Mặt trời là trung tâm của hệ mặt trời, là ngôi sao ở xa nhất chiếm 98.8 % khối lượng của hệ mặt trời. Đường kính của mặt trời gấp 109 lần đường kính của trái đất ( Nghĩa là mặt trời có thể chứa một triệu trái đất bên trong)
NASA cho biết nhiệt độ bề mặt của mặt trời khoảng 10000 độ F ( 5.500 độ C) trong khi nhiệt độ lõi lên tới 27 triệu độ F ( 15 triệu độ C) xảy ra do các phản ứng tổng hợp hạt nhân. Mỗi phản ứng này cần 1 tỉ tấn thuốc nổ mỗi giây thì mới tương ứng với năng lượng mà mặt trời sản sinh ra.
Mặt trời là một trong số hơn 100 tỷ ngôi sao trong dải ngân hà. Nó có quỹ đạo khoảng 25.000 năm ánh sáng từ lõi thiên hà, hoàn thành một chu kỳ quay mỗi 250 triệu năm hoặc hơn. Mặt trời là một ngôi sao trẻ, nằm trong thế hệ những ngôi sao nổi tiếng như sao lớp I (Population I), khá giàu các nguyên tố nặng hơn Heli. Các thế hệ ngôi sao già hơn như sao lớp II hoặc III có thể đã tồn tại nhưng chúng ta vẫn chưa biết đến thành viên nào trong đó.




Sự hình thành và tiến hóa

Mặt trời được hình thành cách đây 4,6 tỉ năm. Nhiều nhà khoa học cho rằng, mặt trời và một phần của hệ mặt trời được hình thành từ một đám mây bụi khí khổng lồ được biết đến là tinh vân mặt trời. Khi các tinh vân này sụp đổ do trọng lực, nó quay nhanh hơn và tạo thành một đĩa bao quanh. Hầu hết các nguyên liệu sẽ bị hút về phía trung tâm để hình thành nên mặt trời.
Mặt trời có đủ nhiên liệu để hoạt động trong vòng 5 tỉ năm tới, sau đó nó sẽ nở ra trở thành một ngôi sao khổng lồ đỏ. Sau đó nó sẽ phá bỏ lớp vỏ bên ngoài và các lõi còn lại sẽ sụp đổ trở thành một ngôi sao lùn trắng. Cuối cùng nó sẽ trở nên mờ dần, ngừng phát sáng và trở thành một ngôi sao lùn đen.
Mặt trời và khí quyển của nó thì chia thành nhiều tầng, nhiều lớp: lõi, bức xạ và đối lưu. Khí quyển của mặt trời bao gồm quang quyển, sắc quyển, chuyển tiếp và nhật hoa. Ngoài ra còn có gió mặt trời, một luồng khí ga từ vùng nhật hoa.
Lõi mặt trời xuất phát từ tâm mặt trời, chiếm 0,25 bán kính mặt trời và chiếm 2% khối lượng của mặt trời. Tiếp đến là vùng bức xạ trong vùng từ 0,25 đến 0,75 bán kính mặt trời, chiếm 32% khối lượng của mặt trời. Ánh sáng từ lõi nằm rải trong khu vực này nên một photon đơn lẻ phải mất cả triệu năm mới tới được lớp bề mặt.
Vùng đối lưu chạm tới bề mặt của mặt trời, chiếm 66% khối lượng của mặt trời. Khí ga tập trung chủ yếu ở khu vực này. Có hai loại tế bào đối lưu năng lượng mặt trời chính tồn tại là tế bào hột mặt trời khoảng 600 dặm ( 1000 km) và tế bào siêu hột đường kính 20.000 dặm ( 30.000 km).
Quang quyển là lớp thấp nhất trong bầu khí quyển của mặt trời và phát ra ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy được. Nó dày 300 dặm ( 500 km). Nhiệt độ ở quang quyển là 11.000 độ F (6125 độ C) ở dưới đáy và 7460 độ F ( 4125 độ C) ở phía trên. Tiếp đến là sắc quyển nóng hơn với nhiệt độ là 35.500 độ F ( 19.725 độ C) được cấu tạo hoàn toàn bởi cấu trúc gai nhọn trải dài 600 dặm ( 1000 km) và cao 6000 dặm ( 10.000 km).
Tiếp đến là vùng chuyển tiếp dày từ vài trăm đến vài nghìn km được đốt nóng bởi vùng nhật hoa phía trên nó và tỏa ra các ánh sáng được gọi là tia cực tím. Trên cùng là tầng nhật hoa siêu nóng được hình thành từ các cấu trúc như các vòng lặp hay dòng khí ga bị ion hóa. Nhật hoa giao động trong ngưỡng 900.000 độ F (500.000 độ C) đến 10.8 triệu độ F ( 6 triệu độ C) và thậm chí có thể 10 triệu độ C khi mặt trời sảy ra sự cháy.

Từ trường

Độ mạnh từ trường của mặt trời chỉ lớn khoảng 2 lần từ trường trái đất. Tuy nhiên từ trường tập trung cao ở những khu vực nhỏ và mạnh hơn 3000 lần so với bình thường. Từ trường khu vực này lớn do mặt trời có vận tốc quay ở xích đạo nhanh hơn các vùng có vĩ độ cao hơn và do phần lõi bên trong của mặt trời quay nhanh hơn phần bề mặt. Những sự khác nhau này tạo nên nhiều hiệu ứng như các vết đen mặt trời, các vệt sáng hay những khối nhật hoa khổng lồ.

Thành phần hóa học

Cũng giống các ngối sao khác, mặt trời cấu tạo chủ yếu từ Hidro hà Heli. Các nguyên tố còn lại bao gồm oxy, cacbon, neon, nito, magie, sắt, silicon. Đối với 1 triệu nguyên tử hidro trong mặt trời có 98.000 nguyên tử heli, 850 oxy, 360 cacbon, 120 neon, 110 nito, 40 magie, 35 sắt, 35 silicon. Tuy nhiên hidro lại là nguyên tố nhẹ nhất trong số đó nên nó chỉ chiếm khoảng 72% khối lượng của mặt trời trong khi heli chiếm 26%.

Các vết đen và chu kỳ mặt trời

Các vết đen mặt trời tối hơn, có nhiệt độ thấp hơn các vùng khác và có hình dạng khá tròn. Từ trường ở đây hoạt động khá mạnh để giải phóng năng lượng từ bên trong mặt trời ra khỏi bề mặt của nó.
Số lượng các vế đen không cố định tùy thuộc vào hoạt động từ trường của mặt trời. Sự thay đổi từ ngưỡng 0 đến 250 sau đó lại quay trở về 0 diễn ra trong vòng 11 năm gọi là chu kỳ mặt trời. Cực của từ trường sẽ đảo chiều cuối mỗi chu kỳ.

Tham khảo tại nguồn http://www.space.com/58-the-sun-form...teristics.html
Nguồn lấy tin . www.thienvanhanoi.org
Cửa hàng thiên văn học HAS www.thienvanhanoi.org/cuahang