Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Guest
    Phần 1: Các biến đổi trước thời kkhi Mặt Trời bước vào thời kỳ Sao Kềnh đỏ
    Hệ Mặt Trời vẫn còn ổn định vài khoảng 40 triệu năm nữa mà không có vụ va chạm hành tinh nào xảy ra. Tuy nhiên, sau 40 triệu năm đó, không có gì là chắc chắn nữa. Có thể Hệ Mặt Trời sẽ vẫn yên bình cho tới lúc Mặt Trời trở thành một ngôi sao kềnh đỏ hoặc có thể nó sẽ trở nên ngày càng hỗn loạn, một số hành tinh sẽ biến mất hoặc bị ném ra bên ngoài.

    Các hành tinh vòng trong



    Bốn hành tinh vòng trong
    Vùng Hệ Mặt Trời bên trong sẽ vẫn ổn định nếu quỹ đạo của Sao Thủy không bất ổn. Các nghiên cứu của nhà thiên văn Jacques Laskar (đài thiên văn Paris) cho thấy có khoảng từ 1 -2% khả năng độ lệch tâm của Sao Thủy cũng sẽ tăng lên 0.6 (hiện nay chỉ khoảng 0.2). Thêm vào đó là nghiên cứu của hai nhà thiên văn Konstantin Batygin và Gregory Laughlin (đài thiên văn Lick), cho thấy mối các mối nguy hiểm tiềm tàng đến từ Sao Thủy. Nó có thể đâm vào Mặt Trời sau khoảng 1,26 tỷ năm nữa hoặc gây ra một vụ va chạm với Sao Kim trong khoảng 862 triệu năm tới theo nghiên cứu. Nếu quỹ đạo của Sao Thủy của Sao Thủy bị biến đổi, nó sẽ kéo theo một loạt các rối loạn cho các hành tinh đất đá phía bên trong của Hệ Mặt Trời.

    Sao Thủy - nguy cơ tiềm tàng của sự hỗn loạn vùng Hệ Mặt Trời bên trong




    Quỹ đạo của Sao Thủy thay đổi
    Nguyên nhân dẫn tới nguy cơ này là do hành tinh Sao Thủy có khối lượng nhỏ nhất trong số tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời (khối lượng của nó chỉ khoảng 6% khối lượng của Trái Đất), nên quỹ đạo của nó rất dễ bị biến đổi do tương tác với các thiên thể khác. Và hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời – Sao Mộc là nguyên nhân gây nên các biến đổi quỹ đạo của Sao Thủy



    Sao Mộc - nguyên nhân gây ra sự hỗn loạn của vùng Hệ Mặt Trời bên trong
    Các nghiên cứu của các nhà thiên văn cho thấy sự bất ổn trong quỹ đạo của Sao Thủy là do ảnh hưởng trọng lực từ Sao Mộc, khiến cho trong tương lai hai hành tinh này rơi vào sự cộng hưởng quỹ đạo 1:1 (cộng hưởng quỹ đạo là sự tương tác lực hấp dẫn giữa hai thiên thể khiến cho chu kỳ quỹ đạo của chúng có sự tỉ lệ với nhau. Trong trường hợp của Sao Thủy và Sao Mộc có nghĩa là Sao Thủy quay được một vòng quanh Mặt Trời thì Sao Mộc cũng quay được một vòng quanh Mặt Trời).

    Khi đó, quỹ đạo của các hành tinh bên trong lúc này rất hỗn loạn. Các vụ va chạm hành tinh tiềm tàng giữa 4 hành tinh: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa có thể sẽ xảy ra.



    Nếu xảy ra va chạm giữa Trái Đất và với Sao Hỏa, nhiệt độ của Trái Đất sẽ tương đương với nhiệt độ bề mặt của một ngôi sao kềnh đỏ (tức là khoảng 2000K) trong khoảng 1000 năm và sự sống trên Trái Đất nếu còn tồn tại tới lúc đó chắc chắn sẽ bị thiêu rụi.




    Các mô hình còn cho thấy, sau 820 triệu năm nữa, có thể Sao Hỏa sẽ bị ném ra khỏi Hệ Mặt Trời vào trong vùng liên sao.

    Nhưng chỉ là 1-2%, chúng ta vẫn có thể yên tâm sống tại Trái Đất cho tới trước khi nó bị hủy diệt bởi Mặt Trời, nếu chúng ta không tự tay hủy diệt nó trước lúc đó

    -Còn tiếp-

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Em thêm cái video


    <object class="restrain" type="application/x-shockwave-flash" width="640" height="385" data="http://www.youtube.com/v/CjkkSkhl15g">
    <param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/CjkkSkhl15g">
    <param name="wmode" value="transparent">
    </object>


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 02-10-2016, 05:52 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •