Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Quan sát supernova SN 2011dh tại Whirlpool Galaxy (M51)


    Tin vui cho tất cả mọi người: một ngôi sao nằm trong Whirlpool Galaxy đã nổ tung và đang trình diễn một màn supernova ngoạn mục!!!


    Whirlpool Galaxy (M51)- Ảnh: Hubble

    Ngày 31/5/2011, nhà thiên văn nghiệp dư người Pháp Amédée Riou phát hiện ra một ngôi sao độ sáng cấp 14 mới xuất hiện trong M51 trong một bức ảnh chụp bằng CCD từ kính phản xạ 14in. Tuy bức ảnh có chất lượng thấp nhưng ông đã nhận ngay ra có một cái gì đó rất khác thường. Sau khi kiểm tra lại các bức ảnh M51 chụp ngày 10/5/2011 ông xác nhận đó là thiên thể mới xuất hiện tại M51. Màu xanh lam của ngôi sao khiến ông ngờ rằng đó là một siêu tân tinh-supernova!

    Riou tiếp tục chụp ảnh M51 vào tối tiếp theo. Ngày 1/6/2011, supernova này tiếp tục được xác nhận một cách độc lập bởi Thomas Griga ở Schwerte, Đức, và quan sát trực tiếp bằng mắt bởi Tom Reiland ở Glenshaw, Pennsylvania. Đêm 2/6/2011 supernova này cũng được xác nhận bởi nhà thiên văn Pháp Stéphane Lamotte Bailey qua ảnh kĩ thuật số chụp từ kính thiên văn 8in.


    2 bức ảnh M51 của nhà thiên văn Stéphane Lamotte Bailey
    chụp vào ngày 30/5/2011 và 2/6/2011


    Dựa vào quang phổ, các nhà thiên văn nhận định đây là một supernova loại II.


    SN 2011dh hiện rõ trong bức ảnh tổng hợp từ
    8 bức ảnh đơn phơi sáng 10 phút chụp ngày 3/6/2011.
    Lúc này độ sáng của nó khoảng 14.5 .
    Jerry Lodriguss



    Ảnh: BBC Sky at Night Presenter Pete Lawrence

    HL_Xen- Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội (HAS)
    Nguồn: http://www.skyandtelescope.com/obser...123110228.html


    Tuy chúng ta cập nhật tin tức hơi muộn nhưng SN 2011dh vẫn đang ở độ sáng 13.7 vào ngày 7/7/2011. Tất nhiên do điều kiện trang thiết bị nên để chụp ảnh được SN 2011dh tất nhiên anh em lại phải xài kính thiên văn online rồi[IMG]images/smilies/16.gif[/IMG]

    Ảnh Whirlpool Galaxy chụp ngày 1/1/2011 tại GRAS:


    Ảnh Whirlpool Galaxy do mình chụp ngày 11/7/2011 tại MicroObservatory, phơi sáng 60.00s, ko dùng filter. Có thể thấy rất rõ Sn 2011dh trong bức ảnh này:


    Mọi người có thể chụp thêm các bức ảnh khác để so sánh. Qua vụ này ta có thể yên tâm mà xài KTV online mà ko phải lo "hàng fake" [IMG]images/smilies/71.gif[/IMG] Mấy hum nữa mình sẽ chụp thêm vài bức M51 tại GRAS với chất lượng tốt hơn!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Phương tiện chụp ảnh online này tốt đó chứ. Chụp bức thứ 2 chuẩn thật sáng hơn mấy bức trước

  3. #3
    Guest
    thế còn vụ vai phải của orion thì bao giwof mới nổ nhỉ [IMG]images/smilies/106.gif[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Bức ảnh SN 2011dh phiên bản mới đã chỉnh lại tương phản và đổ màu false-color [IMG]images/smilies/16.gif[/IMG]:


  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Vừa chụp thêm ảnh M51 nữa tại GRAS, có thể thấy SN 2011dh => GRAS là hàng xịn đó[IMG]images/smilies/67.gif[/IMG]


  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    chụp đủ messier đi e [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Câu đố: BigBang vs supernova và các vụ nổ khác!
    Bởi bluedragon0702 trong diễn đàn Trái Đất - Hệ Mặt Trời
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 19-04-2012, 01:03 PM
  2. Quan sát bầu trời : CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG QUAN SÁT
    Bởi thai93tb1 trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 23-12-2011, 11:49 AM
  3. Quan sát supernova SN 2011fe (PTF 11kly) tại Pinwheel Galaxy
    Bởi trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 01-09-2011, 10:58 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •