Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 8 của 8
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Thông tin sơ lược:
    Nguyệt thực sẽ diễn ra vào rạng sáng ngày 16/6 này
    Ta bỏ qua thời điểm khi trăng vào vùng nửa tối của bóng Trái Đất nhé vì khi đó trăng chỉ mờ đi đôi chút.

    Theo tính toán của NASA thì
    + Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất - nguyệt thực 1 phần bắt đầu vào lúc 1h22'55'' theo giờ Việt Nam
    + Nguyệt thực toàn phần bắt đầu vào lúc: 2h22'29''
    + Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại: trăng có màu đỏ nhất vào lúc 3h12'35''
    + Kết thúc nguyệt thực toàn phần vào lúc: 4h02'41
    + Kết thúc nguyệt thực một phần vào lúc: 5h02'14''
    Mô phỏng quá trình diễn biến của Nguyệt thực lần này: http://thienvanhoc.org/mophong/nguyetthuc16062011.swf

    Ngày 10 tháng 12 này chúng ta lại sẽ thấy nguyệt thực toàn phần, và nó sẽ diễn ra ngay khi trăng mới mọc. Nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ qua Nguyệt thực lần này.
    Lần tháng 6 này trăng đi qua trung tâm của vùng bóng tối của Trái Đất, tuy gọi là vùng bóng tối nhưng vẫn có những bước sóng ánh sáng dài đến được bề mặt của Mặt trăng, và càng vào vùng tâm thì ánh sáng đỏ càng lấn át ta sẽ có một mặt trăng máu ^^ chỉ còn thiếu người sói nữa thôi ^^.
    Còn vào tháng 12 trăng chỉ đi qua rìa của vùng bóng tối cho nên sẽ không có màu đỏ ấn tượng bằng lần này đâu.



    Ảnh: Earthsky.org
    Rạng sáng ngày 16 tháng 6 năm 2011, bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian kỉ lục 100 phút, vì vậy có thể xem đây là một trong những lần nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỉ 21 (2001-2100) trong số 85, nên người ta gọi đây là lần nguyệt thực vừa lâu vừa dài.
    Nhưng thật ra, sự kiện nguyệt thực vào tối 16/6 này chỉ kém hơn 3 phút so với lần nguyệt thực được cho là dài nhất thế kỉ 21 (ngày 28 tháng 7 năm 2018).

    Điều đặc biệt đáng chú ý là màu sắc xuất hiện trên bề mặt của Mặt trăng. Nó thay đổi từ che khuất đến bị che khuất hẳn, phụ thuộc vào điều kiện của khí quyển Trái đất lúc ấy. Nếu gặp may mắn, bạn sẽ chứng kiến chị Hằng khoát trên mình chiếc áo màu đồng pha đỏ thay vì là màu trắng sáng truyền thống. Đó là bởi vì sự phân tán của ánh sáng màu cam đỏ từ tất cả cảnh hoàng hôn và bình minh từ tất cả các vùng địa hình trên Mặt trăng ở vùng bị che tối. Và nếu như có người đứng quan sát trên Mặt trăng, thì lúc ấy người quan sát sẽ chứng kiến nguyệt thực toàn phần của Mặt trời (thay vì là Mặt trăng trên Trái đất).

    Trước và sau khi diễn ra nguyệt thực toàn phần, Mặt trăng sẽ bị che khuất một phần trong một giờ đồng hồ lúc khi Mặt trăng bước vào và rời khỏi bóng tối của Trái đất kéo dài tới 3 giờ 40 phút.

    Những địa điểm trên Trái đất sẽ thấy lần nguyệt thực toàn phần vào ngày 16/6/2011

    Những nơi sẽ thấy diễn ra nguyệt thực bao gồm châu Âu, châu Phi, châu Á, Úc, New Zealand, miền nam của Nam Mỹ và miền Đông Nam của nước Mỹ. Những nơi mà không thấy là ở Hawaii, Bắc Mỹ, vùng tây bắc của Nam Mỹ, Greenland, Iceland và Bắc Cực.


    Ngày và đêm của Trái đất lúc diễn ra Nguyệt thực toàn phần (20:13 ngày 15/6/2011 theo giờ UT). Ảnh: Earthsky.org

    Phần bóng đen phía bên trái (chạy từ Nam Mỹ đến nước Anh) sẽ diễn ra nguyệt thực vào lúc hoàng hôn (ngày 15/6) và vùng phía bên phải là lúc bình mình (ngày 16/6). Còn phần ở giữa (vùng Trung Đông) là lúc bạn đêm của thế giới.


    Click vào ảnh để xem kích thước thật
    Bản đồ diễn ra nguyệt thực ngày 16/6/2011 (NASA)

    <font face="Arial">Theo HAAC
    </font>

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    đi ngay và luôn, hay lần nay ttoor chức thâu đêm đi anh ạ [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG] lâu lắm hội mình có "qua đêm" với nhau bao giwof đâu [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Thời tiết là khổ nhất anh ạ. Mấy lần quan sát đều bị hoãn do thời tiết . Ah mọi người giải thích cho em sao sau khi đi vào bóng tối rồi ra mặt trăng laị có màu đỏ . Cái bước sóng ánh sáng dài đến được bề mặt của Mặt trăng em k hiểu lắm , ánh sáng đi xuyên qua trái đất ah

  4. #4
    Guest
    Mình vui lòng cảnh cáo bạn tanh lần thứ nhất. Bạn có vẻ thích đánh cắp ý tưởng của người khác mà không thèm ghi nguồn nhỉ?.
    Bạn có thể poz truyện cười, thơ tình cũng được, nhưng làm ơn kiến thức thì phải ghi nguồn.
    http://www.thienvanhoc.org/forum/showthread.php?t=6421

    Đề nghị admin không tuỳ tiện sửa bài thành viên mà không nếu rõ lý do.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Lần này có lẽ sẽ tổ chức qua đêm mọi người chuẩn bị đi nhé

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    thú thực em ko ưa nhà báo lắm ...

  7. #7
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi vodoitienboi
    Thời tiết là khổ nhất anh ạ. Mấy lần quan sát đều bị hoãn do thời tiết . Ah mọi người giải thích cho em sao sau khi đi vào bóng tối rồi ra mặt trăng laị có màu đỏ . Cái bước sóng ánh sáng dài đến được bề mặt của Mặt trăng em k hiểu lắm , ánh sáng đi xuyên qua trái đất ah
    Có thể là do thế này:
    1. Ánh sáng mặt trời vùng nhìn thấy gồm các tia sóng dài (tia đỏ, tia vàng làm đại diện) và các tia sóng ngắn (tia tím, tia xanh làm đại diện).
    2. Khí quyển trái đất đóng vai trò như một thấu kính hội tụ (nhưng thấu kính này cầu sai và sắc sai lớn lắm).
    3. Các tia sáng bước sóng khác nhau có khả truyền qua bầu khí quyển khác nhau. Thấu kính cũng có chiết suất khác nhau với các tia sáng khác nhau.
    4. Trong vùng tối của nguyệt thực vẫn có vùng được chiếu sáng nhờ ánh sáng khúc xạ qua khí quyển.
    5. Mặt trăng có màu đỏ do hai nguyên nhân:
    - Nguyên nhân chính: Tia sóng ngắn bị khí quyển cản hầu hết do khí quyển hấp thụ và do tán xạ trong khí quyển (bầu trời màu xanh). Do đó các tia có thể chiếu tới mặt trăng lúc nguyệt thực chủ yếu là tia đỏ.
    - Nguyên nhân phụ: Các tia khúc xạ hướng về tâm nên vùng chiếu sáng của các tia khúc xạ nằm trong hình nón. Đỉnh hình nón của tia xanh nằm giữa trái đất và mặt trăng nên tia xanh khúc xạ không chiếu vào mặt trăng. Còn tia đỏ thì ngược lại. (Nguyên nhân này mình đoán đại, các bạn góp ý thêm).
    6. Các tia sáng đều lệch về tâm nên càng gần tâm màu đỏ càng rõ. Do đó 3 thiên thể càng "thẳng hàng" màu đỏ của mặt trăng càng đậm. Khi mặt trăng chưa đi vào "hình nón" của tia đỏ thì phần tối của mặt trăng có máu xám xịt hoặc tối đen.

    Theo HAAC

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Dự kiến tổ chức sẽ chọn địa điểm quan sát an toàn, đảm bảo sức khỏe. Khánh xem liên hệ với mấy anh chị nhà báo hay đài truyền hình để mời họ tham dự và quay lấy tin. Nguyệt thực là hiện tượng được nhiều người biết đến và muốn quan sát, hơn nữa lần này nó diễn ra rất lâu nên chắc chắn báo đài họ sẽ quan tâm và muốn lấy bài. Ngoài ra chúng ta sẽ phối hợp cùng HAAC (thêm được PAC thì tốt) để đồng tổ chức một buổi quan sát xuyên việt từ bắc vào nam. Các thông tin về buổi quan sát sẽ được 2 bên thường xuyên cập nhật, đồng thời trao đổi cảm xúc với nhau.
    Mình nghĩ lần này chỉ cần thời tiết ủng hộ và chúng ta cố gắng chuẩn bị chu đáo, chúng ta sẽ thu lại được rất nhiều.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 31-07-2017, 01:23 PM
  2. Hình ảnh Nguyệt thực Toàn phần 4-4-2015 tại Việt Nam
    Bởi c??ng trong diễn đàn Phim, ảnh thiên văn nghiệp dư
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 05-04-2015, 11:04 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 29-03-2015, 11:36 AM
  4. Quan sát nguyệt thực một phần rạng sáng 26/4/2013
    Bởi Thuy_KTHN trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 24-04-2013, 01:06 PM
  5. Nguyệt thực toàn phần tối 10/12/2011
    Bởi EmilyT?D trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 03-12-2011, 06:36 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •