Tàu bay trên quỹ đạo sao hỏa Reconnaissance của NASA chụp được hình ảnh về vệ tinh Phobos và Deimos , từ khoảng cách khoảng 6,800 km (khoảng 4,200 dặm).
Bản quyền: NASA/JPL/University of Arizona
Trong tất cả các mặt trăng trong hệ mặt trời, Phobos của sao hỏa có quỹ đạo gần nhất với hành tinh của nó , chỉ cách vài nghìn dặm với bề mặt. Đó là lý do mà các nhà thiên văn tới tận cuối thế kỷ 19 mới nhìn thấy nó. Còn Deimos, phải hứng những đợt bắn phá từ các tiểu hành tinh hơn hầu hết các mặt trăng trong hệ mặt trời, sự tương đồng đó làm dấy lên câu hỏi về sự hình thành của nó.
Phát hiện và đặt tên
Vào đầu thế kỷ 17, nhà thiên văn học người Đức Johannes Kepler đã đặt giả thiết rằng sao hỏa có thể có 2 mặt trăng. Không có bằng chứng nào về các mặt trăng được tìm thấy. Cho dù hầu hết mọi người nghĩ rằng sao hỏa không có mặt trăng, nhà thiên văn người Mỹ Asaph Hall đã thực hiện phương pháp nghiên cứu từ Đài thiên văn U.S. Naval ở Washington, D.C., nghiên cứu kỹ hơn về hành tinh này hơn những nghiên cứu trước đây. Sau những thất bại, Hall tuyệt vọng và chuẩn bị bỏ cuộc thì vợ ông, Angelina, thúc giục ông tiếp tục. Đêm tiếp theo, nagyf 12/8/1877, ông tìm ra mặt trăng mà sau này là Deimos. Sau ngày sau, ông tìm ra Phobos nữa. Hai mặt trăng nằm quá gần hành tinh của nó tới mức bị ẩn sau ánh sáng của sao hỏa. Với kích cỡ của tiểu hành tinh, chúng là 2 trong số mặt trăng nhỏ nhất hệ mặt trời , Phobos to gấp 7.24 lần Deimos
Cũng như những thiên thể trong hệ mặt trời, các mặt trăng của sao hỏa cũng được đặt theo tên thần thoại Hy Lạp. Trong trường ca Iliad của Homer, Deimos (Kinh hoàng) và Phobos (Khiếp sợ) là 2 người con song sinh của Thần chiến tranh Mars (Ares của Hy Lạp), và đi theo ông tới các cuộc chiến.
Khám phá mặt trăng
Mất gần 1 thể kỷ nữa thì các nhà khoa học mới bắt đầu hiểu được 2 mặt trăng tý hon của sao hỏa Trong năm 1971, Tàu vũ trụ Mariner 9 của NASA trở thành vệ tinh nhân tạo đầu tiên bay trên quỹ đạo hành tinh khác. Hình ảnh về Phobos và Deimos cho thấy chúng có bề mặt lổn nhổn , hình như củ khoai tây thay vì hình cầu như hầu hết mặt trăng khác. Quan sát Phobos và Deimos khá hạn chế vì cùng 1 mặt luôn hướng về bên ngoài.
Cuộc thám hiểm vẫn còn tiếp tục, các nhà khoa học có thể biết thêm thông tin về 2 vệ tinh này. Tàu Viking bay vào trước cuối những năm 1970s. Nhiệm vụ Soviet Phobos 2 , tàu Mars Global Surveyor của NASA, và tàu European Mars Express đều cung cấp những manh mối về 2 mặt trăng. Các tàu trên bề mặt sao hỏa cũng đang hoạt động Spirit, Opportunity, và Curiosity đều đang cung cấp hình ảnh về mặt đất. NASA có thể không kết thúc được với Phobos. Cơ quan hàng không đang cân nhắc nhiệm vụ Phobos Surveyor, đưa tàu nhỏ lên bề mặt mặt trăng.

Hình thành và Cấu tạo
Hai hành tinh đều có màu xám tối và bị bắn phá nặng nề. Đây là những thiên thể tối nhất, kém phản xạ nhất trong hệ mặt trời .
Sau khi quan sát cặp đôi này, các nhà khoa học kết luận chúng được làm bởi những vật chất tương tự cac bon thiên thạch loại I và II, những vật chất tạo nên các tiểu hành tinh và các hành tinh lùn. Cấu tạo và hình dáng kỳ lạ đưa 1 số nhà khoa học kết luận Phobos và Deimos đến từ vành đai tiểu hành tinh với trọng lực của sao Mộc đầy chúng vào quỹ đạo quanh sao hỏa cách đây rất lâu.
Tuy nhiên, các nhà khoa học không chắc chắn về vành đai tiểu hành tinh là nơi sinh của các mặt trăng. Cả hai đều có quỹ đạo gần tròn không giống với các thiên thể bị bắt cóc. Hơn nữa, các mặt trăng cũng không đặc như các thiên thể trong vành đai. Thay vào đó, các mặt trăng có thể được hình thành như các vệ tinh quanh sao hỏa với bụi và đá bị hút lại bởi trọng lực.
Khả năng thứ 3 là do va chạm, như mặt trăng trái đất, với các mảnh lớn bị bật ra từ quỹ đạo hành tinh chỉ còn lại Deimos và Phobos.
Phobos đang quay tròn theo hướng vào trong với tỷ lệ 1.8 cm/ năm hay 1.8 mét mỗi thế kỷ. Trong vòng 50 triệu năm nữa, mặt trăng sẽ va vào hành tinh của nó và bị xé toạc thành vành đai quanh sao hỏa. Deimos sẽ có kết cục ngược lại. Quỹ đạo của nó chầm chậm rời xa sao hỏa và thực tế và sẽ bay vào không gian.
Trên bề mặt
Một miệng thiên thạch hiện rõ trên Phobos. Kéo dài gần 6 dặm (9.5km) có tên là Stickney bao phủ hầu như toàn bộ mặt trăng. Ảnh hưởng của nó tạo nên những va chạm lần 2, khi đá bay lên và rơi ngược lên Phobos. Miệng thiên thạch mang tên người vợ đã động viên Hall.
Nhiệt độ thay đổi trên Phobos phụ thuộc vào việc đứng ở bề mặt sáng hay hướng về sao hỏa. Ở mặt được chiếu sáng, nhiệt độ như một ngày đông dễ chịu ở Chicago, tới 25 độ F (-4 độ C), trong khi mặt tối lạnh chỉ có -170 độ F (-112 độ C)
Mặt trăng Phobos quá nhỏ đến nỗi một người 150 cân Anh đứng trên mặt nó chỉ nặng 2 ounces.
Deimos cũng như Phobos với những miệng hố thiên thạch. Nhưng vì mặt trăng quá nhỏ nên các thiên thể chỉ cần đi với vận tốc 13 dặm/h để bay ngược lại vào không gian.
Chỉ có 2 miệng núi lửa trên Deimos được đặt tên. Năm 1726, tác giả người Anh Jonathan Swift nhắc đến Kepler khi ông nói về 2 mặt trăng của sao hỏa trong sách viễn tưởng Cuộc phiêu lưu của Gulliver. Vài năm sau, nhà văn Pháp Voltaire nhắc đến 2 mặt trăng trong 1 câu chuyện ngắn. 2 miệng núi lửa mang tên của những tác giả này.
Thông tin về Phobos:
Bán kính: 6.9 miles (11.1 km)
Khoảng cách từ trung tâm Sao hỏa: 5,826 miles (9,376 km)
Khoảng cách gần nhất : 5,738 miles (9,234 km)
Khoảng cách xa nhất : 5,914 miles (9,518 km)
Quỹ đạo lệch tâm: 0.0151
Góc nghiêng quỹ đạo: 1.075 degrees
Thời gian quay trên quỹ đạo: 7.65 hours
Khối lượng: 1.0659 x 10^16 kg
Mật độ: 1.872 g/cm^3
Trọng lực bề mặt : 0.0057m/s^2
Vận tốc thoát ra: 25 mph (41 km/h)
Nguồn: http://www.space.com/20346-phobos-moon.html
Thông tin về Deimos:
Bán kính: 3.9 miles (6.2 km)
Khoảng cách từ trung tâm Sao hỏa: 14,576 miles (23,458 km)
Khoảng cách gần nhất: 14,576 miles (23,458 km)
Khoảng cách xa nhất: 14,576 miles (23,458 km)
Quỹ đạo lệch tâm: 0.0002
Góc nghiêng quỹ đạo: 1.788 degrees
Thời gian quay trên quỹ đạo: 30 hours
Khối lượng: 1.4762 x 10^15 kg
Mật độ: 1.471 g/cm^3
Trọng lực bề mặt: 0.003 m/s^2
Vận tốc thoát ra: 13 mph (20 km/h)

Nguồn: http://www.space.com/20345-deimos-moon.html