Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 11 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 109
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0

  2. #2
    Guest
    ờ, cho rơi !!! mong nó rơi ở biển đông, anh em đc phát xem đẹp phải biết [IMG]images/smilies/9.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Thông tin về quỹ đạo của UARS, cơ hội quan sát UARS từ Hà Nội (vào mục Passes và Orbit):
    http://www.heavens-above.com/satinfo...lt=22&tz=UCTm7

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    HIỂM HỌA RÁC VŨ TRỤ
    Hồi hộp chờ UARS rơi !


    Nguồn:http://nld.com.vn/20110920114911782p...-uars-roi-.htm

    Cuối tuần này, khoảng 26 mảnh vụn của một vệ tinh Mỹ sẽ “oanh kích” trái đất với vận tốc cả ngàn km/giờ. Vấn đề là chưa biết nó chạm đất khi nào và ở đâu

    Xưa nay, trái đất hứng chịu rất nhiều trận “oanh kích” của các mảnh vỡ rác thải trên trời nhưng chưa gây mối quan ngại nào lớn. Lần này thì khác. Đây là trường hợp rác của một vệ tinh thăm dò khí tượng thuộc loại lớn nhất trong hơn 30 năm nay.

    Với vận tốc tuy thấp hơn vận tốc âm thanh (1.236 km/giờ), một mảnh vỡ nặng vài chục gam cũng nguy hiểm đối với con người. Đằng này, theo những tính toán mới nhất của các nhà khoa học ở Cơ quan Không gian Mỹ (NASA), mỗi mảnh vỡ của vệ tinh nghiên cứu thượng tầng khí quyển trái đất (gọi tắt là UARS) nặng trung bình 158 g. Nếu chẳng may, nó rơi trúng một người hay một ngôi nhà nào đó thì hậu quả thật không lường.

    Khi nào và ở đâu?

    UARS của NASA to bằng chiếc xe buýt được tàu con thoi Discovery đưa lên quỹ đạo trái đất năm 1991. Nhiệm vụ của chiếc vệ tinh nặng 6,5 tấn trị giá 750 triệu USD này là nghiên cứu tầng ozone và các hợp chất hóa học khác ở thượng tầng khí quyển để tìm hiểu tác động của chúng lên khí hậu trái đất, đặc biệt tìm hiểu tác động của con người lên tầng ozone và hiện tượng khí hậu bị biến đổi.

    Khi thiết kế, các kỹ sư lập trình cho nó sống 3 năm nhưng trên thực tế kéo dài đến 14 năm. UARS chỉ bị cho “nghỉ việc” vào tháng 12-2005. Nhật báo The Washington Post cho biết nếu để bay tự do theo quán tính, nó có thể tồn tại thêm 25 năm.

    Nhưng lúc đó, các kỹ sư NASA muốn nó trở về mặt đất sớm hơn. Năm 2007, nó từng bị một thiên thạch nhỏ đâm vào làm sứt 4 mảnh nhưng vẫn không làm nó thay đổi hướng bay. Họ bèn ra lệnh cho nó đốt hết nhiên liệu trong mấy năm bay vật vờ trên quỹ đạo trái đất chờ đến ngày hết trớn để rơi xuống đất.

    Hiện có khoảng 22.000 rác vũ trụ lớn hơn 10 cm đang bay quanh trái đất. Ảnh: AP

    Vậy là sau 6 năm bay lang thang như một cục sắt vô dụng, theo tính toán của NASA, UARS sẽ rớt trong năm nay, cụ thể từ cuối tháng 9 và đến đầu tháng 10. Ngày 16-9 vừa qua, các quan chức NASA tuyên bố: “UARS sẽ trở về khí quyển vào ngày 23-9, có thể trước hay sau một ngày tùy theo hoạt động của mặt trời. Hoạt động này đã gia tăng từ đầu tuần rồi”. Điều này có nghĩa là thứ sáu này (hay thứ năm hoặc thứ bảy), xác UARS sẽ quay đầu về trái đất, bay xuyên qua bầu khí quyển trái đất, nhiệt độ ma sát sẽ khiến nó bùng cháy và tan vỡ thành mảnh vụn. Phần lớn các mảnh sẽ tan trong không khí, một số mảnh, do chất liệu cứng cáp hơn, sẽ “oanh kích” mặt đất với tốc độ kinh hoàng.

    Tỉ lệ “chạm trán”cực thấp

    Nguồn tin NASA ngày 16-9 cho biết các mảnh vỡ của UARS có thể rơi ở đâu đó trên một dải đất có chiều dài 804 km trải dài từ vĩ độ 57 Bắc Canada đến vĩ độ 57 Nam Nam Mỹ.

    Tuy nhiên, do 75% diện tích mặt đất là biển cho nên nhiều khả năng các mảnh vỡ sẽ rơi xuống biển. Cũng có thể nó rơi xuống một vùng đất thưa thớt dân cư, theo nhận định của bà Victoria Samson, Giám đốc văn phòng Washington của Secure World Foundation, một tổ chức chuyên về ứng dụng ngoài không gian vũ trụ vào mục đích hòa bình. Các chuyên gia về rác vũ trụ tiên đoán chiếc UARS sẽ bốc cháy và tan biến trên đường về vẫn còn ít nhất 26 mảnh lớn nặng chừng 158 g sẽ tiếp đất nhưng ở đâu thì không ai biết.

    NASA và Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ (USSC) ở căn cứ không quân Vandenberg, bang California đang theo dõi sát sao diễn biến sự kiện UARS để đưa ra những báo động kịp thời.


    Vệ tinh nghiên cứu thượng tầng khí quyển trái đất (UARS). Ảnh: Reuters

    Theo thiếu tá không quân Michael Duncan, một quan chức của USSC phụ trách những tình huống ngoài không gian, các chuyên gia chỉ có thể đoán tương đối chính xác điểm rơi các mảnh vỡ trong vòng 10.000 km trong 2 giờ trước khi UARS bắt đầu đâm qua bầu khí quyển trái đất.Tỉ lệ rơi xuống mặt đất hay vùng dân cư hoặc trúng người là cực kỳ thấp. Diễn đạt theo ngôn ngữ dân chơi xổ số, tỉ lệ rơi trúng con người là vào khoảng 1/20.000 tỉ lần! Bởi vậy, theo NASA, không có gì mà hoảng sợ.

    Vả lại, chưa có tiền lệ “chạm trán chết người” trong lịch sử. Năm 1979, chiếc vệ tinh Skylap, lớn gấp 15 lần so với UARS, khi rớt xuống đất đã tạo ra một “cơn mưa” mảnh vụn trên Ấn Độ Dương và miền Tây nước Úc nhưng hoàn toàn vô hại.

    Không được lấy làm của

    Hiện giờ có khoảng 22.000 vật nhân tạo vô dụng bay trên quỹ đạo thấp của trái đất mà người ta gọi là rác vũ trụ đang được quân đội Mỹ theo dõi rất kỹ. Bởi vì không gian vũ trụ không hoàn toàn trống rỗng mà có một lớp bụi rất mỏng khiến cho các vật bay mất dần tốc độ và đến lúc nào đó sẽ rơi xuống đất.
    Từ năm 1995, NASA đã triển khai các biện pháp kiểm soát những vệ tinh có kích thước lớn và cho nó rơi xuống Thái Bình Dương. Biện pháp này đã được áp dụng cho Trạm Không gian quốc tế (ISS) lớn gấp 80 lần UARS. Nếu để nó rơi tùy hứng như UARS, tai họa sẽ khó lường. NASA tính toán rằng khi ISS hết nhiệm vụ, họ sẽ phóng một con tàu vũ trụ “dìu” nó rơi xuống Thái Bình Dương một cách bình an.

    Khi mảnh vỡ UARS rơi xuống đất, NASA khuyến cáo người dân bất cứ ở đâu cũng không nên lấy làm của vì sở hữu chủ của nó là NASA. Mấy năm trước có một người đàn ông ở Texas tìm thấy một mảnh vụn hình nón của tên lửa Mỹ. NASA và Bộ Tư pháp Mỹ đã tịch thu mảnh vỡ đó.

    VĂN ANH


    Thông tin thêm: http://www.space.com/13018-falling-n...-coverage.html

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Hội mình chuẩn bị lập đội săn vệ tinh thôi

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi vodoitienboi
    Nếu mình nhặt được một bộ phận của vệ tinh này thì sao nhỉ . K hiểu có bị bắt không @@
    nhặt đem bán đc ối tiền đấy :d

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Đây là ngày giờ có thể quan sát vệ tinh này mọi người cố gắng dậy sớm xem nhìn được gì không lúc 5h trời vẫn chưa sáng lắm đâu.
    Ngày : 22/9 Thời gian bắt đầu: 05:28:35 Cực đại :05:30:07 Kết thúc: 05:31:40 Hướng di chuyển:Tây Nam
    Ngày : 23/9 Thời gian bắt đầu: 05:01:49 Cực đại :05:02:35 Kết thúc: 05:03:15 Hướng di chuyển:Tây Nam

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Ơ,sao vệ tinh này lại rơi xuống vào hai ngày khác nhau thế ạ.Chẳng lẽ có một phần rơi xuống trước,một phần rơi xuống sau sao?

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi dohoainam
    Ơ,sao vệ tinh này lại rơi xuống vào hai ngày khác nhau thế ạ.Chẳng lẽ có một phần rơi xuống trước,một phần rơi xuống sau sao?
    Cái đó là quan sát vệ tinh UARS bay qua bầu trời Hà Nội chứ có phải thời gian rơi đâu anh?

  10. #10
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi dohoainam
    Ơ,sao vệ tinh này lại rơi xuống vào hai ngày khác nhau thế ạ.Chẳng lẽ có một phần rơi xuống trước,một phần rơi xuống sau sao?
    Cái đó là quan sát vệ tinh UARS bay qua bầu trời Hà Nội chứ có phải thời gian rơi đâu anh?


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 10-05-2016, 10:30 AM
  2. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 08-10-2015, 12:11 PM
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 26-10-2013, 09:27 AM
  4. Kỷ niệm NASA 55 tuổi
    Bởi tym trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 01-10-2013, 06:50 AM
  5. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 31-05-2013, 08:08 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •