Quan sát Nhật Thực lúc Hừng Đông
-Eclipse at Breaking Dawn-


Chuyện Lạ Gì Thế??? Có gì đó HOT liên quan đến bộ truyện hay series phim Twilight à???? Chả liên quan, bởi vì bạn sắp được chiêm ngưỡng một "hiện tượng của năm" vĩ đại và ấn tượng hơn thế nhiều[IMG]images/smilies/111.gif[/IMG]

Nhật thực một phần rạng sáng 21/5/2012 tại Việt Nam

Trong "bộ phim" này, cặp đôi hoàn hảo của chúng ta: Mặt Trăng và Mặt Trời, sau bao tháng ngày chia cách nay lại có dịp "giao hội (conjunction)" với nhau. Đây là liveshow hiếm có với màn hình là cả bầu trời bao la, các bạn trẻ có muốn được tận mắt chứng kiến không nào[IMG]images/smilies/5.gif[/IMG] Nhớ rủ cả "người ấy" xem cùng nhé, yên tâm là không có con ma cà rồng nào ở đây đâu [IMG]images/smilies/10.gif[/IMG]

Vào rạng sáng thứ Hai 21/5/2012, người dân Việt Nam cùng nhiều nơi khác trên thế giới có cơ hội được chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực hình khuyên.


Hiện tượng nhật thực xảy ra khi mặt trăng đi qua giữa trái đất và mặt trời. Nhật thực hình khuyên xảy ra hàng năm khi trái đất ở vị trí gần nhất so với mặt trời và mặt trăng ở vị trí xa nhất so với địa cầu. Do đó mặt trăng không đủ lớn để che khuất toàn bộ mặt trời và hai vùng nửa tối tạo ra bởi mặt trăng sẽ mở rộng hơn so với khi nhật thực toàn phần, đồng thời xen phủ nhau tạo thành một vùng gọi là vùng bóng tối giả. Cư dân những vùng trên trái đất bị vùng bóng tối giả này quét qua sẽ quan sát được nhật thực hình khuyên, còn trong vùng nửa tối sẽ quan sát được nhật thực một phần.


So sánh giữa nhật thực toàn phần (trái) và nhật thực hình khuyên (phải). Nếu đứng trong vùng bóng tối (a), vùng bóng tối giả (b) và vùng bóng nửa tối (c) thì sẽ quan sát được tương ứng nhật thực toàn phần, hình khuyên và một phần. Đồ họa: HAAC.

Vùng quan sát được nhật thực hình khuyên 21/5/2012:



Rất tiếc Việt Nam không nằm trong vùng quan sát được nhật thực hình khuyên, nhưng chúng ta vẫn có thể quan sát được pha một phần-nửa cuối của nhật thực hình khuyên nếu điều kiện thời tiết thuận lợi trong khoảng thời gian gần 1 tiếng ngay sau khi mặt trời mọc. Cụ thể thời gian quan sát được nhật thực tại một số địa phương ở Việt Nam như trong bảng dưới đây:


Flash minh họa diễn biến nhật thực:

http://www.shadowandsubstance.com/201205/SEASIA.swf

Đừng bỏ lỡ nhật thực này nhé!

Gần đây nhất Việt Nam quan sát được nhật thực một phần ngày 15/1/2010. Còn nếu bị lỡ lần này thì mãi đến ngày 9/3/2016 chúng ta mới lại được thấy nhật thực đấy! Vậy các bạn đừng bỏ lỡ sự kiện hiếm có này nhé và hi vọng ông trời cho thời tiết đẹp! Clear sky! [IMG]images/smilies/67.gif[/IMG]


Nhật thực một phần 15/1/2010
Ảnh: Nguyễn Tùng Lâm- CLB Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội HAS


CHÚ Ý: Nếu quan sát nhật thực không đúng cách, bạn có thể bị MÙ MẮT vì các bức xạ có hại của Mặt Trời!!!

Các phương pháp quan sát an toàn (tham khảo từ HAAC):


Nhật thực lần này diễn ra khi rạng sáng vào lúc mặt trời có độ sáng không gay gắt, nhiều người sẽ cho là chúng ta có thể quan sát mặt trời bằng kính râm, thậm chí bằng mắt thường vào lúc đó. Một số người có thể sẽ dùng phim phim X-quang, băng video, kính hơ khói, giấy gói quà v.v…để quan sát.
Nhưng chúng tôi xin đưa ra một số khuyến cáo mà chúng tôi đã tham khảo từ các tổ chức thiên văn nước ngoài, đặc biệt là từ tổ chức AWB (Những nhà thiên văn không biên giới) mà HAAC chúng tôi là một thành viên.

1- Phương pháp quan sát trực tiếp:
Không sử dụng các phim lọc sáng không dùng cho mục đích thiên văn như phim X-quang, băng video, kính hơ khói, giấy gói quà v.v…để quan sát, các loại này có thể lọc được ánh sáng nhưng có thể sẽ không lọc được những tia hồng ngoại và tử ngoại sẽ làm tổn thương mắt của bạn (theo tài liệu của NASA).
Tuyệt đối không quan sát qua kính thiên văn, ống nhòm nếu không được gắn phim lọc mặt trời chuyên dụng.
Tuyệt đối không được sử dụng các loại kính râm để quan sát nhật thực.

An toàn khi sử dụng: kính của thợ hàn loại số 14 trở lên (có bán tại các tiệm cơ khí lớn giá khoảng 15 ngàn), kính chuyên dùng cho mục đích thiên văn quan sát Mặt Trời. Đĩa mềm máy tính không bị trầy xước gấp 2 hoặc 3 lớp có thể sử dụng tương đối an toàn nhưng cho chất lượng ảnh không tốt.
Các kính thiên văn và ống nhòm khi được bịt phim lọc mặt trời chuyên dụng ở đầu ống kính có thể sử dụng để quan sát Nhật Thực.


2- Phương pháp quan sát gián tiếp:


+ Phương pháp dùng chậu nước pha mực:

Sử dụng chậu nước pha mực đen và quan sát ảnh mặt trời trong chậu nước, có thể sử dụng một tấm kính để tăng độ phản xạ. Mực pha phải đảm bảo độ đen để quan sát không bị chói.

+ Phương pháp quan sát qua màn chắn:
Tạo một lỗ thủng nhỏ khoảng 1mm trên một tấm bìa cứng hoặc một miếng thiếc, cho ánh nắng xuyên qua và quan sát ảnh của Mặt Trời xuyên qua lỗ thủng lên 1 tấm giấy trắng đặt ở dưới.



Có thể phát triển thành hộp quan sát nhật thực để quan sát được tốt hơn như hình vẽ


Phương pháp quan sát qua màn chắn cũng có thể ứng dụng được cho các kính thiên văn và ống nhòm. Hướng ống kính về phía Mặt Trời và hứng ảnh lên một tấm giấy trắng.


Hiện nay CLB Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội đang cung cấp kính quan sát Mặt Trời chuyên dụng nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ nhằm phục vụ nhu cầu chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kì thú này cũng như đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Ngoài mục đích quan sát nhật thực, các kính và phim lọc này có thể sử dụng để quan sát hiện tượng Sao Kim đi qua Mặt Trời sẽ diễn ra vào ngày 6/6 tới đây. Các bạn có thể xem thêm thông tin chi tiết tại:
http://thienvanhanoi.org/forum/showt...-sat-Mat-Troi-

CLB cũng tổ chức quan sát nhật thực, mời các bạn đến tham gia:
http://thienvanhanoi.org/forum/showt...hat-thuc-21-05