh được nhuộm cẩn thận. Các dải mây sáng màu gọi là các vùng và các dải tối hơn gọi là đai bao quanh hành tinh khổng lồ. Những phần đó sâu đến đâu thì hoàn toàn không chắc được.
"Chúng ta không biết liệu những vùng và đai tuyệt đẹp liệu có chỉ là những đặc điểm bề mặt và xoay bên trong sao mộc như 1 thực thể rắn không," Scott Bolton, trưởng điều tra nhiệm vụ Juno và giám đốc bộ phận kỹ thuật và khoa học không gian tại Viện nghiên cứu Đông Nam ở San Antonio, Texas. Hơn nữa, sao mộc có thể “là 1 loạt các con quay đồng tâm và bạn đang nhìn thấy những phần lộ ra nhu các vùng và đai" Bolton nói .
Những sọc được biết là đã biến mất không 1 dấu vết, một biến mất vào tháng 5/2010 to gấp 2 lần trái đất. Tại sao các dải mây nằm riêng biệt nhau rồi đến và đi không 1 lời giải thích và cả việc làm thế nào các vùng và đai lại có màu đặc trưng?
Những đơt gió xoáy lớn cuồn cuộn trong khí quyển sao mộc nhưng vẫn chưa hiểu rõ được chúng. Vết đỏ lớn là cơn bão dễ nhận ra nhất, nó đã và đang được quan sát trong hơn 300 năm. “Chúng ta không biết được điều gì đã khiến nó duy trì sự tồn tại lâu đến vậy” Bolton nói.
Nước ở đâu?
Cùng với sao thổ , và số đông các hành tinh khổng lồ phát hiện được từ trước đến nay, Sao Mộc được coi là hành tinh khí khổng lồ. Đó là 1 thế giới của một quả bóng khổng lồ gồm khí Heli và Hidro, hai nguyên tố phổ biến nhất trong các ngôi sao và vũ trụ. Hầu hết những phần còn lại sau quá trình hình thành mặt trời và hệ của nó đều trở thành Sao Mộc.
Số lượng của các nguyên tố nặng, như các bon, ni tơ và sun phua, cũng trôi nổi trong các đám mây giống 1 cách kỳ lạ như được tìm thấy trên mặt trời. Các nhà khoa học nghĩ rằng nước trong khí quyển sao mộc chắc phải làm giàu thêm các nguyên tố cho hành tinh này. Khi nước đóng băng, nó bắt các vật chất rải rác và sao mộc có thể thu được nhiều nhưng phôi giàu nguyên tố như thế này.
Nhưng vấn đề là , nước chưa được tìm thấy ở những nơi được mong đợi, Bolton nói.
Vấn đề “cốt lõi”
Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng sao mộc có thể có lõi mềm, có lẽ làm từ đá siêu nóng dưới nhiệt độ cao nhưng hội đồng quyết định bác bỏ điều đó.
"Các mô hình (về khối lượng lõi) không có hạn chế nào cả," Bolton nói. "nó có thể bằng 0, có thể gấp 20 lần khối lượng trái đất và đó là vì thiếu các dữ liệu thôi."
Cuộc trình diễn ánh sáng Heckuva
Sao Mộc sở hữu từ trường mạnh nhất trọng hệ mặt trời, ngoại trừ chính mặt trời. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng từ trường này được tạo ra bởi các lớp hidro bị nén chặt vốn phát triển những vật chất kim loại lỏng sâu bên trong sao mộc.
Cấu trúc do từ trường tạo nên -gọi là từ trường cầu khi các hạt mang điện của gió mặt trời đi qua- thật sự rất lớn.
"Từ trường cầu của sao mộc gây tranh cãi khi trở thành cấu trúc lớn nhất trong hệ mặt trời," Bolton nói, "ngoại trừ của chính mặt trời " — gió măt trời thổi theo dạng cầu quanh mặt trời. "[từ trường cầu của sao mộc ] bị kéo dài theo hướng đến tận quỹ đạo sao thổ."
Cực quang-như ánh sáng phương bắc và nam của chúng ta- mặc dù mạnh hơn với các đặc tính khác thường – cũng đều sáng lên trên các cực của sao mộc.
http://www.lifeslittlemysteries.com/...er-cosmos.html