Mặt trăng là người hàng xóm gần nhất của Trái Đất và có 10 điều đáng ngạc nhiên về nó

1. Sự hình thành mặt trăng

Mặt trăng được tạo nên khi một thiên thạch cỡ sao hoả đâm vào trái đất, 1 thời gian ngắn sau khi hệ mặt trời bắt đầu hình thành cách đây 4,5 tỷ năm, theo học thuyết hiện hành.
2.Bị khoá trên quỹ đạo

Có lẽ thứ hay ho nhất về mặt trăng là nó luôn quay 1 mặt về trái đất.
Từ xa xưa, lực hấp dẫn của trái đất làm chậm vòng quay quanh trục của mặt trăng. Cho tới khi nó đủ chậm để khớp vừa vặn với chu kỳ trên quỹ đạo (thời gian mặt trăng quay quanh trái đất) hiệu ứng được giữ vững. Nhiều mặt trăng khác của các hành tinh khác cũng gặp tình trạng tương tự. Vậy còn các pha của nó? Khi mặt trăng quay quanh trái đất, có 1 lúc nó nằm giữa mặt trời và trái đất, và nửa sáng quay mặt đi với trái đất. Nó gọi là Trăng non ( cũng chẳng có phần tối nào của mặt trăng cả, đơn giản là phần mà chúng ta không bao giờ nhìn thấy nó)
Khi mặt trăng quay trên quỹ đạo, hình dạng phản chiếu ánh sáng tới trái đất như 1 lưỡi liềm bạc là trăng lưỡi liềm. Một khi nó đối diện với mặt trời, nó hoàn toàn được chiếu sáng dưới mắt ta- trăng tròn.
3.Cây mặt trăng Apollo

Hơn 400 cây ở trái đất đến từ mặt trăng. Thật ra chúng đến từ quỹ đạo mặt trăng. Vào năm 1971, nhà du hành Apollo 14 Stuart Roosa đã đem 1 đống hạt theo và trong khi Alan Shepard và Edgar Mitchell bận bịu đi tản bộ trên bề mặt, Roosa đã giữ đống hạt đó.
Sau đó các hạt được đem về trái đất, trồng ở các vùng khác nhau và có tên là cây mặt trăng. Hầu hết chúng đều khá tốt.
4.Chỉ có một mặt trăng ư?

Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên của trái đất. Nhưng duy nhất ư? có lẽ không phải. Vào năm 1999, các nhà khoa học tìm thấy tiểu hành tinh rộng 3 năm (5km) có thể bị lực hấp dẫn của trái đất bắt lại, vì thế trở thành vệ tinh của chúng ta.
Tên nó là Cruithne, mất 770 năm để hoành thành một quỹ đạo hình móng ngựa quanh trái đất, theo các nhà khoa học, nó sẽ ở vị trí đó vệ tinh đó trong ít nhất 5,000 năm nữa.
5.Túi chịu đòn thiên thạch

Mặt trăng có bề mặt bị bắn phá nặng nề là kết quả của những thiên thạch cách đây 4,1 -3,8 tỷ năm trước.

Vết sẹp chiến tranh đó là những hố thiên thạch không bị xói mòn do 2 nguyên nhân: Mặt trăng không hoạt động về địa chất lắm, vì thế những động đất, núi lửa và tạo núi không phá huỷ các cảnh quan như trên trái đất, với việc không có khí quyển , không có gió mưa nên rất ít sự xói mòn diễn ra trên bề mặt.
6.Trứng mặt trăng

Mặt trăng không phải hình tròn (hay hình cầu). Thay vào đó, nó có hình quả trứng. Nếu bạn đi ra ngoài và nhìn lên, 1 trong những đoạn cuối nhỏ đang chĩa vào bạn. và khối lượng ở trung tâm mặt trăng không phải là trung tâm địa lý của vệ tinh này mà là 1,2 dặm (2km) tính từ trung tâm.
7.Động "trăng"

Các nhà phi hành Apollo đã sử dụng máy đo địa chấn trong lúc họ tới mặt trăng và phát hiện ra những chấn động nhỏ, bắt nguồn từ vài dặm dưới bề mặt, được cho là do lực kéo của Trái đất. Đôi khi những nứt gãy nhỏ xuất hiện trên bề mặt và có khí thoát ra.

Các nhà khoa học nói họ nghĩ là mặt trăng có thể có lõi nóng và có thể bị nóng chảy 1 phần như lõi trái đất. Nhưng dữ liệu từ Lunar Prospector của NASA cho thấy năm 1999 rằng lõi mặt trăng nhỏ - có lẽ chiếm 2-4% khối lượng. ĐIều này chẳng là gì so với trái đất, nơi lõi sắt chiếm 30% khối lượng hành tinh.
8.Mặt trăng là hành tinh?

Mặt trăng của chúng ta lớn hơn Sao Diêm Vương. Bằng 1/4 đường kính trái đất, một số nhà khoa học nghĩ rằng mặt trăng giống 1 hành tinh. và coi hệ trái đất, mặt trăng là hệ hành tinh đôi.
9.Thuỷ triều

Thuỷ triều trên trái đất được gây ra chủ yếu là mặt trăng.

Lực hấp dẫn của mặt trăng kéo đại dương trên trái đất. Một thuỷ triều ở thẳng hàng mặt trăng và trái đất. Một thuỷ triều khác diễn ra ở phía bên kia vì lực hấp dẫn kéo trái đất về mặt trăng mạnh hơn mặt trăng kéo nước.

Điều này tạo nên hiệu ứng: năng lượng tự quay của trái đất bị mặt trăng lấy mất, làm hành tinh chúng ta bị chạm lại khoảng 1,5 mili giây mỗi thế kỷ.
10.Tạm biệt mặt trăng

KHi bạn đọc được điều này, mặt trăng đang di chuyển xa khỏi chúng ta. Mỗi năm mặt trăng lấy 1 ít năm lượng tự quay của trái đất, avf dùng nó để đẩy bản thân ra khoảng 3,8cm xa hơn khỏi quỹ đạo. Các nhà nghiên cứu nói khi nó được hình thành, mặt trăng cách trái đất khoảng 14,000 dặm (22,530 kilometers) . Giờ nó là hơn 280,000 dặm, hay 450,000 km.
Nguồn: http://www.space.com/19619-top-10-moon-facts.html