Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 8 của 8
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Lâu lắm rồi mới có thời gian viết bài, thôi vào chủ đề luôn
    Sao Kim - Venus



    Sao Kim bọc trong mây
    Hành tinh này là một trong những thiên thể đẹp nhất trên bầu trời. Không phải ngẫu nhiên mà người La Mã cổ lại dùng tên thần tình yêu và sắc đẹp (Venus) để gọi chính vì sao này. Với người quan sát từ Trái Đất (TĐ), sao Kim ko bao giờ rời xa MT quá 48 độ. Lý do là nó ở gần MT hơn so với TĐ. Trong suốt 585 ngày đêm, các chu kỳ nhìn thấy nó vào buổi chiều tối và buổi sáng sớm cứ luân phiên kế tiếp nhau. Hầu như mỗi hành tinh trong hệ MT đều có thể khoe khoang một kỷ lục nào đó của mình. Ví dụ như, sao Mộc là hành tinh lớn nhất, TĐ có khối lượng riêng lớn nhất etc. Về phần sao Kim, thì hành tinh này có bầu khí quyển dày đặc nhất trong số những hành tinh nhóm TĐ, đồng thời nó có quỹ đạo quay quanh trục chậm nhất cùng với tâm sai bé nhất (0,007).
    Khí Quyển
    Năm 1761 người ta đón chờ một hiện tượng hiếm có trên bầu trời: Venus Transit (cái này thì ko phải nói nhiều nữa, năm nay đã xem rồi [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]). Nhiều nhà thiên văn học đã chuẩn bị cho sự kiện này và thậm chí còn tổ chức những đoàn thám hiểm tới những nơi xa xôi để quan sát.
    Chuẩn bị cho những cuộc quan sát có cả nhà TVH Nga Mikhain Vaxiliêvich Lômônôxốp (vãi cái tên là ng tổ chức. Ông cử hai đoàn tới Xibêri, còn chính mình thì quan sát ngay tại nhà bằng một KTV nhỏ (ngại đi [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG])
    Khi đĩa sao Kim màu đen rời khỏi đĩa MT, Lomonoxop nhận thấy một đường cung mảnh tại mép viền MT cong lên như thể bị đĩa sao Kim hơi nâng lên, và tạo thành một chỗ lồi sáng mà ông gọi là "nốt phỏng" @@. Sau đó nốt phỏng vỡ ra và sao Kim hoà vào nền trời. Hiện tượng này mãi tới thế kỉ XX mới có tên gọi là hiện tượng Lomonoxop. Sau khi cho rằng hiện tượng này là do sự khúc xạ tia MT trong khí quyển của sao Kim, ông đã tổng kết :"Hành tinh này được vây bọc bởi một lớp vỏ không khí quyền quý, hệt như tấm áo khoác vào quả Địa Cầu của chúng ta.

    Sao Kim chụp bằng tia cực tím
    Lomonoxop công bố tác phẩm của mình = tiếng Nga và tiếng Đức nhưng nó đã bị chìm vào sự quên lãng. Vào thập niên 90 của thế kỷ XVIII Hecsen(Herschel đó) và Iohan Sroto lần thứ 2 khám phá ra khí quyển của sao Kim. Mãi thập niên 50 thế kỷ XX, nhờ nỗ lực các nhà TVH Nga, Lomonoxop mới đc công nhận là ng phát hiện đầu tiên.
    Bằng cách này hay cách khác, đến cuối thế kỷ XVIII con người bắt đầu hiểu ra rằng, bên ngoài sao Kim là bầu khí quyển dày đặc và tầng mây lớn. Vậy bầu khí quyển này gồm những j? Và những hạt nào tạo nên những đám mây của sao Kim?
    Vào những năm 60 thế kỉ XIX các nhà TVH lần đầu tiên cố tìm hiểu tp khí quyển sao Kim bằng pp phân tích quang phổ. Trước hết, họ hi vọng tìm thấy ở đó những khí của sự sống là oxy và hơi nước. Nhưng than ôi! Điều họ mong chờ đã ko thành hiện thực@@!
    Năm 1932 các nhà TVH Mỹ đã xác định được trong quang phổ sao Kim có 3 dải thuộc khí CO2. Cường độ của chúng cho thấy lượng khí này vượt nhiều so với ở TĐ. Những ý định tìm các khí khác cũng không đem lại KQ gì, hành tinh này dường như vẫn che một tấm chàng mạng và không muốn lộ ra những bí mật của mình.
    Cùng tg đó, các nhà khoa học cũng bắt đầu nghiên cứu lớp vỏ mây bao bọc sao Kim, năm 1955 họ đã thu đc những kết quả chắc chắn nhất. Nhiệt độ của tầng mây trên sao Kim là 233-240K (khoảng -40 độ C). Gần hai đầu cực nhiệt độ là 205-213K. Nhiệt độ của tầng bình lưu TĐ cũng thấp như vậy nên ko có gì đáng ngạc nhiên.
    Vào giữa những năm 50 của thế kỷ XX, người ta bắt đầu nghiên cứu sao Kim bằng phương pháp vô tuyến, còn vào năm 60, các trạm liên hành tinh của Mỹ & Liên Xô đã được phóng về hành tinh này. Trong khoảng 40 năm trở lại đây, những thông tin thu được về bản chất sao Kim lớn gấp bội lần so với 350 năm trước đó quan sát bằng KTV.
    Năm 1956, các nhà thiên văn học lần đầu tiên ghi được bức xạ nhiệt của sao Kim ở bước sóng 3cm. Tương ứng với nhiệt độ hơn 300 độ C(600K). Năm 1967, việc trạm "Venera - 4" đi vào khí quyển sao Kim và trạm "Mariner - 5" bay sát nó cho phép khẳng định chắc chắn điều này. Tiếp đó, sau những chuyến đổ bộ của "Venera - 7 và 8" người ta khám phá ra nhiệt độ bề mặt của sao Kim cao hơn thế nhiều, cụ thể là 730 - 740K @@.
    Nguyên nhân là vì vỏ khí của sao Kim chẳng khác một cái nồi hấp khổng lồ. Nó để nhiệt của MT đi qua, nhưng lại không cho nó thoát ra ngoài. Nó hấp thụ bức xạ của chính sao Kim. Đó là do khí CO2 chiếm khoảng 96% thành phần khí quyển và hơi nước, tuy lượng hơi nước không đáng kể (một vài %)
    Ngoài ra trong khí quyển sao Kim người ta còn thấy nito(4%) và một số khí khác ở nồng độ thấp.
    Áp suất khí quyển ở bề mặt sao Kim lên tới 90 atmotphe. Kết quả cuối cùng này thu được vào đầu năm 70 nhờ sử dụng hai trạm "Venera - 7 và 8" và nhiều lần được xác định chính xác hơn bởi một số thí nghiệm sau đó.

    Mây trên sao Kim nhìn bằng tia hồng ngoại

    Một khu vực bề mặt sao Kim. Ảnh máy tính dựa trên dữ liệu của trạm "Magellan"

    Ảnh 3D sao Kim tổng hợp từ tàu Magellan (Wikipedia)
    Những quan sát lâu dài tầng mây của sao Kim từ trạm "Mariner - 10" giúp phát hiện ra nhiều chi tiết ổn định lộ rõ bằng tia tử ngoại. Những chi tiết này chuyển dịch theo hướng quay của hành tinh, nhưng vượt chuyển động quay rất lớn với chu kỳ 4 ngày đêm. Từ đó cho thấy tại mức giới hạn trên của tầng mây (60-70 km phía trên mặt hành tinh) có những luồng gió thổi theo hướng cố định từ đông sang tây với tốc độ 110km/giây (khu vực gần xích đạo). Tính theo thang đo ở TĐ thì ngang với sức bão cực mạnh

    Ảnh bề mặt sao Kim do môdun đổ bộ trạm "Venera - 13" chụp
    Thành phần của những đám mây của sao Kim được các nhà nghiên cứu Mỹ Luidơ (sách nó viết tên TV @@) và Anđriu Young đi đến kết luận các đám mây trên sao Kim được cấu tạo từ các giọt axit sunfuric đặc (H2SO4) mới có thể đáp ứng được đầy đủ những thông số quan sát rất khác nhau về tầng mây sao Kim(chiết suất, các đặc tính phổ). Ngoài ra axit sunfuric dễ dàng kết hợp với nước. Áp suất hơi nước ở phía trên mức tầng mây vừa đúng với áp suất cần phải có nếu như các đám mây tạo bởi dd axit sunfuric 80%. Những giọt axit sunfuric như vậy có thể dễ dàng gặp ở tầng bình lưu TĐ. Nhưng trong các đám mây của sao Kim chúng giữ một vai trò đặc biệt.
    Cấu tạo bề mặt

    Những dòng dung nham chảy dài trên bề mặt sao Kim
    Các bức ảnh chụp chi tiết bán cầu bắc sao Kim bằng phương pháp định vị vô tuyến từ hai trạm tự động "Venera - 15 và 16" được đưa lên quỹ đạo vệ tinh của sao Kim vào năm 1984 cho ta thấy trên sườn nhiều ngọn núi còn để lại dấu vết rõ rệt của các dòng dung nham. Những vết dung nham này lại càng rõ hơn trong các thiết bị vô tuyến truyền về TĐ từ các thiết bị chụp ảnh trên trạm "Magellan"

    Núi Sif Mons trên sao Kim

    Những chiếc bánh rán này là biểu hiện độc đáo của hoạt động núi lửa, khi dung nham sùi lên qua các khe nứt trên vỏ hành tinh
    Nhờ có sự hỗ trợ của các trạm "Venera"(ĐB là 15&16) người ta lập được bản đồ địa hình bán cầu bắc của hành tinh. Để làm việc này các chuyên gia Nga áp dụng một phương pháp độc đáo bằng cách sử dụng hai máy định vị vô tuyến và xử lý ảnh sau đó trên máy vi tính. Các nhà địa chất Nga đã tiến hành phân tích chi tiết địa hình trên sao Kim. Về sau, trạm "Magellan" của Mỹ cũng tiến hành chụp ảnh địa hình toàn bộ sao Kim theo cách tương tự.
    có tí tg rỗi mới bổ sung được ntn thôi@@

  2. #2
    Guest
    hồi hè , cả tháng nắng ráo , tới bữa 6/6 , mưa ầm ầm [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Đề nghị đồng chí Hoàng viết bài chuẩn khoa học và bỏ qua các đoạn mang tính cá nhân đi nhé,ko hay đâu,nhiều người lớn vào forum đọc lắm đấy,sửa ngay đi,ko chị bảo anh admin sửa đấy :P

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trêu tẹo thôi, sửa rùi đó [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    hay đấy, cho anh tạm cái link tiếng Anh để anh đọc nốt chống móm đi em, tiếp tục phát huy nào

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    ờ hok, cái này em lấy từ sách của em ra, ko có trên mạng đâu @@(Chuẩn bị update bài nhá, nhà mới có cái máy scan, scan ảnh từ sách lên thôi ^^)

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    "Những quan sát lâu dài tầng mây của sao Kim từ trạm "Mariner - 10" giúp phát hiện ra nhiều chi tiết ổn định lộ rõ bằng tia tử ngoại. Những chi tiết này chuyển dịch theo hướng quay của hành tinh, nhưng vượt chuyển động quay rất lớn với chu kỳ 4 ngày đêm. Từ đó cho thấy tại mức giới hạn trên của tầng mây (60-70 km phía trên mặt hành tinh) có những luồng gió thổi theo hướng cố định từ đông sang tây với tốc độ 110km/giây (khu vực gần xích đạo). Tính theo thang đo ở TĐ thì ngang với sức bão cực mạnh"
    Cái này có dịch sai không, hay là có sự nhầm lẫn nào không khi mà sức gió lên tới 110km/giây?

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi zhungonlyx
    "Những quan sát lâu dài tầng mây của sao Kim từ trạm "Mariner - 10" giúp phát hiện ra nhiều chi tiết ổn định lộ rõ bằng tia tử ngoại. Những chi tiết này chuyển dịch theo hướng quay của hành tinh, nhưng vượt chuyển động quay rất lớn với chu kỳ 4 ngày đêm. Từ đó cho thấy tại mức giới hạn trên của tầng mây (60-70 km phía trên mặt hành tinh) có những luồng gió thổi theo hướng cố định từ đông sang tây với tốc độ 110km/giây (khu vực gần xích đạo). Tính theo thang đo ở TĐ thì ngang với sức bão cực mạnh"
    Cái này có dịch sai không, hay là có sự nhầm lẫn nào không khi mà sức gió lên tới 110km/giây?
    Ko đâu bạn, cái này mình hok tự dịch, ở trong sách, và check lại thì nó cũng đúng là như vậy [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Âm thanh kỳ lạ từ các hành tinh trong Hệ Mặt Trời
    Bởi damtuyen232 trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 27-07-2017, 07:15 AM
  2. Trả lời: 108
    Bài viết cuối: 16-12-2012, 03:23 AM
  3. Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 01-09-2012, 11:48 AM
  4. Kim tinh đi ngang Mặt Trời trong tháng 6 này?
    Bởi kieugiangtdd trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 14-05-2012, 03:54 AM
  5. Sao Mộc-Hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời
    Bởi suachuasmartphone.vn trong diễn đàn Phim , Ảnh thiên văn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 12-02-2012, 08:16 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •