Bản quyền: NASA/JPL

Vào năm 1846, khi các nhà thiên văn hoc Châu Âu tranh cãi về cái gọi là hành tinh thứ 8 đã được tìm thấy, chúng thực ra được đặt tên là Sao Hải Vương (SHV) theo tên vị thần biển La Mã. Cái tên hóa ra lại hợp với SHV vì chúng ta biết rằng nó có màu xanh đại dương với những đốm trắng và xanh đậm chạy ngang qua những đám mây.

Giống như Sao Thiên Vương, các nhà thiên văn phân loại SHV là hành tinh băng khổng lồ - 1 thế giới to gấp 4 lần đường kính trái đất với khí quyển dày hầu hết là Hidro và Heli trộn với 1 ít nước, amoniac và các thành phần khác.

Nếu sao thiên vương cách xa 1.76 tỷ dặm tính từ mặt trời, SHV nằm xa hơn 1 tỷ dăm nữa- 30 lần từ trái đất đến mặt trời.


Khí quyển bất trị

Các nhà thiên văn đã hy vọng SHV sẽ trông khá là tẻ nhạt-1 thế giới không thời tiets, không đặc trưng trong băng giá dày đặc. Thay vào đó, Voyager hé lộ một bầu khí quyển hỗn loạn với mây sáng lăn tăn và những cơn bão mãnh liệt. Ngạc nhiên là, những cơn gió nhanh nhất từng được ghi lại trong hệ mặt trời đều diễn ra ở SHV, lên đến khoảng 1300 dặm ( khoảng 2100 km) một giờ.

Đằng sau hoạt động khí tượng này hóa ra là từ nội nhiệt của SHV, có thể nóng hơn cả Sao thiên vương “Khi bạn đi xa khỏi măt trời đến sao mộc, sao thổ, sao thiên vương đều lạnh hơn khí quyển của hành tinh trước nó," Heidi Hammel, phó chủ tịch điều hành của Hiệp hội các trường đại học nghiên cứu về thiên văn (AURA), một tổ chức phi lợi nhuận trụ sở tại Washington, D.C. nói. "Nhưng khi bạn đến SHV nó sẽ ấm như sao thiên vương" (Nói theo 1 cách tương đối, cả 2 sẽ lạnh ở khoảng -355 độ F (-215 độ C).)

NHững nguồn nhiệt hành tinh điển hình, bao gồm nội nhiệt còn lại từ quá trình hình thành và sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ có thể góp phần vào nhiệt độ SHV

Vành đai nặng nề

SHV như các hành tinh khổng lồ anh em khác, có hệ vành đai. Nhưng thay vì có cấu trúc hình vòng nổi bật , vành đai của SHV mập mạp 1 cách khó hiểu, với phần vật chất hình cầu tạo hình vòng cung của vành đai ngoài. "Những hòn này là những nơi nhiều vành đai bị dính vào nhau” Hammel nói.

Sự ảnh hưởng của lực hấp dẫn từ những mặt trăng nhỏ có thể gây ra sự tạo thành thông thường của vành đai. Nhưng những quan sát của Hammel và đồng nghiệp trong những năm gần đây cho thấy quá trình này hóa ra quá chặt chẽ. “ Những vị trí của các vòng cung liên quan đến nhau đã thay đổi theo nhiều cách mà chúng ta không thể hiểu nổi”

Từ trường hỗn loạn

Khi Voyager 2 phát hiện ra từ trường kỳ lạ ở sao thiên vương, các nhà khoa học phát hiện ra sự va chạm nào đó đã va vào cạnh của hành tinh cũng đã góp phần tạo nên từ trường này. Khi Voyager 2 đo đạc từ trường của SHV , nó cũng có nguồn gốc từ vùng xa trung tâm và cũng không thẳng hàng với chiều quay của hành tin như các hành tinh khác.

"Không ai ngờ những từ trường bắt nguồn từ trung tâm hành tinh và nghiêng ở những góc kỳ cục như vậy," Hammel nói.

Giả thuyết tốt nhất, Hammel nói, là từ trường được tạo nên không phải từ lõi SV như trái đất, sao mộc và các hành tinh khác. Thay vào đó, nó phát ra từ lớp dẫn điện giữa lõi và bề mặt– "một lớp phủ bằng nước mặn,"

Mặt trăng bị bắt giữ cáu kỉnh?

Trong 13 mặt trăng của SHV, Triton cho đến giờ vẫn là lớn nhất và duy nhất đủ khối lượng để có hình cầu. Lạ kỳ là. Triton có quỹ đạo thụt lùi, tự quay hướng ngược lại với hành tinh và các mặt trăng khác. Thêm nữa, quỹ đạo có góc thay vì 1 mặt phẳng quanh xích đạo như các vệ tinh điển hình.

Nhưng đặc điểm này cho thấy Triton không tạo nên quanh SHV. Thay vào đó , trọng lực của hành tinh có thể đã bắt giữ Triton, thiên thể đá và băng bay ngang qua từ Vành đai Kuiper, dải các thiên thể gồm cả Sao DIêm Vương bên ngoài khu vực của SHV. "Giả thuyết hàng đầu là về vụ bắt giữ," Candice Hansen, nhà khoa học kỳ cựu ở Viện khoa học hành tinh ở Tucson, Ariz nói.

Nguồn: http://www.lifeslittlemysteries.com/...mysteries.html