Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Chúng ta đã bước sang những ngày cuối cùng của năm 2010, năm mới 2011 sắp tới. Mình post bài vừa chôm chỉa một bài của admin VACA về để anh em thuận lợi theo dõi.

    1- Mưa sao băng Quadrantids: trận mưa sao băng thuộc loại trung bình hàng năm sẽ đạt cực điểm vào đêm mùng 3 và mùng 4 tháng 1, trung tâm là chòm sao Bootes Thời điểm lý tưởng nhất quan sát trận mưa sao băng này sẽ là rạng sáng ngày 4/1 sắp tới. Với việc trận mưa sao băng trùng vào ngày cuối tháng âm lịch, không có trăng, nếu thời tiết tốt đây cũng là một dịp thuận lợi để quan sát trận mưa sao băng này.

    2- Mưa sao băng Lyrids: Trận mưa sao băng tương đối nhỏ có cực điểm rơi vào đêm 21 và 22 tháng 4 hàng năm, với trung tâm là chòm sao Lyra. Năm nay việc quan sát trận mưa sao băng này sẽ khó thực hiện một phần do mức độ khá nhỏ của nó, phần khác do thời gian cực điểm diễn ra là đêm 19-20 âm lịch, trăng sẽ rất sáng và lên cao rất khó để quan sát.

    3- Mưa sao băng Eta Aquarids: Mưa sao băng nhỏ xảy ra ở khu vực chòm sao Aquarius trong khoảng đêm mùng 5-6 tháng 5. Mật độ sao băng khá nhỏ nên sẽ khó quan sát trận mưa sao băng này.

    4- Nguyệt thực một phần ngày 15 tháng 6. Ngày 15 tháng 6 năm 2011, nguyệt thực toàn phần diễn ra và có thể được quan sát tại phần lớn Châu Phi, một phần châu Âu và khu vực Trung Á. Tại Việt Nam chỉ có thể quan sát thấy nguyệt thực một phần vào lúc quá nửa đêm 15, rạng sáng 16 tháng 6.

    5- Sao Hải Vương (Neptune) vào ngày 12 tháng 7 năm 2011 sẽ hoàn thành tròn một vòng quĩ đạo của mình kể từ khi nó được phát hiện. Đây là một dịp khá thú vị cũng như vị trí của nó sẽ tương đối gần để có thể quan sát hành tinh này qua các kính thiên văn nhỏ

    6- Mưa sao băng Delta Aquarids: trận mưa sao băng nhỏ hàng năm với cực điểm vào đêm 28 và 29 tháng 7 tại khu vực chòm sao Aquarius. Nhìn chung đây là trận mưa sao băng nhỏ và khá khó để quan sát.

    7- Mưa sao băng Perseids. Trận mưa sao băng với trung tâm là chòm sao Perseus, cực điểm xảy ra vào đêm 12-13 tháng 8 hàng năm. Cùng với Geminids, Perseids là một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất trong năm. Mặt khác khác với Geminids, trận mưa sao băng này diễn ra vào thời gian cuối mùa hè, có nhiều lợi thế hơn về điều kiện khí hậu. Nếu trời trong đây chắc chắn sẽ là một trận mưa sao băng không thể bỏ qua.

    8- Mưa sao băng Orionids - một trận mưa sao băng trung bình đạt cực điểm vào đêm 21-22 tháng 10 hàng năm, trung tâm là chòm sao Orion.

    9- Mưa sao băng Leonids - trận mưa sao băng khá lớn hàng năm, chỉ sau Geminids và Perseids với trung tâm là chòm sao Leo, đạt cực điểm đêm 17-18 tháng 11. Đây là một trong những trận mưa sao băng đáng xem nhất hàng năm nếu điều kiện thời tiết cho phép.

    10- Nguyệt thực toàn phần ngày 10 tháng 12 - đây là hiện tượng nguyệt thực toàn phần kéo dài 51 phút có thể hoàn toàn quan sát tại Việt Nam. Đây có thể coi là hiện tượng đáng quan sát nhất trong năm 2011 sắp tới và khả năng quan sát được là rất cao.

    11- Mưa sao băng Geminids - trận mưa sao băng lớn nhất trong năm sẽ đạt tới cực điểm vào đêm 13-14 tháng 12 tại khu vực chòm sao Gemini. Chúng ta hãy hi vọng rằng năm tới điều kiện thời tiết để quan sát hiện tượng này sẽ thuận lợi hơn năm 2010 vừa qua.

    (ngoài các hiện tượng nêu trên, năm tới còn các lần nhật thực một phần vào 4/1, 1/6, 1/7 và 25/11 nhưng đều không thể quan sát tại Việt Nam)

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0

    4- Nguyệt thực một phần ngày 15 tháng 6. Ngày 15 tháng 6 năm 2011, nguyệt thực toàn phần diễn ra và có thể được quan sát tại phần lớn Châu Phi, một phần châu Âu và khu vực Trung Á. Tại Việt Nam chỉ có thể quan sát thấy nguyệt thực một phần vào lúc quá nửa đêm 15 ????, rạng sáng 16 tháng 6.
    http://eclipse.gsfc.nasa.gov/OH/OH20...l#LE2011Jun15T

    Penumbral Eclipse Begins: 17:24:34 UT
    Partial Eclipse Begins: 18:22:56 UT
    Total Eclipse Begins: 19:22:30 UT -> 2h22:30 ngày 16/6 theo giờ Hà Nội
    Greatest Eclipse: 20:12:37 UT -> 3h12
    Total Eclipse Ends: 21:02:42 UT -> 4h02
    Partial Eclipse Ends: 22:02:15 UT -> 5h02
    Penumbral Eclipse Ends: 23:00:45 UT -> 6h00
    VACA ^^ gà. Năm sau dân mình sướng, xem được trọn vẹn cả 2 nguyệt thực toàn phần các bạn ạ

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Cái này cũng đã xuất hiện trên lịch thiên văn của HAAC rồi mà anh Hà, tội gì lại lấy của VACA

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    sao bên vaca hình như vắng vẻ lắm đúng không nhìn diễn đàn của họ sơ sài hơn mình nhiều

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    4
    Bài viết của VACA có rất nhiều điều để bàn về cách tìm hiểu tiếp nhận thông tin.

    1- Mưa sao băng Quadrantids: trận mưa sao băng thuộc loại trung bình hàng năm sẽ đạt cực điểm vào đêm mùng 3 và mùng 4 tháng 1
    Quadrantids là một trong những trận mưa sao băng ở cấp độ khủng long ZHR >100 sao/h cùng với Perseids, Geminids và Leonids khi Leonids chưa bị suy yếu như hiện nay. Ở Việt Nam rất khó quan sát được mưa sao băng này ở khu vực phía Nam còn phía bắc thì hình như thời điểm đầu năm thời tiết cũng không thuận lợi lắm nên các năm trước chưa thấy có ai cho kết quả đánh giá về nó. Hồi năm 2008 thì Khải ở Gia Lai có quan sát nhưng số sao băng thấy được rất ít <10 cái ,mặc dù ở các nước có vĩ độ cao thì là 1 đêm sao băng hoành tráng.


    3- Mưa sao băng Eta Aquarids: Mưa sao băng nhỏ xảy ra ở khu vực chòm sao Aquarius trong khoảng đêm mùng 5-6 tháng 5. Mật độ sao băng khá nhỏ nên sẽ khó quan sát trận mưa sao băng này.
    Eta Aquarids không thể gọi là một trận mưa sao băng nhỏ được với mật độ sao băng ZHR ~70 sao theo thống kê hàng năm của IMO nó phải xếp vào loại mưa sao băng trung bình lớn. Vào tháng 5 là tháng mùa mưa ở miền nam nên các năm trước quan sát quan sát không được thuận lợi, tuy nhiên Khải ở Gia Lai và thành viên VACA là Đức Thiện - Hunter ở Thanh Hóa đã xem trận mưa sao băng này vào các năm trước và có 1 đêm bội thu sao băng


    8- Mưa sao băng Orionids - một trận mưa sao băng trung bình đạt cực điểm vào đêm 21-22 tháng 10 hàng năm, trung tâm là chòm sao Orion.
    Thằng ~70 sao băng/h mà đánh giá là nhỏ còn thằng chỉ có tầm 25 sao/h thì được gọi là trung bình? KHông hiểu nổi bác admin VACA.
    Với những trận mưa sao băng như Orionids thì ở các thành phố có lẽ không nên đón đợi nhiều. Leonids cũng vậy hiện nay nó đã suy giảm xuống tầm 20 sao/h như Tuấn đã từng nói đùa "Mưa sao băng Sư Tử già rụng răng"

    Năm sau sẽ là 1 năm buồn của mưa sao băng khi cả 2 trận mưa sao băng lớn nhất năm Perseids và Geminids vào rơi vào các ngày có trăng sáng.
    @ducchinh: Tuấn Duy nó vừa quăng cho mình cái sớ táo quân lịch năm 2011 , chắc phải mất vài ngày mới hoàn thiện rồi đăng cho anh em đọc. Sợ nhất là vấn đề nhầm thơi gian sự kiện, vì đa số các thông tin tra được đề theo giờ UTC và viết cho bọn tây đọc.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Những sự kiện thiên văn tiêu biểu trong năm 2017
    Bởi damynghebaoan trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 14-01-2017, 01:21 PM
  2. Năm Tỵ nói chuyện rắn trong đời sống và thiên văn học
    Bởi NghiaphamSEOerpro trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 06-02-2013, 01:43 PM
  3. Đón đợi 13 sự kiện thiên văn không thể bỏ lỡ trong năm 2013
    Bởi linhpi24h trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 01-01-2013, 12:31 PM
  4. Câu hỏi về Thiên văn học trong Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2011
    Bởi conmeomao1 trong diễn đàn Thiên văn phổ thông
    Trả lời: 108
    Bài viết cuối: 28-08-2011, 11:20 AM
  5. Các sự kiện quan sát thiên văn năm 2011
    Bởi myphamuc93@gmail.com trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 01-12-2010, 05:00 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •