Ban đêm tại những vùng vĩ độ thấp, rất khó để đọc được một cuốn sách dưới ánh sáng tự nhiên, ngay cả khi trăng tròn và sáng nhất. Tuy nhiên, tại những vùng vĩ độ cao, có những thời điểm vào ban đêm, người ta có thể thấy rõ cảnh vật như lúc bình minh và việc đọc sách lúc này trở lên dễ dàng. Đó là khi hiện tượng đêm trắng xảy ra.

Hiện tượng “Ban ngày vùng cực”

Như chúng ta đã biết Trái Đất nghiêng khoảng 23° 27' nên về mùa hè của một trong hai bán cầu thì thời gian ban ngày sẽ tăng dần lên theo sự tăng lên của vĩ độ và tại vùng cực thì Mặt Trời sẽ không lặn trong một số ngày nhất định. Tại các vĩ độ như thế, thông thường người ta gọi hiện tượng này là “Ban ngày vùng cực”.



“Đêm trắng” và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này

Các vị trí nằm trong khoảng từ khoảng vĩ độ 60 trở lên nhưng ở phía nam vòng Bắc cực hay phía bắc vòng Nam cực thay vì có ban ngày vùng cực thì có hiện tượng “Đêm trắng” tức tranh tối tranh sáng (hoàng hôn hay rạng đông) lúc nửa đêm mặc dù tại thời điểm đó Mắt Trời đã nằm ở phía dưới đường chân trời. Tại các vĩ độ gần với các vòng cực và ở phía ngoài của nó người ta quan sát được hiện tượng này gần sát với thời điểm Hạ chí tại mỗi bán cầu. Ở các vĩ độ cao hơn vòng cực, đêm trắng có thể quan sát thấy trong khoảng thời gian từ 1-3 tuần trước và sau ban ngày vùng cực.


Đêm trắng tại Sankt Peterburg lúc 23 giờ 00 phút (giờ địa phương) ngày 28 tháng 6 năm 2006

Sự phát sáng bất thường trên bầu trời sau khi trời tối tại những ngày “Đêm trắng” đã được các nhà khoa học lý giải. Nguyên nhân bởi những lớp khí hội tụ phía trên bầu khí quyển của Trái đất, chúng có thể khuếch đại sự phát sáng tự nhiên trong không khí (thường là màu xanh) nhờ sự chuyển động của các nguyên tử oxy.

Ảnh hưởng đến con người

Tại một số vùng của Nga, các đêm trắng có một ý nghĩa văn hóa quan trọng. Nó đã trở thành biểu tượng chung của Sankt Peterburg (Nga), nơi nó diễn ra mỗi năm từ khoảng 11 tháng 6 tới 2 tháng 7, và 10 ngày cuối tháng 6 được kỷ niệm bằng một lễ hội với các sự kiện văn hóa.

Nhiều người sẽ cảm thấy khó ngủ trong đêm khi mặt trời còn chiếu sáng, đặc biệt là các du khách và những người mới đến.

Các nhà khoa học sẽ gặp khó khăn trong việc quan sát các vật thể trong vũ trụ như hiện tượng ô nhiễm ánh sáng tại các thành phố lớn.

Còn với chúng ta, đơn giản là hãy tận hưởng hiện tượng kì thú này của thiên nhiên khi có cơ hội đặt chân lên những vùng vĩ độ cao của Trái Đất! [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]