Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đây là bài viết đầu tiên của em [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG], em thấy 4rum mình chưa có bài viết gì cụ thể về các hành tinh trong hệ mặt trời cả+ với có quyển sách dày cộp ( gần 1000 trang @@[IMG]images/smilies/66.gif[/IMG] ) và là thành viên của nhóm kiến thức nên viết bài này. Gần như tất cả sẽ y trong sách [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
    Thôi vào chủ đề chính nào:
    Sao Thuỷ - Mercury

    Đường kính:4878 km
    Khối lượng 3,28.10^23kg
    Tỉ khối 5500kg/m3
    Chu kì xoay quanh trục 58,7 ngày trái đất
    Khoảng cách tb đến mặt trời 0,39 đvtv
    Chu kì quay quanh mặt trời 88 ngày trái đất
    Tâm sai của quĩ đạo 0,21
    Độ nghiêng của quĩ đạo 7 độ
    Hành tinh không nhìn thấy
    Truyền thuyết kể rằng hình như suốt đời mình, Copecnic chưa một lần nhìn thấy sao Thủy, ngôi sao luôn giấu mình trong tia mặt trời. Quả thật, trong tác phẩm bất hủ của mình "Về chuyển động quay của các thiên cầu ", Copecnic đã không hề dẫn ra 1 quan sát nào về hành tinh này. Trong những tính toán về chuyển động của sao Thủy, Copecnic đã sử dụng những quan sát của Ptoleme, và mới hơn là chủa Walter và Schoner thực hiện tại Đức thời kì 1491-1504. Tuy nhiên, đề cập đến những khó khăn khi nghiên cứu sao Thủy tại vĩ tuyến Cracow, Copecnic đã nhận định:"... dẫu sao vẫn có thể chộp được nó chỉ cần ngay từ đầu khôn khéo hơn một chút". Qua đây, có thể rút ra kết luận rằng, Copecnic vẫn luôn giăng bẫy sao Thủy, nhưng ông thích dùng số liệu chuẩn xác do Walter và Schoner thu đc.
    Ở những vĩ độ phía nam hơn, (ví dụ ở miền nam nước Nga) dễ thấy hành tinh này hơn là ở những vĩ độ bắc. Khó khăn là ở chỗ sao Thủy không rời xa mặt trời quá 28 độ. Sao Thủy thường xuyên có thể nhìn thấy rõ khi thì như một ngôi sao buổi chiều tối, chỉ quan sát được vào 2 giờ đầu tiên sau mặt trời lặn, khi thì ngược lại. Giữa hai lần xuất hiện ở phía tây và phía đông, hành tinh này phải đi mất từ 106 đến 130 ngày. Có sự khác biệt lớn như vậy là do quĩ đạo sao Thủy khá thuôn dài.

    Bề mặt sao Thuỷ chụp với màu thật.
    Sao Thủy có lẽ được phát hiện sớm nhất bởi những bộ lạc cổ xưa chuyên chăn súc vật, cư trú ở thung lũng sông Nile hay ở Lưỡng Hà. Nhưng ko dễ phân biệt 2 ngôi sao khá sáng vào sáng sớm và chiều tối là 1 ngôi sao nên họ đã gọi với hai tên. Mấy a Ai Cập [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] gọi là Xet &Goro, Ấn Độ thì là Butdda và Roghine etc[IMG]images/smilies/102.gif[/IMG]. Còn Hi Lạp thì gọi là Hermes tương ứng với Mercury bên La Mã. Giống như Mặt trăng, sao Thủy sáng nhờ as Mặt Trời phản chiếu và tg tự, sao Thủy cũng thay đổi theo các pha: lưỡi liềm mảnh hẹp => hình tròn sáng. Vào những giai đoạn có độ sáng lớn nhất, sao Thủy đạt cấp sao - 1
    Đến thế kỉ XX các nhà thiên văn học đã biết khá tường tận về những thành tố của quĩ đạo sao Thuỷ, nhưng lại biết quá ít về t/c vật lí, bản chất etc của nó. Khả năng phản xạ thấp (0,7 anbedo) chính tỏ hành tinh này không có khí quyển. Do sao Thuỷ gần MT, phần bán cầu hg về MT có nhiệt độ rất cao. Điều này đc khẳng định qua số ít các phép đo bức xạ.
    Chị em song sinh của Mặt Trăng
    Năm 1974, thiết bị thăm dò vũ trụ "Mariner 10" của Mỹ bay qua gần sao Thuỷ đã truyền về TĐ h/ả bề mặt hành tinh này

    Vùng trũng Caloris trên sao Thuỷ

    Vùng cực Sao Thủy
    Các nhà thiên văn học đã rất đỗi ngạc nhiên: trước mắt họ là một mặt trăng thứ hai! Cũng là một bề mặt nt, phủ đầy các crate( núi miệng phễu) nhưng có ít các vùng tối (biển) hơn hẳn.
    Sự tiến hoá và cấu trúc của Sao Thuỷ
    Nghiên cứu sao Thuỷ dựa vào các bức ảnh chụp dc cho phép người ta dựng những bức tranh về quá trình tiến hoá của hành tinh này. Vào thời sơ khai, có lẽ sao Thuỷ đã trải qua sự nung nóng mạnh ở sâu trong lòng, kế đến là hoạt động núi lửa mạnh.
    Sau đó nó có bề mặt bằng phẳng, có thể thấy rõ và đến thời kì bắn phá dữ dội của các vật thể tàn dư thời kỳ tiền hành tinh (planetesimal) hình thành các bồn địa như Caloris Basin[IMG]images/smilies/pirate_2.gif[/IMG], đường kính 1300km, cũng như các crate như crate copecnic trên Mặt Trăng. Giai đoạn kế tiếp đc đặc trưng bằng hđ núi lửa mạnh và phun trào lấp đầy các bồn địa lớn, kết thúc cách đây khoảng 3 tỷ năm
    Kích thước sao Thuỷ không lớn, chỉ nhỉnh hơn Mặt Trăng chút; nhưng tỉ khối gần ngang bằng Trái Đất. có thể ở trung tâm hành tinh có tỉ khối khoảng 9800kg/m3. Sao Thuỷ có một lõi sắt bán kính 1800km (70% khối lượng sao Thuỷ). Chính lõi này sinh ra những dòng điện vòng kích hoạt từ trường yếu của hành tinh. Nghiên cứu gần đây đề xuất một cách mạnh mẽ rằng Sao Thủy có lõi nóng chảy. Bên ngoài lõi là manti phân bố từ 500–700 km bao gồm chủ yếu là các silicat. Theo dữ liệu từ nhiệm vụ Mariner 10 và quan sát từ Trái Đất, vỏ của sao Thủy được tin là dày 100–300 km. Một cấu trúc ấn tượng trên bề mặt Sao Thủy là sự tồn tại của nhiều dãy núi hẹp, kéo dài hàng trăm km. Người ta cho rằng chúng được hình thành khi lõi và manti của sao Thủy nguội lại vào lúc mà vỏ đã hóa rắn. (Thằng này lắm sắt [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] )

    Sơ đồ Sao Thuỷ( Nguồn wikipedia)
    (1) Vỏ 100-200 km
    (2) Lõi 600km
    (3) Nhân bán kính 1800km
    Mỏi tay quá, mai viết tiếp, các tiền bối thấy có gì thì cứ góp ý, chỉnh sửa hộ em nhá [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Tiếp nào @@
    Bonus
    Sao Thủy xoay như thế đó
    Nhiều lần người ta đã thử xác định chuyển động quay của sao Thủy xung quanh trục. Năm 1882 nhà thiên văn học Italia Giôvanni Xkiaparedi ( tên TV, sách nó viết thế nên chịu [IMG]images/smilies/59.gif[/IMG]) cho rằng sao Thủy hướng một phía vào Mặt Trời (như Mặt Trăng hướng vào Trái Đất), bởi vậy chu kì xoay của nó là 88 ngày, bằng chu kì quay của nó xung quanh Mặt Trời. Điều này đã được đưa vào tất cả sách giáo khoa và sách tra cứu cho mãi đến tận những năm 60 của thế kỉ XX. (bá quá[IMG]images/smilies/17.gif[/IMG])
    Năm 1965, nhờ áp dụng định vị vô tuyến người ta đã xác định được trị số chính xác của chu kì này là 58,7 ngày, tức là đúng 2/3 chu kỳ quay xung quanh Mặt Trời. Các nhà lý thuyết đã chứng minh rằng hành tinh này quay như thế là bền vững
    Vậy tại sao những nhà quan sát giàu kinh nghiệm như Xkiapareli, như Ơgien Antoniadi, nhà thiên văn học Pháp, và nhiều nhà khoa học khác lại cho rằng hành tinh này chỉ hướng một phía về phía Mặt Trời?Dễ hiểu là chỉ có được thời điểm quan sát tốt nhất khi hành tinh này có ly giác ( cự ly góc xa Măt Trời ) lớn nhất, thời điểm này lặp đi lặp lại sau 116 ngày đêm ( chu kì giao hội của sao Thủy). Hơn nữa ở bán cầu Bắc không phải lúc nào ly giác này cũng thuận lợi: thuận tiện hơn cả trong các ly giác buổi tối là vào mùa đông và mùa xuân, còn trong các ly giác buổi sáng thì vào mùa hè và mùa thu (cần sao cho sao Thủy có xích vĩ cao hơn Mặt Trời). Những ly giác như thế chỉ lặp lại một lần sau 348 ngày đêm. Nhưng chu kỳ gần với bội sáu lần của chu kỳ xoay quanh trục: 352 ngày đêm. Như vậy có nghĩa rằng nếu chúng ta quan sát hành tinh này một lần sau 348 ngày đêm, chúng ta sẽ thấy những chi tiết một năm trước trên bề mặt hành tinh. Bởi thế, những nhà thiên văn học xưa kia do không biết tính thông ước đích thực của các chu kỳ và do phỏng đoán rằng với thời gian này sao Thủy đã thực hiện được 4 vòng xoay quanh trục ( thực ra là sáu lần) nên đã kết luận răng chu kỳ xoay quanh trục cũng bằng chu kỳ quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo
    Tỉ lệ của chu kỳ xoay và chu kỳ quay là 2/3, có nghĩa là ngày mặt trời trên sao Thủy bằng 176 ngày trên Trái Đất @@, dài gấp 2 lần năm sao Thủy[IMG]images/smilies/35.gif[/IMG] hớ hớ. Nói cách khác là ban ngày hoặc ban đêm trên sao Thủy dài bằng 88 ngày đêm trên Trái Đất. Trục quay của sao Thủy gần như vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh, bởi thế sự đổi mùa trong một năm trên đó không theo độ nghiêng của trục (như trên Trái Đất, sao Hỏa và sao Thổ), mà theo sự thay đổi khoảng cách xa gần đối với Mặt Trời. Do quỹ đạo thuôn dài nên chênh lệch nhiệt độ trên bề mặt sao Thủy rất lớn. Ở điểm cận nhật, nhiệt độ tại điểm dưới ánh Mặt trời của hành tinh đạt tới 690K, còn khi ở điểm viễn nhật thì là 560K(độ Kevin nhá, không phải nghìn đâu@@). Trong khi đó ở bán cầu đang là đêm thì rất lạnh: nhiệt độ trung bình ở đây là 111K( -162 độ C).
    Xong sao Thủy rồi, tiếp theo là sao Kim. Dài khiếp, chắc phải 2 ngày mới xong cơ bản@@. Chắc phải đợi lâu đây.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Hành tinh có thể có sự sống gần trái đất nhất
    Bởi ha2601 trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-08-2016, 08:11 AM
  2. Có ít nhất 8,8 tỉ hành tinh có kích thước giống Trái Đất.
    Bởi salesman12341 trong diễn đàn Thiên văn phổ thông
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 05-11-2013, 10:29 AM
  3. Hành tinh giống trái đất nhất lộ diện
    Bởi trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 11-01-2013, 10:43 AM
  4. Bộ ảnh những tinh vân đẹp nhất
    Bởi seoergato trong diễn đàn Phim , Ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 23-02-2012, 02:59 AM
  5. Hành tinh lạ "đột nhập" dải Ngân Hà
    Bởi nguyenhoangcomputer trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 26-11-2010, 09:55 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •