Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Guest

    Bản quyền: NASA/JPL

    Vào năm 1846, khi các nhà thiên văn hoc Châu Âu tranh cãi về cái gọi là hành tinh thứ 8 đã được tìm thấy, chúng thực ra được đặt tên là Sao Hải Vương (SHV) theo tên vị thần biển La Mã. Cái tên hóa ra lại hợp với SHV vì chúng ta biết rằng nó có màu xanh đại dương với những đốm trắng và xanh đậm chạy ngang qua những đám mây.

    Giống như Sao Thiên Vương, các nhà thiên văn phân loại SHV là hành tinh băng khổng lồ - 1 thế giới to gấp 4 lần đường kính trái đất với khí quyển dày hầu hết là Hidro và Heli trộn với 1 ít nước, amoniac và các thành phần khác.

    Nếu sao thiên vương cách xa 1.76 tỷ dặm tính từ mặt trời, SHV nằm xa hơn 1 tỷ dăm nữa- 30 lần từ trái đất đến mặt trời.


    Khí quyển bất trị

    Các nhà thiên văn đã hy vọng SHV sẽ trông khá là tẻ nhạt-1 thế giới không thời tiets, không đặc trưng trong băng giá dày đặc. Thay vào đó, Voyager hé lộ một bầu khí quyển hỗn loạn với mây sáng lăn tăn và những cơn bão mãnh liệt. Ngạc nhiên là, những cơn gió nhanh nhất từng được ghi lại trong hệ mặt trời đều diễn ra ở SHV, lên đến khoảng 1300 dặm ( khoảng 2100 km) một giờ.

    Đằng sau hoạt động khí tượng này hóa ra là từ nội nhiệt của SHV, có thể nóng hơn cả Sao thiên vương “Khi bạn đi xa khỏi măt trời đến sao mộc, sao thổ, sao thiên vương đều lạnh hơn khí quyển của hành tinh trước nó," Heidi Hammel, phó chủ tịch điều hành của Hiệp hội các trường đại học nghiên cứu về thiên văn (AURA), một tổ chức phi lợi nhuận trụ sở tại Washington, D.C. nói. "Nhưng khi bạn đến SHV nó sẽ ấm như sao thiên vương" (Nói theo 1 cách tương đối, cả 2 sẽ lạnh ở khoảng -355 độ F (-215 độ C).)

    NHững nguồn nhiệt hành tinh điển hình, bao gồm nội nhiệt còn lại từ quá trình hình thành và sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ có thể góp phần vào nhiệt độ SHV

    Vành đai nặng nề

    SHV như các hành tinh khổng lồ anh em khác, có hệ vành đai. Nhưng thay vì có cấu trúc hình vòng nổi bật , vành đai của SHV mập mạp 1 cách khó hiểu, với phần vật chất hình cầu tạo hình vòng cung của vành đai ngoài. "Những hòn này là những nơi nhiều vành đai bị dính vào nhau” Hammel nói.

    Sự ảnh hưởng của lực hấp dẫn từ những mặt trăng nhỏ có thể gây ra sự tạo thành thông thường của vành đai. Nhưng những quan sát của Hammel và đồng nghiệp trong những năm gần đây cho thấy quá trình này hóa ra quá chặt chẽ. “ Những vị trí của các vòng cung liên quan đến nhau đã thay đổi theo nhiều cách mà chúng ta không thể hiểu nổi”

    Từ trường hỗn loạn

    Khi Voyager 2 phát hiện ra từ trường kỳ lạ ở sao thiên vương, các nhà khoa học phát hiện ra sự va chạm nào đó đã va vào cạnh của hành tinh cũng đã góp phần tạo nên từ trường này. Khi Voyager 2 đo đạc từ trường của SHV , nó cũng có nguồn gốc từ vùng xa trung tâm và cũng không thẳng hàng với chiều quay của hành tin như các hành tinh khác.

    "Không ai ngờ những từ trường bắt nguồn từ trung tâm hành tinh và nghiêng ở những góc kỳ cục như vậy," Hammel nói.

    Giả thuyết tốt nhất, Hammel nói, là từ trường được tạo nên không phải từ lõi SV như trái đất, sao mộc và các hành tinh khác. Thay vào đó, nó phát ra từ lớp dẫn điện giữa lõi và bề mặt– "một lớp phủ bằng nước mặn,"

    Mặt trăng bị bắt giữ cáu kỉnh?

    Trong 13 mặt trăng của SHV, Triton cho đến giờ vẫn là lớn nhất và duy nhất đủ khối lượng để có hình cầu. Lạ kỳ là. Triton có quỹ đạo thụt lùi, tự quay hướng ngược lại với hành tinh và các mặt trăng khác. Thêm nữa, quỹ đạo có góc thay vì 1 mặt phẳng quanh xích đạo như các vệ tinh điển hình.

    Nhưng đặc điểm này cho thấy Triton không tạo nên quanh SHV. Thay vào đó , trọng lực của hành tinh có thể đã bắt giữ Triton, thiên thể đá và băng bay ngang qua từ Vành đai Kuiper, dải các thiên thể gồm cả Sao DIêm Vương bên ngoài khu vực của SHV. "Giả thuyết hàng đầu là về vụ bắt giữ," Candice Hansen, nhà khoa học kỳ cựu ở Viện khoa học hành tinh ở Tucson, Ariz nói.

    Nguồn: http://www.lifeslittlemysteries.com/...mysteries.html

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Bổ xung thêm về việc phát hiện ra hải vương tinh.
    Người tìm ra sao Hải Vương (Neptune) chỉ nhờ các phép tính về quỹ đạo các hành tinh

    Nhà thiên văn học U-banh Lơ-ve-ri-ê (Urbain Leverrier, 1811-1877) sinh ra trong một gia đình công chức nhỏ tại vùng Noóc-măng-đi nước Pháp. Ông học ở trường Bách Khoa và được giữ lại tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở đó. Ông đã say sưa thích thú tính toán chuyển động của các sao chổi và của các hành tinh, nhất là sao Thủy (Mercure). Với những thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc về thiên văn học, ông được nhận danh hiệu Viện sĩ Hàn lâm Pháp khi ông tròn 34 tuổi.

    [Hình: L10_C2_B4_h18.jpg]

    Urbain Leverrier, 1811-1877

    Vào thời kỳ bấy giờ, các nhà thiên văn đang tranh luận sôi nổi về “điều bí mật” của sao Thiên Vương (Uranus) vì hành tinh này không phục tùng theo những định luật về chuyển động của các hành tinh do Giô-han Kê-ple (Johannes Kepler, 1571-1630) nêu ra và không theo đúng định luật vạn vật hấp dẫn của I-săc Niu-tơn (Issac Newton, 1642-1727). Điều bí ẩn là vị trí của sao Thiên Vương trên bầu trời không bao giờ phù hợp với những tiên đoán dựa vào các phép tính của các nhà thiên văn thời bấy giờ. Nhà thiên văn học trẻ tuổi Lơ-ve-ri-ê muốn nghiên cứu tìm hiểu điều bí ẩn này và tự đặt câu hỏi tại sao sao Thiên Vương lại không tuân theo những quy luật chuyển động của các thiên thể. Một số nhà thiên văn thời bấy giờ đã dự đoán rằng con đường đi của sao Thiên Vương bị sức hút của sao Mộc (Jupiter) hay sao Thổ (Saturne) quấy nhiễu. Khi đó riêng Lơ-ve-ri-ê đã nêu lên một giả thiết hết sức táo bạo, dựa vào các phép tính mà ông đã thực hiện. Ông cho rằng sao Thiên Vương không ngoan ngoãn theo tiên đoán của các nhà thiên văn có lẽ do bị ảnh hưởng bởi một hành tinh khác chưa được biết đến ở xa Mặt Trời hơn sao Thiên Vương. Hành tinh này đã tác động lên sao Thiên Vương làm cho nó có những nhiễu loạn khó có thể quan sát được. Lơ-ve-ri-ê đã kiên nhẫn tính toán làm việc trong phòng suốt hai tuần liền, với biết bao công thức, nhìn vào ai cũng cảm thấy chóng mặt. Cuối cùng chỉ dựa vào thuần túy các phép tính, Lơ-ve-ri-ê xác nhận rằng có sự hiện diện của một hành tinh chưa biết tên. Vào thời gian đó, ở Pháp vì đài thiên văn Pa-ri không đủ mạnh, nên không thể nhìn được hành tinh đó. Ngay sau đó, Lơ-ve-ri-ê phải nhờ nhà thiên văn Gan (Galle) ở đài quan sát Bec-lin xem xét hộ. Ngày 23 tháng 9 năm 1846, Gan đã hướng kính thiên văn về khu vực bầu trời đã được Lơ-ve-ri-ê chỉ định và vui mừng tìm thấy một hành tinh chưa có tên trên danh mục. Như vậy sức mạnh của tài năng con người lại được thể hiện một cách xuất sắc qua việc khám phá ra hành tinh mới này. Mọi người đều thán phục, chúc mừng cuộc khám phá thành công tốt đẹp này và cho rằng Lơ-ve-ri-ê đã phát hiện ra một hành tinh mới chỉ nhờ vào đầu chiếc bút chì của mình (!). Đây là một bài toán rất khó, nó không giống bài toán tìm ngày, giờ, địa điểm xuất hiện nhật thực, nguyệt thực vì các chi tiết chỉ biết phỏng chừng thông qua các nhiễu loạn, do tác động của một vật chưa biết, người ta cần phải tìm quỹ đạo và khối lượng của hành tinh đó, cần xác định khoảng cách của nó tới Mặt Trời và các hành tinh khác v.v… Hành tinh mới này được đặt tên là sao Hải Vương (Neptune). Cũng vào thời điểm đó nhà thiên văn học người Anh là A-đam (Adam) cũng phát hiện ra hành tinh đó và người này không biết đến công trình của người kia. Tuy vậy, Lơ-ve-ri-ê vẫn được xem là người đầu tiên phát hiện ra sao Hải Vương và sau đó ông được nhận học vị Giáo sư Đại học Xoóc-bon đồng thời được nhận Huy chương Bắc đẩu bội tinh. Năm 1853 U-banh Lơ-ve-ri-ê được Hoàng đế Na-pô-lê-ông (Napoléon) Đệ Tam phong chức Giám đốc Đài quan sát Pa-ri. Ông mất năm 1877. Các nhà thiên văn học trên thế giới đã đánh giá cao phát minh quan trọng này của Lơ-ve-ri-ê.
    (ST)

    Nguồn: thay-do.net


 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •