Khi tổng thống Kennedy hứa hẹn việc đưa người Mĩ lên Mặt trăng hồi năm 1961, về cơ bản ông đã biến Mặt trăng thành vạch đích trong cuộc chạy đua vũ trụ. Sau phát biểu của ông, NASA bắt đầu tất bật đi tìm một phương án đi lên Mặt trăng trước Liên Xô, nước khi đó giữ quyền thống soái trong không gian. Apollo, kế hoạch khi đó đã sẵn sàng là một chương trình quỹ đạo Trái đất, đã được hiệu chỉnh lại để phản ánh mục tiêu Mặt trăng và Gemini được xác lập là chương trình chuyển tiếp.



Module Apollo tiếp đất mặt trăng qua hình dung hồi năm 1963 Ảnh: wired.com

Tất cả đã sẵn sàng; mọi thứ NASA cần là một phương án đi lên Mặt trăng. Trước yêu cầu cấp bách này, có hai nhân vật đã đề xuất một sứ mệnh một chiều và liều lĩnh để đưa một người Mĩ lên Mặt trăng càng nhanh càng tốt.




Sơ đồ thể hiện ba mode bay khác nhau cho các sứ mệnh mặt trăng Apollo. Ảnh: NASA

Đó là hai nhân viên công ti Bell Aerosystems. John M. Cord là kĩ sư dự án thuộc Ban Thiết kế Cao cấp và Leonard M. Seale là nhà triết học trưởng Ban Các Nhân tố Con người. Tại Viện Khoa học Hàng không Vũ trụ ở Los Angeles vào năm 1962, cặp đôi trên đã công bố đề xuất “Sứ mệnh vũ trụ một chiều có người lái” của họ.

Kế hoạch kêu gọi đầu tư một phi thuyền vũ trụ một người lái đi theo một lộ trình một chiều thẳng tiến lên Mặt trăng. Rộng 10 foot và cao 7 foot, phi thuyền rỗng cân nặng chưa tới một nửa đầu đạn Mercury cỡ nhỏ. Ở bên trong, nhà du hành sẽ có đủ nước dùng trong 12 ngày, oxygen cho 18 ngày với 12 ngày dự trữ cho trường hợp khẩn cấp, một bộ quần áo và ba lô đeo vai cấp nguồn bằng pin, và toàn bộ những công cụ và hàng y khoa mà anh ta có thể cần đến.

Anh ta sẽ tiếp đất Mặt trăng sau chuyến bay kéo dài hai ngày rưỡi và có chưa tới 10 ngày để làm quen với môi trường sống. Là một phần tải trọng phải mang, nhà du hành sẽ tới nơi với bốn module hàng hóa với những hệ thống cấp dưỡng sự sống đã cài đặt trước và một lò phản ứng hạt nhân để phát điện. Hai module phụ sẽ trở thành chỗ ăn ở làm việc chính của anh ta, còn những module khác sẽ đặt trong hang động hoặc chôn dưới vụn sa khoáng – một đặc điểm mà Cord và Seale cho rằng sẽ phổ biến trên địa hình mặt trăng – sẽ giúp che chắn trước những cơn bão mặt trời.




Một thiết kế cho phi thuyền vũ trụ Apollo đi một chiều lên Mặt trăng. Ảnh: NASA

Với ngôi nhà tạm của mình, nhà du hành sẽ chờ hơn 2 năm nữa mới có một sứ mệnh khác đến thăm và thu thập anh ta. Cord và Seale ước tính sứ mệnh nay có thể phóng lên vào đầu năm 1965, một năm hoạt động mặt trời cực tiểu như trông đợi. Những tên lửa phóng lớn hơn có khả năng mang phi thuyền vũ trụ Apollo ba người sẽ sẵn sàng vào năm 1967. Nhà du hành một chiều quả cảm sẽ có một đợt lưu trú dài ngày nhưng hữu hạn trên Mặt trăng.

Đề xuất này thực tế đến mức khó tin nổi. Vì nhà du hành sẽ không được phóng lên từ bề mặt chị Hằng, nên anh ta sẽ không cần mang theo chất nổ đẩy cần thiết. Vì anh ta sẽ trở về Trái đất trong một phi thuyền khác, nên phi thuyền riêng của anh ta sẽ không cần một lá chắn nhiệt nặng nề. Sứ mệnh một chiều này là một đề xuất sáng giá và hiệu quả.

Nhưng nó cũng nguy hiểm. Đề xuất không nói gì tới phương án dự phòng; lộ trình một chiều thẳng tiến không cho nhà du hành cơ hội nào rời bỏ sứ mệnh của mình sau khi phóng lên. Anh ta sẽ phải đương đầu với mọi trục trặc phát sinh, biết rằng anh ta sẽ không thể nào trở về nhà nhanh chóng được.

May mắn thay cho nhà du hành một chiều, đề xuất trên chưa từng được xem xét nghiêm túc. Vào tháng 7 năm 1962, một vài tuần sau khi sứ mệnh một chiều trên được đề xuất, NASA đã công bố việc lựa chọn mode Gặp gỡ Quỹ đạo Mặt trăng (LOR) phức tạp hơn nhiều nhưng an toàn hơn cho các sứ mệnh Apollo.


John Houbolt giải thích những ưu điểm của phương án Gặp gỡ Quỹ đạo Mặt trăng so với phương án Thẳng tiến Một chiều. Ảnh: NASA/courtesy of nasaimages.org

KaDick – thuvienvatly.com
Theo UniveseToday.com
Nguồn:http://360.thuvienvatly.com/bai-viet...-len-mat-trang

View more random threads: