Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    thnks bạn đã mất công ctrl A + ctrl C + ctrl V, khuyến khích tổng hợp lại và tự viết nhé [IMG]images/smilies/3.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    - Tiền đề của bất cứ đài quan sát thiên văn nào cũng là dụng cụ quan sát, công cụ chủ yếu của nha thiên văn. Ít nhất thì bạn cũng đã có một dụng cụ như thế. Đó là đôi mắt của bạn.
    Phạm vị các nhiệm vụ cần giải quyết khi quan sát bằng mắt thường cũng khá rộng: làm quen ban đầu vs bầu trời, với các chòm sao, với sự thay đổi các pha của Mặt Trăng, với chuyển động của các hành tinh sáng rõ,....
    - Các quan sát như vậy tạo ra thói quen và kinh nghiệm, rèn luyện đôi mắt, chuẩn bị cho việc nghiên cứu chi tiết hơn các thiên thể qua ông nhòm hoặc kính thiên văn. Quan sát các sao biến quang, các dòng sao băng và Mặt Trăng bằng mắt thường, bạn sẽ thu nhận được các phương pháp chủ yếu để nghiên cứu các thiên thể, học cách sử dunhgj các bản đồ sao và cách ghi chiép khi không có đủ ánh sáng. Ngoài ra, bạn cũng không nhận ra là bạn bắt đầu ghi nhớ vị trí và độ sáng của các sao trong các chòm sao, các điều kiện để nhìn thấy chúng tại địa phương nơi bạn ở.
    Đừng nghĩ rằng quan sát bằng mắt thường chỉ nhằm mục đích tìm hiểu và học hỏi. Nếu ở bạn cháy bỏng ý chí muốn giúp cho khoa học, nếu bạn tự tin ở sức mạnh của mình, thì có thể thử sức trong việc quan sát các sao biên quang, mây bạc và các dòng sao băng.
    - Thứ bậc tiếp theo của các dụng cụ quan sát là ống nhòm thông thường và người bà con gần gũi nhất của nó là ống nhòm 1 mắt. Ống nhòm 2 mắt thông thường là dụng cụ lý tưởng cho người mới nhập cuộc. Nó có thị trường lứon và cho hình ảnh trực tiếp dễ bề so sánh với ảnh nhìn bằng mắt thường hoặc trên bản đồ sao. Ống nhòm một mắt có tất cả các đặc tính của ống nhòm thường và chỉ khác ở chỗ dùng để quan sát bằng một mắt mà thôi.
    - Trong các thông số của ống nhòm có độ phóng đại và khẩu độ, tức là đuờng kính lỗ mở cửa vào. Thường thị chúng được thể hiện ngay ở tên loại ống nhòm..Khi chọn ống nhòm dù là 2 mắt hay 1 mắt, việc đầu tiên là phải để ý đến giá trị khẩu độ. Hãy nhớ rằng: khẩu độ càng lứon thì càng có thể thấy được các thiên thể yếu. Độ phóng đại cùng với khẩu độ quyết định thị trường của ống nhòm.Cùng một khẩu độ thì dụng cụ nào có độ phóng đại lớn hơn thì sẽ có thị trường nhỏ hơn. Và nó cũng đúng cho kính thiên văn.
    - Khi quan sát bằng loại ống nhòm cầm tay, bạn dễ nhận thấy rằng hình ảnh bị rung và hầu như không thể cố định cái nhìn ở đối tượng. Nguyên nhân là tay bị mỏi và rung. Ống nhòm lại càng tăng rung động ấy lên khiến việc quan sát lại càng khó khăn. Để tránh điều này, cần làm một cái giá đỡ cho ống nhòm. Cách đơn giản nhất là tìm cái bệ tì vuông vắn nào đó có độ cao thích hợp.
    Nếu lắp ông nhòm vào giá đỡ của máy ảnh thì rất dễ ngắm nhìn đối tượng đã chọn. Lắp thêm một máy ảnh tiêu cự ngắn và sử dụng ống nhòm để định hướng, ta sẽ có những bức ảnh không tồi.
    Số lượng thiên thể và hiện tượng có thể quan sát được bằng ống nhòm tăng lên rõ rệt so với bằng mắt thường. Ngoài các sao biến quang, bạn hãy mạnh dạn đưa vào chương trình quan sát các quần sao, các tinh vân, các thiên hà sáng, nhật thực và nguyệt thực. Bạn sẽ trở thành người chứng kiến các hiện tượng diễn ra trong hệ thống vệ tinh của sao Mộc và có thể theo dõi sự thay đổi vị trí các vết đen trên Mặt Trời. Nhưng xin hãy nhớ rằng không đựoc nhìn Mặt Trời mà không có kính lọc màu đặc biệt! Tốt hơn là nên đặt ống nhòm trên giá đỡ và có màn quan sát Mặt Trời. Vẽ lại bề mặt Mặt Trời trên màn ảnh bao giờ cũng chính xác hơn việc quan sát trực tiếp bằng ống nhòm.

    - Nhưng cho dù lang thang trên bầu trời sao bằng ống nhòm có thơ mộng đến đâu đi chăng nữa thì công cụ chính để nghiên cứu kho báu bầu trời vẫn là kính viễn vọng. Dù chỉ là kính thiên văn nghiệp dư cỡ nhỏ với khẩu độ khoảng 80mm, nó cũng có đây đủ mọi tính chất như các đại ca của nó. Ống kính thiên văn, chân kính, cơ cấu quay quanh trục , bộ thị kính thay thế, kính lọc màu... Nếu vì lí do nào đó mà bạn không thể kiếm được kính thiên văn của một nhà sản xuất thì bạn có thể tự làm loại kính thiên văn phản xạ tốt theo hướng dẫn của các bạn nghiệp dư yêu thiên văn khắp cả nước, trên tài liệu, trên báo chí cho những người yêu thiên văn.
    Thành phần quan học chính của kính thiên văn là vật kính. Không phụ thuộc vào kiểu vật kính, thông số cơ bản của nó là đường kính. Đường kính vật kính càng lớn thì nó càng có thể thu được ánh sáng từ các vật thể xa xôi. Tuy nhiên, trong điều kiện thành phố lớn thì kính thiên văn cỡ lớn mất đi ưu thế của nó so với đàn em của nó. Thủ phạm của việc đó là sự nhiễm sáng của ánh đèn đường phố và không khí bị ô nhiễm. Dụng cụ lí tưởng trong điều kiện đô thị là loại kính có đường kính 100-150mm.
    - Số lượng thiên thể mà kính thiên văn 100mm với tới là rất lớn. Ngoài số đã nhìn thấy qua ống nhòm, còn có các sao đôi và sao bội, các vệ tinh sáng nhất của sao Thổ và vạch chia Cassini ở vành sao Thổ, các chi tiết lớn trên bề mặt Mặt Trăng. Bạn sẽ khám phá ra những vạch và những vùng trên bề mặt sao Mộc, các pha của sao Thuỷ và sao Kim, sự tạo hạt trên Mặt Trời. Bạn cũng có thể quan sát việc Mặt Trăng ché khuất các sao và các hành tinh, còn khi có nguyệt thực thì xác định thời gian bóng tối Trái Đất đi qua bề mặt vệ tinh của nó và có thể theo dõi các hiện tượng khác thường của Mặt Trăng.
    - Có thể kiểm tra chất lượng kính thiên văn và ảnh mà nó tạo cho ta. Hãy chú ý đến các hình ảnh nhiễu xạ cả các ngôi sao sáng do các vật kính tạo ra. Trường hợp lí tưởng đó phải là những đãi sáng nhỏ với các vòng khuyên đồng tâm có cường độ sáng giảm dần bao quanh. Hãy chọn vài sao đôi thích hợp và thử độ phân giải của kính thiên văn, sao đôi ở giới hạn phân giải sẽ có hình quả tạ đôi hoặc số tám. Nếu bạn có atlas sao hoặc bản đồ chuẩn trắc quang có ghi các cấp sao thì bạn có thể xác định được năng lực thấu quang của dụng cụ, tức là cấp sao giới hạn nhìn thấy được qua kính. Tất nhiên, các kết quả thử còn tuỳ thuộc vào tình trạng khí quyển trong lúc quan sát, nhưng bạn vẫn có được những khái niệm chung về các thông số của dụng cụ.

    Nguồn : Kho tàng tri thức nhân loại.

  4. #4
    Guest
    Hãy kiểm tra đồng hồ của bạn</font>
    Bầu trời sao thay đổi thất thường. Những trò diễn của bầu trời trải ra trên 4 chiều, trong không gian và thời gian. Vì vậy chỉ trả lời các câu hỏi cái gì, như thế nào và ở đau khi quan sát bầu trời vẫn chưa đủ. Cần phải biết cả khi nào nữa. Bất kì hiện tượng thiên văn nào cũng diễn ra trong thời gian xác định nên nhiệm vụ của bạn là ghi chép lại cả thời gian quan sát hiện tượng. Trong đa số trường hợp thì chỉ cần ghi thời gian theo đồng hồ của bạn với độ chính xác đến phút là được. Các quan sát không ghi ngày giờ thì mất hết giá trị.
    Giờ chuẩn khá quan trọng đối với những ai quan sát hiện tượng Mặt Trăng che khuất các sao và cá hành tinh hoặc quan sát các sao biến quang chu kì ngắn. Do đó, hàng ngày cần chỉnh đồng hồ theo tín hiệu giờ chuẩn trên đài hoặc trên truyền hình.
    <font color="red">Chiếu sáng

    Cần thận trọng trong việc dùng nguồn sáng dể xem bản đồ sao, nhật kí quan sát hoặc để ghi chép trong thời gian quan sát. Dùng đèn sáng quá sẽ làm chói võng mạc của bạn vốn đang quen với bóng tối khi quan sát bầu trời, mất thêm thời gian giá trị quí báu để mắt thích nghi trở lại.
    Nhà quan sát sao đổi nổi tiếng người Pháp PonCuto cho răng nhà thiên văn trong thời gian quan sát phải bằng lòng với ánh sáng tự nhiên từ trên trời toả xuống. Nếu bạn ở trong thành phố lớn thì có thể theo lời khuyên của ông. Còn nếu bạn nhất quyết dùng đèn thì nên chọn loại đèn pin không sáng quá, có thể bọc kính đèn bằng loại phim màu đỏ sẫm.
    Nhật kí quan sát
    Khi tiến hành quan sát thường xuyên, bạn cần có vài cuốn nhật kí quan sát. Một số cuốn chính ghi trực tiếp theo trình tự quan sát, các cuốn khác phân theo đối tượng quan sát. Ví dụ để ghi lại quan sát các thiên thể của danh mục metxie thì mỗi thiên thể cần dành riêng một trang. Các sao biến quang cũng có thể viết riêng vào một cuốn sổ. Các hành tinh cũng vậy, trong đó có ghi ngày, giờ, điều kiện quan sát (kể cả thông tin về loại dụng cụ và độ phóng đại) và miêu tả chi tiết những điều trông thấy.
    Trong nhật kí chính cần ghi ngày giờ bắt đầu quan sát, điều kiện khí quyển và thời tiết (mây, gió, khói...), dụng cụ được sử dụng. Nếu bạn chụp ảnh thì cần ghi rõ loại phim và độ nhạy sáng của phim, loại ống kính sử dụng, thời gian phơi sáng... Chất lượng hình ảnh thu được có thể đánh giá theo thang các thang điểm khác nhau. Có thể xác định cả cấp sao tới hạn mà kính thiên văn thu nhận được trong đêm đó.
    Tổ chức quan sát như thế nào
    Một quan sát gồm 3 giai đoạn theo thứ tự: chuẩn bị, quan sát, và xử lí kết quả. Chuẩn bị quan sát chính là đường băng để đưa bạn đi du lịch tới các tinh tú. Đường băng ngắn và không được dọn sạch thì không thể bay xa. Trước hết cần phải có chương trình quan sát. Một chương trình khôn ngoan giúp bạn sử dụng thời gian hợp lí, nâng cao hiệu suất và thậm chí phần nào nâng cao cả giá trị các quan sát của bạn. Chương trình phải gồm danh sách các đối tượng và hiện tượng bạn quan tâm có ghi rõ phương pháp quan sát và những dụng cụ cần thiết cho việc đó. Chương trinh có thể dài hạn, tính cho cả mùa quan sát, hoặc ngắn hạn, thậm chí cho một đêm quan sát.

    Muốn lập chương trình, phải có trong tay lịch thiên văn và bản đồ sao quay của bầu trời sao. Căn cứ theo lịch trên, bạn hãy lập danh sách các thiên thể và các hiện tượng mà bạn muốn quan sát. Sau đó xem bản đồ sao, có tính đến vị trí và tầm nhìn của đài quan sát của bạn để xác định khi nào thì những thiên thể bạn quan tâm ở vào vị trí thuận tiến nhất trên trời.
    Trên tờ giấy phần trên bạn sẽ ghi ngày giờ dự định quan sát và để cách vài dòng, rồi ghi số của lần quan sát đó và những ghi chú cần thiết. Sau đó kẻ một bảng gồm 4 cột. Cột đầu tiên ghi tên thiên thể và hiện tượng; cột 2 ghi thời gian quan sát tính theo bản đồ sao. Cột tiếp ghi các dụng cụ và phương pháp quan sát. Cột cuối cùng để trônngs để sau này tóm tắt các kết quả quan sát được; còn nếu không thể nhìn thấy đối tượng nào đó thì cũng ghi nguyên nhân...
    Khi đã hoàn thành việc lập chương trình, thì cần thu thập các tài liệu, dụng cụ và vật dụng cần thiết. Thứ nhất là các bản đồ những vùng đã chọn của bầu trời sao. Thứ 2 là nhật kí quan sát và các tờ giấy trắng để vẽ.
    Trong thời gian quan sát, cố gắng không hấp tấp chuyển từ chòm sao này sang chòm sao khác, mà phải bình tĩnh và từ tốn. Khi nhìn vào ống kính, hãy tin vào thị giác của mình. Nếu trong khi quan sát, bạn bỗng cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ thì hãy nghỉ ngơi khoảng 15 phút.
    Nếu thực hiện quan sát có 2 người hoặc 1 nhóm người thì thuận tiện hơn rất nhiều. Một người không đủ thời gian quan sát hết mọi đối tượng và hiện tượng rồi xử lí chúng, nên có thể thay nhau quan sát, tiết kiệm được cả thời gian và sức lực.
    Nguồn:Kho tàng tri thức nhân loại

  5. #5
    ừ, thì anh chả thnks còn j [IMG]images/smilies/9.gif[/IMG]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Bài viết hữu ích mà anh ..
    em thấy .. tổng hợp đc từ nhiều nguồn đâu phải chuyện đơn giản [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Quan sát bầu trời : CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG QUAN SÁT
    Bởi thai93tb1 trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 23-12-2011, 11:49 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •