I/ Sao

Bạn hãy tam quên đi những khái niệm phức tạp về bản chất của các ngôi sao. Bạn hãy cứ coi mỗi điểm sang bạn thấy trên bầu trời đêm kia là một ngôi sao đi. Đừng suy nghĩ quá nhiều về nó là cái gì trong khi quan sát, việc của bạn bây giờ là quan sát xác định xem nó ở đâu trong cái mớ hỗn loạn kia.

Mỗi đêm đẹp trời, ai trong chúng ta cũng sẽ trầm trồ kinh ngạc trước vẻ đẹp kỳ vĩ của bầu trời. Có quá nhiều sao trên trời và chúng ta thường tự hỏi có bao nhiêu ngôi sao trên trời, thường thì câu trả lời sẽ là không thể đếm xuể. Nhưng thật ra, số lượng những ngôi sao quan sát được trên trời không quá nhiều như chúng ta vẫn thường nghĩ. Trên Thiên cầu có khoảng hơn 6000 ngôi sao là có khả năng quan sát. Nhưng một người thị lực tốt quan sát trong một ngày đẹp trời thì cũng chỉ quan sát được khoảng 5000 ngôi sao mà thôi, vì chúng ta chỉ có khả năng quan sát nửa phần Thiên cầu nằm trên đường chân trời thôi.

Trong khi ngắm nhìn vẻ đẹp của các ngôi sao, bạn sẽ thấy có những ngôi rất sáng đối lập hẳn với những ngôi sao rất mờ - phải căng mắt hết sức mới thấy. Vì vậy, thật là hữu ích khi có một hệ thống phân loại độ sáng cho các ngôi sao trên trời kia. Việc này đã được nhà thiên văn Hi Lạp cổ đại Hippachus chú ý tới và ông đã cho ra đời một bảng phân loại độ sáng của các ngôi sao với 6 cấp còn được sử dụng cho tới ngày nay. Trước yêu cầu chính xác hơn trong quan sát hiện đại, thang đo độ sáng do Hippachus đã được mở rộng vể cả hai phía. Nên có khi đọc các tài liệu, bạn có thể bắt gặp các thiên thể có độ sáng âm như ngôi sao sáng nhất trong bầu trời đêm Sirius (-1.46) hay các thiên thể có độ sáng cao hơn 6 như Pluto ( 14 )...

Trong bảng phân loại này, những ngôi sao sáng nhất có cấp 1 và cứ như thế giảm dần cho tới những ngôi sao cấp 6 là những ngôi sao mờ nhất mà chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường mà không sử dụng bất kỳ dụng cụ bổ trợ nào. Mỗi cấp sao chênh nhau 2,5 lần, sao cấp 1 sáng gấp 2,5 lần sao cấp 2, sao cấp 2 sáng gấp 2.5 lần sao cấp 3….. Khi sử dụng các dụng cụ bổ trợ quan sát như ống nhòm hay kính thiên văn, độ sáng của các ngôi sao tăng lên đáng kể ( các bạn có thể tham khảo ở hình trên). Trong điều kiện ô nhiễm ánh sáng, cấp sao tăng lên nhiều lần. Thật khó có thể quan sát những ngôi sao cấp 4 trở xuống trong ánh đèn của thành phố.

Độ sáng được đề cập ở trên chỉ là cấp sao biểu kiến khi chúng ta quan sát từ Trái Đất. Nó phụ thuộc vào công suất phát xạ của thiên thể (trừ trường hợp các hành tinh hay các thiên thể khong tự phát xạ) và khoảng cách từ thiên thể đó tới Trái Đất. Độ sáng này không cho chúng ta biết độ sáng thực chất của các thiên thể.