Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Guest
    Ngày 30/6/1908 ở một vùng xa xôi của nước Nga, một quả cầu lửa đã được nhìn thấy trên bầu trời ban ngày. Trong khoảnh khắc đó, nó đã phát nổ trên bầu khí quyển của sông Podkamennaya Tunguska thuộc Siberia, nay là Krasnoyarsk Krai, nước Nga. Sự kiện này ngày nay được biết đến phổ biến với cái tên Sự kiện Tunguska, được cho là đã được gây ra bởi một sao chổi hoặc tiểu hành tinh nào đó, nó không va chạm với Trái Đất mà chỉ phát nổ cách bề mặt Trái Đất khoảng 5 đến 10 km.

    Trong thời gian đó, rất khó để có thể tiếp cận được khu vực này của Siberia. Mãi cho đến năm 1927, Leonid Kulik dẫn đầu đoàn thám hiểm đầu tiên của Liên Xô đến Tunguska để điều tra sự việc. Ông cùng đoàn thám hiểm đã nghiên cứu rất kĩ lưỡng, điều tra và phỏng vấn người dân địa phương, nhưng ông không thể tìm thấy mảnh vỡ thiên thạch hay miệng núi lửa nào.


    Cây cối ở Tunguska sau sự kiện đó, ảnh được chụp vào năm 1927 sau khi các nhà khoa học của Nga cuối cùng cũng có thể đến được hiện trường. Credit : Đoàn thám hiểm dẫn đầu bởi Leonid Kulik của Viện Hàn lâm Khoa học Liên xô


    Hình ảnh một khối khí trên bầu trời và chiếc máy bay của hải quân Mỹ, và sau đó nó đã phát nổ. Để thêm nhiều thông tin về ảnh này bạn xem tại Wikimedia Commons : http://commons.wikimedia.org/wiki/Fi...land_1986.JPEG

    Trong những năm sau đó, rất nhiều người đã đưa ra nhiều giả thuyết về vụ nổ Tunguska, như là cuộc gặp mặt của người ngoài hành tinh với Trái Đất, một lỗ đen mini, hay là phản vật chất. Nhưng sự thật bình thường hơn rất nhiều, nhiều khả năng sự việc diễn ra là do một sao chổi hoặc tiểu hành tinh nào đó va chạm với bầu khí quyển của chúng ta và phát nổ, nếu như nó là một tiểu hành tinh thì nó phải có kích cỡ bằng 1/3 sân bóng đá và di chuyển khoảng 15 km mỗi giây.

    Nhưng vì vụ nổ đã diễn ra cách đây khá lâu nên chúng ta cũng không thể biết một cách chính xác nó là sao chổi hay tiểu hành tinh. Tuy nhiên vì thế, trong vài thập kỉ gần đây, các nhà khoa học đã nghiêm túc hơn về việc các thiên thể tác động đến Trái Đất chúng ta, ngày nay có nhiều chương trình và đài quan sát chuyên quan sát các thiên thể gần Trái Đất, và các nhà khoa học thường gặp mặt nhau và đề ra những ý kiến, phương pháp để đề phòng các thiên thể đất thật gần Trái Đất.


    Bản đồ thể hiện vị trí gần đúng của vụ nổ Tunguska năm 1908.

    Atn Astr theo Earthsky.org

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    theo nhận định của một số chuyên gia thì đó chỉ là một vụ va chạm thiên thạch bình thường như nhiều vùng khác, nhưng mấu chốt nằm ở chỗ là mẩu thiên thạch đó rơi trúng một túi khí đốt nên xảy ra một vụ nổ kinh hoàng đến vậy. Giả thiết này đã được Discovery Channel dựng thành 1 series 2 tập để minh họa.



    Nó tương tự việc bạn mở van khí gas ở nhà và gí mẩu diêm cháy dở vào (hậu quả thế nào mọi người tự biết) ở quy mô nhỏ [IMG]images/smilies/19.gif[/IMG]


 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •