Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    <object type="application/x-shockwave-flash" width="640" height="385" data="http://www.youtube.com/v/nAw0wvRglCg">
    <param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/nAw0wvRglCg">
    <param name="wmode" value="transparent">
    </object>


    Bầu trời sao tháng 2.
    Tháng 2 bầu trời như trái ngược ở 2 miền đất nước, miền Nam đang ở trong thời kì quan sát bầu trời tốt nhất với những đêm trong vắt đầy sao thì ngược lại ở miền bắc lại là giai đoạn bầu trời u ám nhất trong không khí lạnh lẽo của những ngày đầu xuân.

    Chúng ta hãy chào đón năm Nhâm thìn với bầu trời sao rất đáng chú ý, với chàng thợ săn Orion (/ɒˈraɪ.ən/) ngôi sao Canopus (/kəˈnoʊpəs/), và các cụm sao sáng đặc biệt có tên gọi “tam giác mùa đông” và “lục giác mùa đông”.
    Lại nhắc tới chòm sao nổi tiếng Orion chìa khoa bầu trời trong thời điểm này, chúng ta hãy tìm hiểu ngôi sao đặc biệt trong chòm sao này, Betelgeuse (biːtə lˈdʒɜːz). Betelgeuse là ngôi sao sáng thứ hai trong chòm và thứ tám bầu trời đêm đánh dấu vai phải của chàng thợ săn. Với màu đỏ đặc trưng., đây là một ngôi sao biến quang và là một trong những ngôi sao lớn nhất và sáng nhất được biết tới nay với khối lượng từ 18-19 lần Mặt trời chúng ta , cách chúng ta khoảng 640 nas. Khi nghiên cứu chu kì biến quang của Betelgeuse, các nhà khoa học ước tính ngôi sao này khoảng 10 triệu năm tuổi và đang ở giai đoạn cuối trong quá trình tiến hoá của mình và có thể phát nổ tạo thành siêu tân tinh. Vì thế đó là một trong những lý do xuất hiện các thông tin lan truyền trên mạng rằng Betelgeuse sẽ phát nổ vào năm 2012 và gây ra tận thế cho Trái Đất. Thực tế ta không thể xác định chính xác được thời điểm Betelgeuse phát nổ, nó có thể phát nổ vào ngay đêm nay hoặc một thời điểm nào đó trong vài triệu năm nữa. Khi phát nổ, Betelgeuse có thể sẽ đột nhiên gia tăng độ sáng, đến mức có thể nhìn thấy cả vào ban ngày, giống như hiện tượng siêu tân tinh nổi tiếng được lịch sử ghi chép lại vào năm 1054 mà ngày nay tàn dư của nó là tinh vân Con Cua nổi tiếng. Khi Betelgeuse phát nổ nó sẽ không gây bất kì ảnh hưởng nào cho Trái Đất chúng ta vì ở quá xa, chúng ta không cần phải lo lắng vì ngày tận thế mà ngược lại sẽ cảm thấy cực kì may mắn vì được chiêm ngưỡng một hiện tượng thiên văn cực kì hiếm có phải vài ngàn năm mới có một lần.
    Chòm sao Orion này có nhiều điều cho bạn quan tâm, không chỉ vì các sao sáng nổi bật ghép thành hình dạng rất dễ nhận biết hay các tinh vân tuyệt đẹp trong lòng nó, mà vì nó còn là chòm sao chìa khóa của cả bầu trời đêm nữa.
    Orion rất hữu ích trong việc xác định vị trí các ngôi sao khác. Nếu kéo dài thắt lưng của chàng thợ săn về hướng tây nam, bạn có thể tìm thấy ngôi sao sáng nhất bầu trời Sirius (ˈsɪrɪəs) của chòm sao Đại Khuyển; còn khi kéo về phía đông bắc bạn sẽ gặp được sao Aldebaran trong chòm Kim Ngưu . Đường nối hai vai kéo dài về phía đông chỉ tới hướng của Procyon (ˈprəʊsɪən) thuộc chòm sao Tiểu Khuyển, trong khi đó, đường nối từ Rigel (ˈraɪdʒəl) tới Betelgeuse lại trỏ tới Castor và Pollux, 2 sao sáng nhất của chòm sao Song Tử . Thẳng về từ hướng đầu của chòm sao Orion chúng ta sẽ bắt gặp ngôi sao Capella trong ngũ giác sao của chòm sao Ngự Phu.

    Ghi nhớ thêm rằng chàng thợ săn của chúng ta luôn quay đầu về hướng Bắc và chân về hướng Nam, đây chính là một cách xác định phương hướng thật dễ dàng và không kém phần chính xác.

    Đặc biệt hơn nữa, các bạn hãy nhớ lại vị trí của các ngôi sao Capella (kəˈpɛlə), Aldebaran, Pollux, cùng với Sirius, Procyon và Rigel tạo thành một hình sáu cạnh với các cạnh có chiều dài tương đương nhau, bao phủ một vùng rộng lớn của bầu trời mùa đông và tập hợp hầu hết các ngôi sao sáng nhất cũng như các chòm sao dễ nhận diện nhất, tạo nên một kỳ quan của bầu trời đêm làm ngỡ ngàng những người quan sát, đó chính là “Lục giác mùa đông”.

    Chòm sao Sống Thuyền Carina và sao Lão nhân Canopus
    Nhìn từ chòm Orion, hướng theo ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm Sirius hướng về phương nam, bạn sẽ bắt gặp một ngôi sao rất sáng, có thể sánh với Sirius. Đó là ngôi sao Canopus, ngôi sao sáng nhất chòm sao Sống thuyền Carina (kəˈriːnə) và là ngôi sao sáng thứ hai trên bầu trời đêm. Canopus là một siêu sao khổng lồ màu vàng trắng với bán kính gấp 65 lần Mặt trời và cách chúng ta 310 nas. Với người Trung Hoa cổ, Canopus còn có cái tên khác là sao Lão Nhân hay Nam cực Lão Nhân cùng hình tượng là một ông lão tóc trắng, trán cao, đầu dài, chống cây trượng cong queo, tay cầm quả đào. Trong thiên văn học Trung hoa, đây cũng được coi là sao Nam cực (south polar star). Tuy nhiên, do nằm ở khoảng 53 độ vĩ nam trên thiên cầu, đây là ngôi sao rất khó quan sát đối với những vùng vĩ độ cao ở Bắc bán cầu. Trong chòm sao này đáng chú ý còn có tinh vân Eta (ˈiːtə) Carina NGC 3372, là một tinh vân khuếch tán lớn nhìn thấy được bằng mắt thường đang được tạo thành bởi vật chất phun ra từ các ngôi sao như ngôi sao biến quang rất thất thường là Eta Carina, một trong những siêu sao khổng lồ lớn nhất trong dải Ngân hà và trong các sao được biết tới, trong tương lai không xa sẽ trở thành một vụ nổ sao siêu kềnh supernova (suːpəˈnəʊvə) hay thậm chí hypernova (ˈhaɪpəˌnəʊvə). NGC 3532, cách không xa Eta Carina, cũng là một cụm sao mở đáng quan sát với hơn 150 sao qua một ống nhòm tốt.

    Chòm sao Hoàng Đạo.
    Chúng ta hãy cùng quay lại với chòm sao Gemini (/ˈdʒɛmɨnaɪ/) gắn liền với trận mưa sao băng Geminids. Trong tháng này, khi chòm sao này đã lên cao, chúng ta hãy tìm hiểu về nó nhé. Là chòm sao với nhiều sao khá sáng tạo thành một hình ảnh tưởng tượng của 2 anh em song sinh đứng liền cạnh nhau. Thần thoại Hy Lạp kể rằng hai anh em Castor (/ˈkæstər/) và Pollux (/ˈpɒləks/) được sinh ra từ cùng một quả trứng của Leda, kết quả của mối tình giữa Leda (\ˈlē-də\ hay (ˈliːdə) ) và thần Zeus (khi thần biến thành con chim phượng hoàng), 2 anh em giống nhau như hai giọt nước và lớn lên trong sự nuôi dưỡng của nhà thông thái Chiron (ˈkaɪrɒn). Và tên họ cũng chính là tên hai ngôi sao sáng nhất trong chòm sao này. Hai anh em song sinh này chính là hai anh hùng đi trên con tàu của Jason (ˈdʒeɪsən) tìm bộ lông cừu vàng, chính họ đã giải cứu con thuyền Argo (ˈɑːɡəʊ, [ahr-goh]) khỏi chìm trong giông bão, nên chòm sao này được các thuỷ thủ hết mực coi trọng. Cũng có thuyết cho rằng 2 anh em họ cùng mẹ khác cha (Castor là con của Tyndareus-(tɪnˈdærɪəs) còn Pollux là con của Zeus) và là chòm sao biểu tượng cho tình anh em bằng hữu. Ngày 18/2/1930, nhà thiên văn Clyde Tombaugh ((klaɪd)[tom-baw]) đã phát hiện ra Diêm vương tinh khi nó đang diễu hành qua gần sao Delta của chòm sao này, điều thú vị là vào năm 1781 William Herschel (ˈhɜːʃəl)đã phát hiện ra Thiên vương tinh khi hành tinh này nằm gần sao Eta của Gemini. Đây là một chòm sao rất dễ nhận biết trong bầu trời mùa đông, bạn chỉ cần lấy hình chữ V của chòm sao Taurus (ˈtɔːrəs), nối từ đỉnh chữ V tới ngôi sao Aldebaran (ælˈdɛbərən) màu đỏ đặc trưng khoảng 6 lần là sẽ nhận ra chòm sao này. Với một kính thiên văn tương đối, bạn có thể quan sát sao Castor cũng chính là sao alpha của chòm như một sao đôi với khoảng cách 3 cung giây. Thêm vào đó, khi quan sát gần ranh giới với chòm sao Taurus, bạn có thể tìm thấy cụm sao mở rực rỡ M35 (độ sáng biểu kiến 5.3 và cách chúng ta 2800 nas) chỉ bằng 1 ống nhòm.

    Quan sát các hành tinh.
    Khi trời vừa tối, Cao hơn khỏi chân trời Sao Kim đang rực sáng như một viên kim cương, Sao Mộc cũng phụ họa thêm khi cũng tỏa sáng rực rỡ ở trên cao một chút về phía đỉnh đầu. Dần về cuối tháng Sao Kim và sao Mộc sẽ càng gần nhau hơn và với sự xuất hiện của trăng lưỡi liềm từ 25 đến 27 ở rất gần các hành tinh sẽ tạo ra Quang cảnh thật ngoạn mục ở phía đông khi trời vừa chập tối trong nhưng ngày cuối tháng 2 này.
    Khoảng sau 9h tối, một hành tinh khác, Sao Hỏa sẽ lên cao ở hướng đông với cái ánh màu đỏ đặc trưng của nó. Do màu đỏ như máu mà Hỏa Tinh được gán cho tên gọi của Thần Chiến Tranh Ares. Với các kính thiên văn có chất lượng tốt chúng ta có thể quan sát được các chỏm băng màu trắng ở 2 cực của hành tinh đỏ này.

    Biên tập, quay & dựng video, thuyết minh : Nguyễn Đình Đôn
    Kịch bản: Nguyễn Anh Tuấn - Đặng Tuấn Duy
    Theo HAAC

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Ở đây chị còn thấy cả Thập Tự Phương Nam (Crux) nữa, khu chị ở khá thoáng, khu ngoại ô, toàn biệt thự - nhà thấp, nên quan sát được khá rộng, mỗi tội ra đường buổi tối để ngắm trời cũng hơi ghê, ban ngày còn ko thấy người, nói chi là ban đêm, vắng kinh khủng. Bên này đang là mùa hè, nhưng về đêm lại rất lạnh, vẫn phải mặc áo ấm, khăn quấn đầy cổ mới có thể ra đứng lâu lâu 1 chút!
    Hai hôm nay đi lên trường về muộn, từ bến xe bus đi bộ về tới nhà hết 10' mà mỏi hết cả cổ vì ngắm sao! ^_^

  3. #3
    Trích dẫn Gửi bởi chiciura84
    Ở đây chị còn thấy cả Thập Tự Phương Nam (Crux) nữa, khu chị ở khá thoáng, khu ngoại ô, toàn biệt thự - nhà thấp, nên quan sát được khá rộng, mỗi tội ra đường buổi tối để ngắm trời cũng hơi ghê, ban ngày còn ko thấy người, nói chi là ban đêm, vắng kinh khủng. Bên này đang là mùa hè, nhưng về đêm lại rất lạnh, vẫn phải mặc áo ấm, khăn quấn đầy cổ mới có thể ra đứng lâu lâu 1 chút!
    Hai hôm nay đi lên trường về muộn, từ bến xe bus đi bộ về tới nhà hết 10' mà mỏi hết cả cổ vì ngắm sao! ^_^
    giống e hồi ở bên TQ chị ah. nhưng e lôi đc bạn xuống sân ngắm sao cùng e. hj

  4. #4
    hihi , kì này có mc nữa cơ [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] tháng 1 vừa rồi hem có chương trình , thích chương trình này gê [IMG]images/smilies/8.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Hay, nhưng khu mình kín quá, ko có góc quan sát


 

Các Chủ đề tương tự

  1. [Clip] Hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 12
    Bởi nguyenthypro trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 03-12-2011, 06:46 AM
  2. Clip hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 9/2011
    Bởi seoraovat68 trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 13-09-2011, 02:55 AM
  3. Clip hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 8
    Bởi trangsuc trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 18-08-2011, 01:22 PM
  4. Clip Hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 5,6,7
    Bởi thethitotiu trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 16-07-2011, 10:42 AM
  5. Clip hướng dẫn quan sát bầu trời sao
    Bởi hiennhan12 trong diễn đàn Phim thiên văn
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 11-05-2011, 04:53 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •