Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Sáng nay, ngày 17/12/2010, tại hội trường viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-Hoàng Quốc Việt đã diễn ra phiên thảo luận bàn tròn bế mạc hội thảo Công nghệ Vũ trụ tại Việt Nam. Tham gia hội thảo có các giáo sư hàng đầu từ các bộ, ban, ngành và các trường ĐH, học viện, cùng một số thành phân quan tâm khác...
    Dưới đây là vắn tắt nội dung cuộc thảo luận.
    GS Trần Mạnh Tuấn:
    -Cần tăng cường các phần mềm xử lý ảnh vệ tinh
    Thực tế: Các tổ chức quốc tế cần dữ liệu của Việt Nam (thông qua việc chụp ảnh bằng vệ tinh,...)
    Giải pháp: Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm ở các trường ĐH
    Nhân lực: Thu hút người giỏi (có sáng tạo trong nghiên cứu, không lặp lại những hướng của người khác...)
    Đến năm 2015: Hiệu chỉnh, bổ sung tầm nhìn.
    -Giáo dục Vũ trụ cho lớp trẻ, không đơn thuần chỉ đào tạo đội ngũ kĩ sư hàng không vũ trụ.
    Nhìn nhận rõ vấn đề kinh phí: Các phí đào tạo do Bộ GD&ĐT đảm nhiệm. Các khoản chi về nghiên cứu khoa học do viện. Vấn đề xin kinh phí nhà nước cho chương trình.

    Anh Trần Thế Trung, phụ trách chương trình vệ tinh của FPT
    Tinh thần chủ đạo:
    -Đưa Vệ tinh lên quỹ đạo vào năm sau.
    -Mở rộng đầu tư cho công chúng (Về Giáo dục và Công nghệ).
    Ngoài ra, dành một phần nhỏ (khoảng 1%) các linh kiện của vệ tinh được phóng lên cho các trường đại học, nhằm tạo động lực kích thích cho các trường-đây là mô hình mở đã được phát triển ở các nước khác.

    Bác Diễn
    -Về mặt tổ chức: Như giáo sư Trần Mạnh Tuấn
    Nguyên nhân ngành Công nghệ vũ trụ không phát triển ở Việt Nam: do Kinh tế và nhận thức xã hội.
    Về đào tạo: Không những cho sinh viên Đại học mà còn mở các chương trình đào tạo sau đại học cho ngành này.
    Về lý luận: Phải nắm chắc cơ sở lý luận, tư tưởng vì đây là một khoa học liên ngành. Ví dụ: một Luận văn thạc sĩ về Luật vũ trụ sẽ được bảo vệ chiều nay.
    -LHQ gửi thư cho chính phủ Việt Nam, đề nghị cử người tham gia khóa học đào tạo về công nghệ Vũ trụ trong năm tới (mục tiêu phát triển công nghệ vũ trụ Châu Á-Thái Bình Dương). Hướng đến các giáo sư đầu ngành.

    GS. Nguyễn Đức Cương-Viện phó viện Tên lửa, chủ tịch hội Hàng không-Vũ trụ Việt Nam
    Chiến lược: Huy động mọi thành phần kinh tế
    Đầu tư: 6 tỉ làm máy bay không người lái.
    -Phát huy tinh thần dân chủ trong nghiên cứu khoa học
    -Một số công ti, tập đoàn có tham gia: FPT, Viettel.
    -Nội dung khung chương trình: Nghiên cứu thả khinh khí cầu tầng bình lưu. Có vai trò là trạm trung chuyển thu-phát sóng, ở độ cao 15-20 km.
    Vì: Các kênh viễn thông bị tắc nghẽn rất nhiều, có thể phải phóng VINASAT II trước thời hạn rất nhiều. Để tiết kiệm thì có thể chọn hướng thả kinh khí cầu ở tầng bình lưu. Cách rẻ tiền nhất mà các nước khác đã làm.
    // Đã được đề xuất.

    GS Đông Anh-Chủ nhiệm khoa Cơ học kĩ thuật-ĐHCN-ĐHQG HN
    -Các ngành Công nghệ vũ trụ (CNVT): Sau khi ra trường, sv có thể về cơ quan làm việc
    -Đẩy mạnh giáo trình.
    -Nguồn nhân lực là ĐK sống còn.
    -Đào tạo ở nước ngoài (kĩ sư, thạc sĩ, tiến sĩ)
    Nhiệm vụ chiến lược: Đào tạo nguồn nhân lực.
    -Phía ĐHQG có chủ chương ---> ĐHCN thực hiện
    Đề nghị mở ngành đào tạo CNVT trong ĐHQG.

    GS Nguyễn Hữu Đức-PGĐ ĐHQGHN
    -Chúng ta đã ghi tên Việt Nam lên bản đồ CNVT thế giới
    Đào tạo Tổng công trình sư cho chiến lược Vũ trụ.
    -Xin tiền của nhà nước cho người đi nước ngoài: Không những người đó đi mà còn cấp tiền cho cả vợ-con người đó đi trong quá trình học tập tại nước ngoài.
    -Đặt hàng các bài toán nghiên cứu cho các nhà KH. Chuyển từ trào lưu Khoa học vị Khoa học sang Khoa học vị Nhân sinh.
    Không cần quá mở rộng quy mô đào tạo, chỉ cần mỗi năm đào tạo 100 em thật giỏi về lĩnh vực này thì sau 5 năm có nguồn nhân lực đủ dùng cho 20 năm sau.
    Liên kết bộ ba giữa viện KH&CN-Chương trình-ĐHQG.
    Học bổng khuyến khích: 500k/tháng. (Cái này có thể xin Viettel tài trợ được).

    PSG Phạm Anh Tuấn
    Về thực chất-thực trạng: Nguồn nhân lực lụi đi ----> đẩy mạnh đào tạo đội ngũ hiện đại,
    Khoa HKVT: Liên kết Việt-Pháp. Năm 2012 triển khai lớp đào tạo cao học đầu tiên.
    Thành lập ngành đào tạo Công nghệ Hàng không-Vũ trụ tại ĐHQG.
    -Định hướng theo sản phẩm, phải có mục tiêu rõ ràng.
    -Chương trình On-job-training: Học bổng khoảng 3000 Euro/tháng, với cam kết khi hoàn thành phải làm việc cho chương trình trong 5 năm với mức lương không thỏa thuận trước --->Không có động lực cho người học.

    Bác Lan-Viện KHCN
    Ứng dụng:
    -Trong phiên họp về công nghệ vũ trụ tại Ai Cập, LHQ kêu gọi các nước giàu hỗ trợ nước nghèo.
    -LHQ hợp tác cùng Việt Nam, đề tài Dự báo thời tiết không gian.

    GS. Cát
    -Đề xuất cách tiếp cận khác: Xuất phát từ nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển. (Không theo trào lưu KH vị KH)
    +Thị trường VN: Không có hi vọng.
    +Thị trường quốc tế: Rất rộng. Kinh tế thế giới đang phát triển theo xu hướng có sự phân công toàn cầu.
    ---> Gia nhập chuỗi cung toàn cầu của KHVT.

    Bác Vinh-Viện trưởng viện CNTT
    -Ứng dụng trên các mô hình chuyển giao công nghệ
    -Khai thác yếu tố đia phương.

    TS. Bùi Trọng Tuyên-Viện Cơ học, phó trưởng ban quản lý VINASAT I
    -Mở rộng quy mô hội thảo: Các nhà KH CNVT.
    -Chiến lược: Cụ thể hóa thành kế hoạc cho từng giai đoạn.
    -Lộ trình CNVT tại Việt Nam:
    +Viện vật lý: Radio Club từ năm 1990
    +FPT Club
    -Phổ cập, chia nhỏ các đề tài.

    Tổng kểt hội thảo
    Nghiệm thu:
    -Đây là hội thảo đầu tiên về CNVT
    -Xây dụng khung chiến lược, pháp lý cho việc phát triển CNVT
    -Đào tạo nguồn nhân lực cho chương trình
    -Xã hội hóa chương trình.

    Hội nghị bế mạc lúc 11:40 ngày 17/12/2010
    Ghi chép: Phạm Trường Sơn

    View more random threads:


  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Rất tuyệt với định hướng phát triển này. Nhưng chỉ sợ một thời gian sau lại bàn ngược trở lại vấn đề đầu tiên là tiền đâu.
    Mình nghĩ đây là cơ hội rất hay để HAS tham gia một số mảng đấy. Tất nhiên là phải vận động hành lang rồi.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Mọi người nên đọc cái này để hiểu rõ Việt nam đang làm gì và sẽ làm gì, công nghệ vụ trụ của Việt Nam sẽ như thế nào trong tương lai.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 17-09-2017, 06:22 AM
  2. Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016-2020
    Bởi vegiasang trong diễn đàn Công nghệ vũ trụ, khám phá không gian
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 17-07-2016, 09:08 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 01-09-2015, 04:17 AM
  4. Nguồn nước cổ xưa nhất trong vũ trụ được tìm thấy
    Bởi trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 07-01-2014, 10:20 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •