Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Guest
    Vào cuối tuần này những người yêu bầu trời sẽ có dịp chiêm ngưỡng một trong những trận mưa sao băng đáng chú ý của năm, mưa sao băng Leonids. Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội sẽ tổ chức quan sát qua đêm tại Công viên thống nhất chi tiết các bạn xem tại đây:
    http://thienvanhanoi.org/forum/showt...6650#post16650

    Năm nay, điều đặc biệt là trận mưa sao băng Leonids xảy ra giữa hai sự kiện thiên thực khác nhau. Đỉnh điểm đầu tiên sẽ diễn ra vài ngày sau khi nhật thực toàn phần vào ngày 13/11 (không quan sát được ở Việt nam) và đỉnh điểm thứ hai thì chỉ trước sự kiện nguyệt thực nửa tối vào ngày 28/11 (quan sát được ở Việt Nam) khoảng một tuần.

    Từng là trận mưa sao băng hoành tráng nhất trong lịch sử, khi đạt đỉnh điểm vào khoảng 17-18/11, Leonids khiến cho những người yêu bầu trời có được những khoảng khắc khó quên. Năm ngoái, ánh trăng sáng gần sát chòm sao Leo - Sư Tử, nơi xuất phát của các sao băng, đã phá hỏng trận mưa sao này bằng cách làm giảm đáng kể số sao băng có thể thấy được. Nhưng trong năm 2012 này thì mặt trăng hầu như không gây ảnh hưởng gì với những người quan sát trận mưa sao này tới đây.



    Tâm điểm mưa sao băng Leonids ở hướng Đông gần chòm sao Leo (Sư Tử)

    Mưa sao băng Leonid xuất hiện định kỳ vào tháng 11 hằng năm khi trái đất đi qua vùng bụi của sao chổi 55P/Tempel-Tuttle, đây là sao chổi có chu kì 33 năm. Trong quá khứ, Leonids từng được ví là bão sao băng vào khoảng thời gian những năm 1998 – 2002 khi nó đạt đến vài chục ngàn sao băng xuất hiện trong 1 giờ khi cực điểm. Vào năm 1833 nhiều người dân Bắc Mỹ đã hoảng loạn thật sự khi bầu trời như rực lửa, hàng trăm...hàng ngàn vệt sao băng xuất hiện liên tục suốt hơn 9 tiếng trên bầu trời như báo hiệu của ngày tận thế. Người ta đã ước tính có đến 240.000 sao băng rơi trong đêm đó, một con số "khủng khiếp".

    Trong những năm gần đây mật độ đám mây bụi của Sao chổi Tempel-Tuttle đã giảm dần khiến cho mưa sao băng Leonids chỉ còn vào khoảng từ 15-20 cái trong một giờ khi quan sát vào lúc cực điểm, nên có lẽ chúng ta phải đợi vài chục năm nữa khi sao chổi 55P/Tempel-Tuttle tiến gần mặt trời hơn thì ta mới lại có dịp chứng kiến bão sao băng.

    Theo dự báo của Tổ chức sao băng quốc tế (IMO), mưa sao băng Leonids năm nay tuy số lượng/giờ không tăng nhưng nó có một chút khác thường so với những lần khác là có thể có hai lần đạt đỉnh điểm. Vào khoảng lúc 21h ngày 17/11 (giờ UT) và lúc 6h ngày 20/11/2012 (giờ UT), tức khoảng 4h00 ngày 18/11 và 13h ngày 20/11/2012 theo giờ Việt Nam. Khi mưa sao băng Leonids đạt đỉnh điểm, ở những nơi có điều kiện quan sát lý tưởng, số sao băng quan sát được có thể lên đến hơn 20 sao băng/giờ. Thời điểm thích hợp nhất để quan sát trận mưa sao này ở Việt Nam là từ sau nửa đêm 17/11 tới rạng sáng ngày 18/11.

    Chúng ta có thể quan sát được các sao băng trong trận mưa sao băng này từ 06/11 đến 30/11 hằng năm khi đám mây đá bụi cắt ngang quĩ đạo của Trái Đất. Các sao băng dường như xuất hiện từ phía chòm sao Leo (Sư Tử) và tỏa đi nhiều hướng. Mật độ sao băng quan sát được tăng dần xung quanh ngày cực điểm khoảng 17-18/11 mỗi năm. Vào những đêm lân cận và đặc biệt là đêm cực điểm sao băng Leonids 2012 (đêm 17/11 rạng sáng 18/11) người quan sát có thể theo dõi mưa sao băng từ sau nửa đêm khi chòm Leo xuất hiện từ chân trời phía Đông. Hãy để tầm mắt bao quát cả vùng trời phía đông lên đến đỉnh đầu, đây là nơi bạn có thể bắt gặp các sao băng nhiều nhất.

    Các thiên thạch nhỏ trong đám mây bụi và mảnh vỡ để lại từ sao chổi 55P/Tempel-Tuttle bốc cháy khi bay vào khí quyển của Trái Đất, để lại những vệt sáng dài trên bầu trời, đó thật là những hình ảnh đẹp khó quên đối với người quan sát.


    (Ảnh sao băng Leonids 2011 được chụp trước khi bình minh ngày 17/11 bởi Tony Hallas)

    Một số kinh nghiệm khi quan sát mưa sao băng

    - Mọi địa phương ở Việt Nam đều có thể quan sát được mưa sao băng nhưng điều kiện quan sát và thời tiết ở mỗi nơi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quan sát được các sao băng nhiều hay ít.

    - Quan sát mưa sao băng là một hoạt động mà bạn chỉ cần dùng mắt thường mà thôi. Bởi các sao băng di chuyển với vận tốc quá nhanh (vài chục km/s) để có thể được quan sát và theo dõi qua kính thiên văn hay thậm chí là cả ống nhòm.

    - Không cần thiết bạn phải xác định tâm điểm xuất phát của trận mưa sao băng này nằm ở đâu, bởi các sao băng có thể được quan sát ở bất cứ đâu trên bầu trời khi nó xuất hiện. Đừng hiểu nhầm tâm điểm ở chòm Leo có nghĩa là sao băng chỉ bay từ đó ra, nó có thể xuất hiện ở những chòm sao khác thậm chí rất xa tâm điểm, nhưng nếu để ý ta sẽ thấy đường kéo dài hướng bay của sao băng có vẻ chụm lại ở chòm Leo. Hãy nhìn bao quát cả vùng trời xung quanh tâm điểm của sao băng (Đối với trận mưa sao băng Leo, đó là vùng trời phía Đông lên đến đỉnh đầu khi quan sát vào rạng sáng). Điều quan trọng nhất chỉ là bạn phải chờ tới khi tâm điểm này lên cao hơn so với chân trời mà thôi.

    - Bạn sẽ thấy nhiều sao băng hơn sau nửa đêm bởi vì do chuyển động của Trái đất chúng ta. Hãy chắc rằng bạn đã bảo vệ mắt của mình khỏi ánh sáng trực tiếp (tránh nhìn ánh sáng trực tiếp) và để cho nó có nhiều thời gian để có thể thích ứng bóng tối, ít nhất là 20 phút trước khi bắt tay vào quan sát bạn nhé.

    - Quan trọng nhất là điều kiện thời tiết, trời phải quang mây và có thể thấy rõ các ngôi sao bình thường thì mới có thể thấy được sao băng bạn nhé! Nếu thời điểm hiện tại có nhiều mây, đừng vội thất vọng vì bầu trời mùa mưa rất thất thường. Ánh sáng của trăng hay ánh sáng đèn sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc chiêm ngưỡng các sao băng. Ở vùng quê ít bị ô nhiễm ánh sáng bạn có thể thấy được số lượng các sao băng hơn rất nhiều lần nếu quan sát ở thành phố.

    - Tính kiên trì cũng không kém quan trọng! Mưa sao băng không có nghĩa là “sao bay như mưa”, ở một trận đáng chú ý như Leonids này thì những vệt sáng có thể xuất hiện cách nhau 1 đến vài phút, đôi khi bầu trời sẽ “lặng thinh” một lúc rất lâu nhưng có lúc chúng xuất hiện liên tục 2-3 cái.

    - Do từ sau 1h sáng trở đi vị trí chòm Leonids cùng “vùng trời sao băng” sẽ lên khá cao gần trên chân trời Đông nên việc đứng quan sát sẽ làm cổ bạn rất mỏi. Cách tốt nhất để quan sát chúng là bạn phải mặc đủ ấm và nằm ngả lưng trên một ghế võng hay một chiếc ghế dài (trường kỷ) để có thể có một tầm nhìn rộng và bao quát nhất có thể lên bầu trời đêm.

    - Quan sát sao băng kéo dài cả đêm, do đó các bạn cần lưu ý: cần mặc áo ấm và đội mũ để tránh sương. Nếu trời có mây nhiều và mưa thì không nên tiếp tục quan sát để giữ gìn sức khỏe.

    Theo HAAC

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    ko biết lần này có săn đc ko? bão sao băng á? *háo hức* :''>

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    xôi gà cúng bái ~~~

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    mai các anh chị đến sớm lập đàn nhé^^


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Đêm quan sát mưa sao băng Leonids và Festival Sáng tạo trẻ 2012
    Bởi nhimxinh trong diễn đàn Phim, ảnh thiên văn nghiệp dư
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 29-11-2012, 01:21 PM
  2. Cảnh tượng mưa sao băng Orionids 2012
    Bởi SacoJetvn trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 26-10-2012, 01:08 PM
  3. Mưa sao băng Perseids 12-13/8/2012
    Bởi Huy?tT?Lam trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 119
    Bài viết cuối: 01-08-2012, 01:04 PM
  4. Quan sát Sao Thổ và Mưa sao băng Lyrids tháng 4/2012
    Bởi bvhphuong trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 108
    Bài viết cuối: 21-04-2012, 11:36 AM
  5. Mưa sao băng Leonids sẽ bị Mặt Trăng cản trở
    Bởi hoanganh1 trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 11-11-2011, 10:43 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •