Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Guest
    Ban đêm nếu có trăng, thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng mà không cần dùng kính thiên văn. Do Mặt Trăng cũng nằm trên đường Hoàng Đới, nên dường như nó cũng mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây giống như Mặt Trời. Nhưng Mặt Trăng lại khác Mặt Trời ở chỗ: lúc thì tròn lúc thì khuyết, nên việc xác định phương hướng cũng khác đôi chút.


    Dân gian ta có câu:

    Đầu trăng trăng khuyết ở Đông.
    Cuối trăng trăng khuyết ở Tây.


    Hoặc đơn giản hơn có thể nhớ:

    Đầu tháng Tây trắng.
    Cuối tháng Tây đen.
    (Tây ở đây là Hướng Tây)

    Tức là ta căn cứ vào khoảng những ngày trước rằm Âm Lịch (từ mùng 1 Âm Lịch đến mùng 14 Âm Lịch) thì phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng Đông.
    Ngày Rằm, suốt đêm quan sát thấy ánh trăng tròn sáng vằng vặc trên bầu trời. Ta có thể dùng “Phương pháp Owen Doff” để xác định phương hướng cũng được.

    Còn vào khoảng những ngày sau rằm Âm Lịch (từ mùng 17 đến mùng 30) thì phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng Tây.



    XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG BẰNG NHỮNG ĐỊA VẬT ĐẶC BIỆT

    Nếu như không có la bàn, không có ánh Mặt Trời cũng như không có Mặt Trăng… thì ta đành phải sử dụng một số phương pháp cổ điển của một số người dân đi rừng như. Tuy mức độ chính xác không cao, nhưng cũng phần nào giúp cho người lạc lối yên tâm và bình tĩnh tìm được lối về.
    Trước hết, nếu có Bản Đồ trong tay, ta có thể sử dụng các dấu hiệu, các địa vật đặc biệt. Thí dụ: một cây cầu, một con đường quốc lộ… mà ta đã biết rõ hướng và vị trí của nó trên Bản Đồ. Có thể xác định vị trí nơi ta đứng, trên cơ sở đó phân biệt các hướng khác nhau.

    * Hoa Hướng Dương luôn quay mặt về hướng Đông, do đó nó mới có tên là Hướng Dương (hướng về Mặt Trời mọc).
    * Các hình dáng đặc thù của thân cây cao trong khu rừng rậm luôn có chiều hướng về phía Mặt Trời mọc để đón lấy ánh nắng Mặt Trời.
    * Ở những vùng nhiệt đới – Xích Đạo, rêu (hoặc địa y phát triển cộng sinh) mọc trên thân cây ở phía Tây rất nhiều. Ở vùng ôn đới thì rêu sẽ mọc hướng Bắc.
    * Bụi cây, chòm cây độc lập, trong những tháng có gió Đông Bắc (gió lạnh), khi có động chim từ hướng nào bay ra nhiều, dưới gốc cây có nhiều cứt chim là hướng Tây Nam.
    * Lõi của thân cây lớn (thân cây nếu bị cắt ngang) sẽ chỉ về hướng Bắc.
    * Dựa vào hướng bay của chim: Mùa Đông thì bay về hướng Nam di trú, mùa Hè thì bay về hướng Bắc (chỉ chú ý những con chim bay cao).
    * Măng tre, chuối con thường mọc hướng Đông trước to hơn, các hướng khác mọc sau bé hơn.
    * Tổ kiến: che đắp nhiều lá hướng Bắc (kể cả tổ kiến trên cây lẫn dưới đất. Trừ những nơi thấp, không có mưa, ít gió).
    * Lỗ của tổ ong, chim đục trên cây làm tổ thường là hướng Đông Nam.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    bạn ơi.bài này rất hay.cho mình hỏi tí.nhìn trăng để đoán ngày bằng cách nào vậy.với cả cho minh hỏi luôn nhìn trăng có đoán đc tháng không


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Siêu trăng ngày 14/11/2016 - Siêu trăng ấn tượng của thế kỉ
    Bởi trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 06-11-2016, 02:59 AM
  2. Vì sao trăng trung thu lại to hơn trăng bình thường
    Bởi trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 19-08-2016, 05:36 AM
  3. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
    Bởi tienhm39 trong diễn đàn Thiên văn vật lý
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 12-05-2014, 08:45 AM
  4. Tàu thăm dò Mặt trăng của NASA đi vào quỹ đạo ổn định trên mặt trăng.
    Bởi toyota trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 09-10-2013, 11:57 AM
  5. Mặt trăng và sao mộc
    Bởi trong diễn đàn Phim, ảnh thiên văn nghiệp dư
    Trả lời: 1229
    Bài viết cuối: 12-11-2011, 12:23 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •