Trong một bản hợp đồng thỏa thuận giữa Nam Phi và Úc, hai quốc gia này sẽ dành một phần đất của quốc gia mình để xây dựng kính Square Kilometre Array (SKA), kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất và nhạy cảm nhất thế giới. Hai quốc gia này đang chạy đua để giành hợp đồng trị giá 2 tỉ USD này cho SKA, hy vọng sẽ làm sáng tỏ rất nhiều những điều bí ẩn về vũ trụ.


SKA đang ăn đêm. Credit : SPDO/TDP/DRAO/Swinburne Astronomy Productions.

"Chúng tôi đã quyết định rồi, kính này sẽ tiếp cận kép tại hai địa điểm khác nhau" - John Womersley - Chủ tịch Hội đồng Quản trị SKA nói trong một cuộc họp thành viên SKA về lựa chọn mô hình hoạt động cho kính, chúng được điều tra, xem xét, lựa chọn và quyết định rất cẩn thận.

Hầu hết thành viên của SKA đều ủng hộ mô hình của một chiếc kính hoạt động tại hai vị trí riêng biệt. Các thành viên trong buổi họp đó nhận tài liệu từ Ủy ban Tư vấn SKA về những nơi thích hợp để đặt SKA, họ đã chọn ra địa điểm yêu thích của mình và tranh luận về nó, và cuối cùng đã chọn ra Nam Phi.

Vì vậy, SKA trong giai đoạn 1 sẽ được xây dựng ở Nam Phi và kết hợp với kính MeerKAT (MeerKAT là một cụm gồm 7 kính thiên văn ở Nam Phi), vậy tổng cộng ở Nam Phi là 190 kính và sẽ thêm 60 kính nữa tại Australian Square Kilometre Array Pathfinder (ASKAP) cùng theo đó là ăng ten lưỡng cực omni-directional. Điều này khiến cho những kính ở Úc sẽ quan sát được một vùng rất rộng lớn trên bầu trời và kính ở Nam Phi là quan sát được sâu vào một vùng nhỏ của bầu trời.

Có ba loại ăng ten, ăng ten tầng số cao, trung bình và thấp, SKA sẽ sử dụng chúng để đảm bảo có thể chuyển đổi tần số từ 70 MHz đến 10 GHz một cách liên tục. Kết hợp lại tín hiệu từ những ăng ten đó sẽ tạo ra một chiếc kính viễn vọng ảo rộng lớn bằng với diện tích của khu vực được bao quanh bởi những chiếc ăng ten đó, rộng khoảng 1km vuông.

Tất cả những kính và ăng ten tần số trung bình sẽ được xây dựng tại Nam Phi trong giai đoạn 2 của SKA trong khi những cái còn lại sẽ được xây ở Úc trong giai đoạn 1 và 2.

"Chúng ta sẽ khám phá ra những điều mới mẻ của một đối tượng thiên văn mới nào đó" - Brian Boyle - giám đốc của CSIRO SKA nói với Universe Today trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu năm nay. "Trong lịch sử, chúng ta đã thấy khi chúng ta phát sóng một bước sóng mới, thì chúng ta sẽ phát hiện ra được một đối tượng thiên văn mới. Ví dụ như phát hiện ra pulsars trong sóng đài phát thanh"

Tại những tần số thấp nhất, SKA sẽ phát hiện được red-shifted hydrogen, và biết được những sự kiện gì diễn ra đầu tiên trong vũ trụ của chúng ta. Và tại những tần số cao nhất ta sẽ phát hiện được nhiều thứ như là ẩn tinh, hay thậm chí là những phân tử sinh học trong vũ trụ. Các ăng ten này cũng rất hiệu quả trong việc tìm kiếm những sự kiện tức thời thoáng qua như vụ nổ siêu tân tinh hay là tia gamma.

Boyle nói : "Hy vọng chúng ta khảo sát bầu trời bằng bước sóng này được và thử nghiệm nó với bước sóng quang học thành công."

"Việc đặt kính ở hai vị trí xa nhau có một vài nhược điểm. Có thể bị nhiễu sóng ở giữa đường đi. Và bầu trời ở nơi sẽ rất khác nhau, nên việc kết hợp sẽ gặp khó khăn" - Boyle cho biết thêm.

Một nhược điểm khác nữa là chi phí xây dựng, lắp đặt và kết nối mạng. Vì cả hai vùng đặt kính đều là vùng sâu vùng xa nên những chi phí này khá đắt.

Tuy nhiên phương pháp này sẽ giải quyết được các vấn đề chính trị, SKA sẽ cung cấp nhiều khoa học hơn cho hai đất nước và tối đa hóa việc đầu tư giữa Úc và Nam Phi.

Ngoài ra, ngành công nghiệp ở hai nước sẽ phát triển, các dự án sắp tới của SKA sẽ sử dụng nhiều ăng ten, sóng mạng, phần mềm, máy tính để truyền dữ liệu.

Thành công và sức ảnh hưởng của SKA không chỉ dừng lại là một chiếc kính viễn vọng vô tuyến.

"Việc thiết kế và xây dựng SKA giúp tạo tiềm năng phát triển kinh tế, khoa học, kĩ thuật và các ngành liên quan, không chỉ cho các nước sở tại mà còn cho các nước đối tác liên quan" - trích thông cáo báo chí của họ.

Dịch từ UniverseToday.com

View more random threads: