Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Thực nghiệm quan sát tiểu hành tinh Eros để tính toán kích thước Hệ Mặt Trời.

    Vào năm 2012 này, cộng đồng thiên văn nghiệp dư trên thế giới sẽ cùng nhau làm 2 thực nghiệm để tính toán kích thước của Hệ Mặt Trời.
    + Quan sát tiểu hành tinh Eros ở thời điểm nó gần Trái Đất nhất vào cuối tháng 1/2012
    + Quan sát Sao Kim đi qua đĩa Mặt Trời vào 6/6/2012
    Đây là 2 phương pháp đo đạc và tính toán đã từng được các nhà thiên văn thực hiện trong quá khứ.
    Vào năm 2012 này tổ chức Các Nhà Thiên Văn Không Biên Giới (Astronomers Without Borders) đang phát động các clb thiên văn, các nhà thiên văn trên thế giới, đặc biệt là các nhà thiên văn nghiệp dư, những người yêu thích bầu trời có kính thiên văn, cùng nhau tham gia vào thực nghiệm toàn cầu để tái hiện lại lịch sử thiên văn học và hơn nữa đó là dịp để giao lưu, và hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng thiên văn thế giới.

    Tháng 1/1931: Các kính thiên văn cùng hướng về Eros
    Tiểu hành tinh Eros được phát hiện vào năm 1898. Cứ mỗi 1,76 năm Eros lại tiến gần Trái Đất trong khoảng 0.2 AU. Khoảng cách gần như vậy khiến cho Eros là một đối tượng lý tưởng để thực hiện các đo đạc khoảng cách theo phương pháp thị sai.

    Khi tiểu hành tinh Eros ở vị trí xung đối vào tháng 1/1931, cũng là lúc nó gần Trái Đất nhất, thuận lợi nhất cho việc quan sát. Khi đó các đài thiên văn trên thế giới đã được huy động để quan sát tiểu hành tinh này. Các quan sát về tiểu hành tinh được thực hiện vào thời đó đã cho phép các nhà thiên văn tình toán thị sai Mặt Trời(Solar parallax) là 8".790, con số chính xác nhất vào thời đó cho đến năm 1968, khi các dữ liệu nhận được từ phép đo radar cho kết quả chính xác hơn.
    (Thị sai Mặt Trời giúp cho chúng ta có thể tính toán được khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời)

    Vào năm 1931, có nhiều phương pháp đo đạc được thực hiện, tuy nhiên phương pháp so sánh vị trí qua việc chụp ảnh thiên văn là tốt hơn cả, và có thể thực hiện được ở góc độ thiên văn nghiệp dư với máy ảnh và các kính thiên văn cỡ nhỏ.

    Tham gia tái hiện lại lịch sử. Tháng 1/2012 thực nghiệm thiên văn toàn cầu.

    Vào cuối tháng 1 năm nay, Eros lại tiến gần Trái Đất và đây là lần gần nhất kể từ năm 1975 trở lại đây. Đặc biệt lần này có các điều kiện gần giống với năm 1931: khoảng cách gần nhất, thời gian diễn ra, đi qua các sao và độ sáng gần tương tự nhau. Điều khác biệt duy nhất có chăng là ở những người tham gia đo đạc: không chỉ dành cho các nhà thiên văn chuyên nghiệp như trước đây, thực nghiệm lần này có thể thực hiện được qua phương pháp chụp ảnh bởi các nhà thiên văn nghiệp dư như chúng ta.


    Ảnh 1


    Ảnh 2
    Hình ảnh 1 thể hiện quĩ đạo và khoảng cách gần nhau giữa Trái Đất và tiểu hành tinh Eros diễn ra vào cuối tháng 1 này. Thời điểm gần nhất giữa 2 quĩ đạo (cận điểm) vào 31/1, Eros sẽ cách Trái Đất 0.1787 AU và đạt độ sáng đỉnh điểm là +8.56. Hình 2 mô phỏng vị trí của Eros trên nền sao thay đổi từ 31/1 đến 1/2. Tiểu hành tinh sẽ lướt về phía Nam của chòm sao Kính Lục Phân(Sextans), theo hướng từ chòm sao Sư Tử(Leo) đến chòm sao Rắn Biển(Hydra) với tốc độ di chuyển 2.8'' mỗi phút. Bản đồ chi tiết về vị trí của Eros theo thời gian xin load tại Sky&Telescope

    Thực nghiệm tiến hành như thế nào.


    Giả sử Eros được quan sát đồng thời tại hai địa điểm cách rất xa nhau là A và B trên Trái Đất, tiểu hành tinh này sẽ được nhận thấy có sự thay đổi về vị trí chút ít so với các ngôi sao ở rất xa (gọi là nền sao). Nếu người quan sát ở A và B cùng đồng thời chụp ảnh Eros và các ngôi sao ở lân cận nó thì góc dịch chuyển p có thể được xác định khi so sánh hai ảnh chụp với nhau.
    Ở thực nghiệm quốc tế này trong một thời điểm qui định trước sẽ có nhiều nhóm cùng lúc thực hiện chụp ảnh và sau đó cùng chia sẻ kết quả với nhau để tính toán.

    Các bước tham gia thực nghiệm
    + Chọn thời gian chụp ảnh Eros
    + Chụp ảnh Eros
    + Gửi ảnh về cho tổ chức
    + Xác định Xích kinh và xích vĩ của Eros từ ảnh chụp
    + Gửi Xích Vĩ và Xích Kinh của Eros cho tổ chức

    1- Xác định thời gian chụp:
    Bởi vì ảnh Eros phải được chụp như nhiều vị trí khác nhau, do đó cần qui định thời gian để các nhóm chụp ảnh.
    + 7:00UT cho các nhóm ở Bắc và Nam Mỹ
    + 18:00UT cho các nhóm ở Châu Á và Châu Úc, tương ứng giờ Việt Nam là 1:00 sáng.
    + 23:00UT cho các nhóm ở Châu Âu, Châu Phi, Trung Á và Ấn Độ.
    Các ảnh phải được chụp trong thời gian từ ngày 28/1 đến ngày 3/2/2012. Để tránh những bất lợi do thời tiết, các nhóm nên chụp liên tiếp các ảnh trong khoảng 15 phút xung quanh thời gian qui định như trên.

    2- Chụp ảnh Eros
    Eros có độ sáng biểu kiến khoảng 8.5 vào cuối tháng 1 này, nó quá mờ để có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng có thể nhìn được qua ống nhòm hoặc kính thiên văn nhỏ.
    Có một số cách để chụp ảnh Eros với máy ảnh số: Chụp trực tiếp qua máy ảnh với ống kính tele, hoặc chụp với máy ảnh qua kính thiên văn.

    Lưu ý - Hầu hết các máy ảnh số DSLR cần được chụp phơi sáng khoảng 20 đến 30 giây mới thu được ảnh của Eros.

    Để xác định được vị trí của Eros trong ảnh, ảnh của bạn có thể sẽ phải cần thấy ít nhất từ 10 đến 20 sao. Càng nhiều sao thấy được, càng có nhiều thuận lợi để xác định chính xác được Eros. Nếu ảnh chụp thấy quá ít sao hãy thử tăng thời gian phơi sáng, ISO, hoặc dùng một ống kính khác có góc nhìn rộng hơn.
    Dưới đây là 1 ảnh chụp có chất lượng tốt theo yêu cầu của chúng ta.


    Lưu ý ghi chú lại chú thời gian chụp ảnh cẩn thận. Hãy chắc rằng bạn ghi lại chính xác thời gian bắt đầu phơi sáng và độ dài thời gian phơi sáng và cần đồng bộ nó chính xác với thời gian chuẩn UT tham khảo ở trang US Naval Observatory Master Clock.
    Bạn có thể không cần phải làm điều nay với một số máy DSLR có chức năng ghi thời gian chụp.
    Thời gian ghi lại để sử dụng cho tính toán là thời gian ở giữa giai đoạn phơi sáng ví dụ
    Bạn bắt đầu nhấn nút chụp vào 10:59:43 và giữ phơi sáng trong 30 giây, thời gian ở giữa giai đoạn là
    10:59:43 + (30 giây / 2) = 10:59:43 + 00:00:15 = 10:59:58

    Các bước sau xin đọc tại trang http://transitofvenus.nl/wp/getting-...solar-parallax và làm theo hướng dẫn.
    Các nhòm thực nghiệm tại Việt Nam có thể gửi ảnh chụp về email haac@vietastro.org và thảo luận trên forum để được hướng dẫn thêm

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Ngoài này gần 2 tháng nay trời đầy mây rồi anh ạ>.<

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    nản nhỉ, ngoài Bắc chắc phải sang tháng 3 mới làm ăn được[IMG]images/smilies/2.gif[/IMG][IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 20-06-2017, 08:28 AM
  2. Ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 trong giám sát hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp khu vực Tây Nam Bộ
    Bởi songdonggun trong diễn đàn Công nghệ vũ trụ, khám phá không gian
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 14-03-2017, 11:35 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 05-09-2016, 03:09 AM
  4. Xin các bạn Kinh nghiệm quan sát Sao Mộc!
    Bởi doikonhulamo trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 29-04-2016, 11:09 AM
  5. Công bố thí nghiệm quan sát hạt Higgs tại CERN
    Bởi vangpro trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 06-07-2012, 01:40 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •