Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 7 của 7
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Xem mưa H2O thôi anh ạ =)))

  3. #3
    Có vẻ Hà Nội không thích hợp với các sự kiện thiên văn [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    First Meteor Shower of 2012 Arrives Next Week


    Trận mưa sao băng lớn đầu tiên của năm 2012 sẽ diễn ra vào đêm ngày thứ ba 3/1/2012 và rạng sáng ngày thứ tư 4/1/2012 (giờ địa phương). Nó đạt cực điểm vào khoảng 2AM giờ EST hay 7AM GMT (khoảng 14h ngày 4/1 giờ Việt Nam, đo đó thời gian quan sát tốt nhất lân cận cực điểm trận mưa sao này ở Việt Nam là khoảng từ sau nửa đêm tới rạng sáng hai ngày 4/1 và 5/1).

    Năm 2011, hầu như tất cả các trận mưa sao băng đáng quan sát nhất đều diễn ra khi mặt trăng gần như tròn. Sự “ô nhiễm ánh sáng” tự nhiên này làm cho các sao băng mờ yếu hầu như không thể quan sát được.

    Nhưng năm 2012 sẽ bắt đầu với một trận mưa sao băng lớn, mưa sao băng Quadrantids, và đặc biệt là không hề có trăng làm ảnh hưởng (cản trở) việc quan sát. Mưa sao băng Quadrantids năm 2012 sẽ đạt cực điểm vào ngày 4/1 vào khoảng 2AM giờ EST hay 7AM GMT (khoảng 14h ngày 4/1 giờ Việt Nam).

    Các trận mưa sao băng diễn ra khi Trái đất chúng ta đi ngang qua đám bụi và đá (mảnh vụn đá bụi thiên thạch) để lại bởi các sao chổi hay tiểu hành tinh trong quá khứ. Kết quả là, thay vì chỉ là một vài các sao băng, hay còn gọi là các “sao rơi-sao sa hay sao đổi ngôi” mà chúng ta thấy vào mỗi đêm trời trong, chúng ta sẽ thấy một trận mưa sao băng: hàng tá hay thậm chí hàng trăm các sao băng dường như đến từ cùng một hướng trên bầu trời trong cả đêm.



    Trận mưa sao băng được biết đến nhiều nhất trong năm là trận mưa sao băng Perseids, thường diễn ra vào tuần thứ hai tháng 8 hàng năm. Hai trận mưa sao băng đáng tin cậy còn lại là trận mưa sao băng Geminids diễn ra vào giữa tháng 12 và trận mưa sao băng Quadrantids sắp tới đây vào đầu tháng 1 hàng năm.

    Hầu hết các trận mưa sao băng được đặt tên theo các chòm sao mà có chứa tâm điểm xuất phát của chúng. Tâm điểm xuất phát là những điểm trên bầu trời mà từ đó chúng ta thấy các sao băng dường như xuất hiện thành vệt và di chuyển rất nhanh. Khi chúng ta nhìn về phía tâm điểm của một trận mưa sao băng, tức là chúng ta về cơ bản đang nhìn đường di chuyển để lại của các sao băng khi đang đi vào Trái đất, y như việc chúng ta sẽ thấy một tàu hoả đang di chuyển xuống trên đường ray vậy.

    Chú thích: Khi quan sát các trận mưa sao băng ta thường có cảm giác các sao băng đều xuất phát hoặc hướng về một khu vực cụ thể trên bầu trời, khu vực đó gọi là tâm điểm của mưa sao băng. Trong các trận mưa sao băng, tâm điểm này nằm trong khu vực của chòm sao nào thì trặn mưa sao băng sẽ được mang tên chòm sao đó. Các trận mưa sao băng có tâm điểm nhưng không có nghĩa chỉ ở hướng của tâm điểm mới có, chỉ là quan sát hướng này sẽ dễ gặp sao băng hơn mà thôi.

    Vậy thì chòm sao nào mà trận mưa sao băng Quadrantids được đặt tên từ nó?

    Thật kỳ lạ là, nó được đặt tên từ một chòm sao đã không còn tồn tại nữa, chòm sao Quadrans Muralis, chòm sao Thước đo góc đỡ trên tường (wall quadrans). Đây là một dụng cụ được dùng bởi các nhà thiên văn học xa xưa để đo đạc vị trí các sao trên bầu trời. Nếu bạn đã từng nhìn bức hình của nhà thiên văn nổi tiếng người Đan Mạch Tycho Brahe, bạn có lẽ đã thấy cái thước đo góc trên tường của ông ta. Chòm sao này được đặt tên vào năm 1795 bởi nhà thiên văn học Pháp Jérôme Lalande, người cũng đã có dụng cụ quan trắc này cho riêng mình và ông quyết định dùng tên gọi nó để lưu danh muôn thuở (vĩnh viễn) lên bầu trời sao.


    <div align="center">Tycho Brahe và thước đo góc




    </div>
    Chòm sao xưa cũ Quadrans Muralis (mural quadrant) bao gồm một nhóm các sao mờ nằm giữa phần đầu của chòm sao Mục phu Bootes và cái cán gầu của chòm Gấu lớn Big Dipper, hiện nay đã hoàn toàn bị lãng quên trừ một chuyện đó là cái tên của nó vẫn được đặt cho một trong 3 trận mưa sao băng đáng chú ý nhất trong năm (mưa sao băng Quadrantids). Bản đồ bầu trời của trận mưa sao Quadrantids 2012 ở ngay dưới tựa đề bài viết này chỉ cho bạn thấy nơi mà các sao băng sẽ xuất hiện.
    Sao chổi tạo nên trận mưa sao băng này không được xác định một cách chắc chắn, nhưng có thể là do một sao chổi được quan sát vào năm 1490 bởi các nhà thiên văn học Trung Hoa, Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo NASA, mưa sao băng Quadrantids bắt nguồn từ tiểu hành tinh mang tên 2003 EH1, được quan sát lần đầu vào năm 1825. Dựa theo một số nghiên cứu, vật thể này có thể là một trong các mảnh còn sót lại của một sao chổi khi nó vỡ tan hàng thế kỷ trước (Và trận Quadrantid này có thể là do luồng vật chất đá bụi vỡ vụn còn sót lại của sự tan vỡ ra từng mảnh của sao chổi nói trên đi vào bầu khí quyển hành tinh chúng ta).

    Theo http://www.space.com/14092-quadranti...january-4.html


    Quan sát mưa sao băng là một hoạt động mà bạn chỉ cần dùng mắt thường mà thôi. Bởi các sao băng di chuyển với vận tốc quá nhanh (vài chục km/s) để có thể được quan sát và theo dõi qua kính thiên văn hay thậm chí là cả ống nhòm. Cách tốt nhất để quan sát chúng là bạn phải mặc đủ ấm và nằm ngả lưng trên một ghế võng hay một chiếc ghế dài (trường kỷ) để có thể có một tầm nhìn rộng và bao quát nhất có thể lên bầu trời đêm.

    Không cần thiết bạn phải xác định tâm điểm xuất phát của trận mưa sao băng này nằm ở đâu, bởi các sao băng có thể được quan sát ở bất cứ đâu trên bầu trời khi nó xuất hiện. Điều quan trọng nhất chỉ là bạn phải chờ tới khi tâm điểm này lên cao hơn so với chân trời mà thôi. Đối với đa số người quan sát ở Bắc Mỹ và châu Âu điều này không là trở ngại vì tâm điểm xuất phát của mưa sao băng Quadrantids luôn ở trên đường chân trời: tức là tâm điểm này quay xung quanh thiên cực và không bao giờ lặn xuống.

    Bạn sẽ thấy nhiều sao băng hơn sau nửa đêm bởi vì do chuyển động của Trái đất chúng ta. Hãy chắc rằng bạn đã bảo vệ mắt của mình khỏi ánh sáng trực tiếp (tránh nhìn ánh sáng trực tiếp) và để cho nó có nhiều thời gian để có thể thích ứng bóng tối, ít nhất là 20 phút trước khi bắt tay vào quan sát bạn nhé.

    Chú thích từ CLB:


    <font color="Blue">Trái Đất vừa quay lại vừa chuyển động quanh Mặt Trời. Phần bán cầu đang là buổi sáng của Trái Đất chuyển động quay ngược hướng với hướng chuyển động quanh mặt trời. Trước nửa đêm chúng ta ở phía sau của con tàu Trái Đất, qua nửa đêm thì lại ở hướng thẳng tiến về phía trước. Khi lao vào đám bụi thiên thạch phần phía trước sẽ "lãnh đạn" nhiều hơn phía sau. Theo một tài liệu thống kê thì vào các đêm mật độ quan sát được sao băng từ sau nửa đêm sẽ lớn hơn gấp hơn 4 lần trước đó. Như vậy nếu muốn tìm khung cảnh lãng mạn để xem sao băng thì nên rủ người ấy sau nửa đêm ^^.


    Bạn có thể đôi lúc không thấy sao băng nào, nhưng hãy kiên nhẫn và sao băng sẽ xuất hiện. Các sao băng thường xuất hiện theo nhóm, do vậy nếu bạn đã thấy 1 sao băng, sẽ tập trung nhìn vào toàn bộ vùng trời một cách tập trung và cẩn thận hơn. Nếu bạn chưa bao giờ thấy sao băng trước đó, bạn có thể nghĩ là bạn đang “nhìn một cái gì đó” trước, bởi vì chúng thường di chuyển rất nhanh, và biến mất trước khi bạn đưa mắt vào chúng.


    Lưu ý quan trọng:


    Tâm điểm chưa xuất hiện thì không nên xem.

    - Tâm điểm sao băng (Radiant): Mỗi trận mưa sao băng, khi kéo dài các tia sao băng dường có chung 1 điểm xuất phát, điểm này ở gần chòm sao nào thì người ta lấy tên chòm sao đó cho mưa sao băng ví dụ Leonids - Leo(Sư Tử), Perseids - Perseus (Anh Tiên). Khi tâm điểm này càng cao khỏi chân trời bao nhiêu thì các sao băng xuất hiện càng nhiều, thời điểm quan sát lý tưởng nhất là khi tâm điểm ở đỉnh đầu. Ví dụ như mưa sao băng Perseids tuy có thể tâm điểm bắt đầu xuất hiện ở chân trời sau nửa đêm, nhưng đến khoảng chừng sau 2h sáng nó mới đủ cao để xuất hiện nhiều sao băng. Tuy nhiên cần lưu ý, quan sát sao băng không nên chỉ chú tâm vào tâm điểm mà phải đưa mắt bao quát cả vùng trời xung quanh nó.
    Một số trận sao băng lớn khi tâm điểm sắp mọc hoặc còn thấp ở chân trời vẫn có thể xem được nhiều sao băng, đây là trường hợp của trận Quandrantids lần này

    Cực điểm mới đáng giá

    Thời gian cực điểm: Mỗi trận mưa sao băng đều có 1 thời gian cực điểm kéo dài khoảng 1-2 tiếng. Đây là lúc Trái Đất đi vào vùng bụi mật độ cao, và nếu quan sát được vào thời điểm này có thể mới thực sự gọi là mưa sao băng, khi có vài chục thậm chí vài trăm sao băng xuất hiện trong thời gian cực điểm. Thời gian cực điểm của mỗi trận mưa sao băng thường được dự báo với sai số khoảng vài tiếng, các bạn có thể tra cứu trên trang imo.net. Các trân mưa sao có thể có 1 cực điểm chính và nhiều cực điểm phụ. Tuy nhiên không phải trận mưa nào những người quan sát đều có dịp quan sát vào lúc cực điểm thật sự . Như trận mưa sao Quadrantids năm nay cực điểm thực sự được dự báo vào khoảng từ 07hAM giờ GMT ngày 04/01/2012 quy đổi ra giờ VN là 14h ngày 04/01, có nghĩa là ở VN thì không xem được cực điểm này do chúng ta lúc đó vẫn còn ban ngày. Do đó nếu chúng ta quan sát vào lúc sau nửa đêm tới rạng sáng hai ngày 04/01 và 05/01 là thời điểm lân cận nhất với cực điểm này, thì sẽ thấy được nhiều sao băng hơn cả (dĩ nhiên không thể so sánh với thời điểm cực điểm). Và cũng có lúc thời gian cực điểm lại không xem được ở VN không những do ban ngày mà còn do thời điểm đó tâm điểm mưa sao băng vẫn chưa xuất hiện.

    <font color="Blue">2012 Meteor Shower Skywatching Calendar- Lịch quan sát mưa sao băng 2012


    Các trận mưa sao băng hàng năm luôn là những trải nghiệm đáng kinh ngạc (và thú vị) cho không những người quan sát nghiệp dư mà tương tự cho cả các nhà thiên văn (khoa học) chuyên nghiệp, và trong năm 2012 này lịch trình của những “ngôi sao sao băng- sao sa” thường niên này sẽ được tiếp tục.

    Danh sách dưới đây là những trận mưa sao băng đáng chú ý của năm 2012 quan sát được qua cả đêm, khi mà ZHR kỳ vọng (tần suất mưa sao trong điều kiện tối ưu) của mỗi trận mưa sao này lớn hơn 10, hoặc là tần suất này có thể thay đổi. Do nhiều trận mưa sao thường quan sát tốt sau nửa đêm, thì những ngày đưa ra ở dưới là những buổi sáng quan sát tốt nhất.

    Trận mưa sao băng lớn đầu tiên trong năm là màn trình diễn của trận mưa sao băng Quadrantids diễn ra từ 1-5/1 (cực điểm ngày 4/1).
    (Theo imo.net, calendar 2012)

    Mưa sao bằng Quadrantids năm nay diễn ra cực điểm vào ngày 04/01/2012 khoảng 7hUT (giờ VN là tầm 14h ngày 04/01). Thường chúng ta có thể quan sát được các sao băng của trận mưa sao này từ ngày 1-5/1 nhưng tốt nhất là rạng sáng ngày 4/1 và 5/1. Tuy vậy, tâm điểm xuất phát trận mưa sao này hiện gần chòm sao Mục phu Bootes, phải tới 3-4h sáng mới lên dần so với chân trời Đông- Đông Bắc ở Việt Nam nên sẽ không dễ để quan sát trận mưa sao băng này, dù tần suất ứng với điều kiện quan sát tối ưu ZHR không hề thua kém trận mưa sao Geminids, tới ~120 sao băng/h. Tuy vậy hãy kiên nhẫn, nếu thời tiết thuận lợi, tránh xa nơi ô nhiễm sáng, và chọn thời điểm tốt sau 3h sáng khi chòm sao Bootes đã lên khỏi chân trời (dĩ nhiên bạn phải tìm lại cách định vị chòm sao này- đây là chòm sao có ngôi sao Arcturus sáng thứ 4 trên bầu trời), bạn vẫn có thể quan sát được các sao băng của trận mưa sao với tần suất lớn này.

    Chúc mọi người có một đêm đẹp trời và may mắn!

    Theo ilovely142 HAAC.</font></font>

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Sao Lộc không viết cái này? vậy

  6. #6
    Hôm qua em dự định thức để coi nhưng trong lúc coi ti vi thì buồn ngủ quá ngủ luôn, đến hôm nay trời mưa. [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]

  7. #7
    Sợ thật, ảnh ông í lấy hệt ảnh mình lấy.[IMG]images/smilies/22.gif[/IMG]
    ---------------------------------------------------
    Chú ý từ ngữ !


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Mưa sao băng Geminids- mưa sao băng lớn và đẹp nhất trong năm
    Bởi penhi102 trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 10-12-2014, 01:19 PM
  2. Miền bắc không quan sát được mưa sao băng lớn nhất năm.
    Bởi nguavang trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 13-12-2013, 12:55 PM
  3. Hôm nay 76 năm ngày sinh của người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ
    Bởi dohuynhngocbich trong diễn đàn Thiên văn phổ thông
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 06-03-2013, 12:54 PM
  4. Đêm quan sát mưa sao băng Leonids và Festival Sáng tạo trẻ 2012
    Bởi nhimxinh trong diễn đàn Phim, ảnh thiên văn nghiệp dư
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 29-11-2012, 01:21 PM
  5. Lịch dự báo các trận mưa sao băng trong năm 2011
    Bởi vangpro trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 25-05-2011, 01:46 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •