Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 9 của 9
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Cùng quan sát nguyệt thực nửa tối ngày 28/11/2012
    Sau sự kiện mưa sao băng Leonids vào đêm 17/11/2012 vừa rồi, chúng ta lại sắp được chiêm ngưỡng thêm một hiện tượng thiên văn vào tuần tới. Vào tối thứ 4 tuần sau, 28/11/2012 người dân Việt Nam có cơ hội quan sát trọn vẹn hiện tượng nguyệt thực nửa tối.

    Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng chuyển dịch đến nửa phần trái đất không hướng về phía mặt trời. Khi đó mặt trăng, trái đất, mặt trời sẽ cùng hoặc gần cùng nằm trên một đường thẳng. Bóng tối của trái đất sẽ che khuất mặt trăng và xảy ra hiện tượng nguyệt thực.

    Nguyệt thực nửa tối khác với nguyệt thực toàn phần hay một phần ở chỗ Mặt Trăng không đi sâu vào vùng bóng đen của Trái Đất mà chỉ đi vào vùng nửa tối (penumbra). Chỉ khi nào toàn bộ hoặc một phần của nó đi vào vùng bóng tối (umbra) mới là nguyệt thực toàn phần hoặc một phần.


    Ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới Trái Đất sẽ để lại phía sau vùng bóng tối và vùng nửa tối. Khi Mặt Trăng đi vào vùng nửa tối (như trường hợp 1 và 2 trong hình vẽ) ta có nguyệt thực nửa tối. Khi Mặt Trăng đi qua và nằm hoàn toàn trong vùng bóng tối ta có Nguyệt thực toàn phần.

    Nguyệt thực nửa tối sẽ bắt đầu lúc 19h15 và kết thúc lúc 23h51, cực đại lúc 21h33 (giờ VN) tối ngày 28/11/2012

    Flash minh hoạ diễn biến nguyệt thực:
    http://www.swfcabin.com/open/1353654197

    Vùng quan sát được nguyệt thực nửa tối ngày 28/11/2012 trên thế giới:



    Vì Mặt Trăng không đi sâu vào bóng đen của Trái Đất vì thế Mặt Trăng sẽ không tối và đỏ sẫm như nguyệt thực toàn phần hay một phần, mà chỉ tối hơn bình thường một chút. Tuy nhiên, đây vẫn là hiện tượng đáng quan sát. Lý do là vì không phải lúc nào những người yêu thiên văn ở nước ta cũng có cơ hội quan sát được hiện tượng này. Lần nguyệt thực mới đây nhất diễn ra vào 4/6/2012 nhưng ở Việt Nam chúng ta chỉ kịp ngắm đoạn cuối rất nhỏ không đáng kể của pha một phần. Tới tận 8/10/2014 chúng ta mới có cơ hội được ngắm nguyệt thực một phần và 4/4/2015 mới được ngắm nguyệt thực toàn phần.. Vậy các bạn đừng bỏ lỡ sự kiện hiếm có này nhé và hi vọng ông trời cho thời tiết đẹp! Clear sky!

    Đặc biệt chúng ta vẫn có thể chụp ảnh và xử lý qua Photoshop để thấy được vùng bóng nửa tối của Trái Đất mà bằng mắt thường khó có thể nhận ra:
    http://www.skyandtelescope.com/skyte...tml?page=3&c=y

    Những ai muốn ghi lại sự kiện này một cách hoàn hảo nhất, xin mời tham khảo qua bài viết hướng dẫn chụp ảnh và xử lý ảnh sau để có được những bức ảnh tốt nhất về sự kiện này, bằng cách chụp trực tiếp qua thị kính hoặc tháo lens chụp qua mount với máy DSLR ( cho chất lượng ảnh tốt hơn )

    Lưu ý khi chụp ảnh : Hãy để chế độ chụp trễ sau vài giây để triệt tiêu rung và nếu có chân máy thì càng tốt. Hãy mở khẩu lớn nhất ( từ 2.7 - 3.5 tùy máy ), ISO khoảng 100-400. Chỉnh cho mặt trăng ở giữa khung hình và đặt tốc độ chụp hợp lý để thu được bức ảnh đẹp nhất.

    Các bạn cần chuẩn bị 1 tấm ảnh Mặt Trăng trước khi nguyệt thực xảy ra và 1 tấm chụp lúc đã xuất hiện nguyệt thực nửa tối. Đưa nó vào Photoshop 6.0 chuyển đổi hình ảnh sang định dạng TIFF 16-bit.
    Đầu tiên, chúng ta load một bức ảnh chụp đầu tiên trước khi nguyệt thực như là một layer mới và đặt tên layer này là "Trước".

    Sau đó chúng ta mời file ảnh chụp lúc đang xảy ra nguyệt thực nửa tối và đặt tên cho hình ảnh đó là "Layer trên". Sau khi đã load cả 2 layer vào Photoshop, nhấp vào Chọn Tất cả, hãy kéo hình ảnh hàng đầu thành hình ảnh "trước khi" bằng cách sử dụng công cụ Move (trong khi giữ phím Shift để giúp dòng file lên) vì vậy cả hai hình ảnh trong một tài liệu duy nhất, nói cách khác chúng đã được trộn vào nhau. Với cả hai hình ảnh trong một tài liệu, cần thiết để tinh chỉnh được vị trí của và làm phép trừ. Với lớp trên cùng hoạt động, chúng ta đã thay đổi chế độ hòa trộn pop-up menu ở trên cùng của Layer Palette sang chế độ khác biệt.

    Trong Adobe Photoshop, chế độ "chênh lệch pha trộn" được sử dụng để làm nổi bật che penumbral. Che penumbral cho thấy là khu vực sáng sủa hơn trong Adobe Photoshop, trong khi các khu vực không thay đổi của mặt trăng cho thấy là vùng tối
    Khu vực xuất hiện như là màu đen chỉ ra nơi mà các lớp đang được kích hoạt (top layer) . Các khu vực xuất hiện như các sắc thái của màu xám và màu sắc cho các khu vực khác nhau từ những gì là dưới. Chúng ta sử dụng công cụ Move để đặt lại vị trí các lớp trên cùng cho đến khi hình ảnh trở nên tối nhất có thể ( sử dụng các phím mũi tên để di chuyển các hình ảnh trong một điểm ảnh XY tọa độ tại một thời điểm). Hình ảnh hàng đầu cũng đã được thay đổi vị trí bằng cách quay hình ảnh trong một độ cả theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi hình ảnh trở nên tối nhất có thể. Trong hầu hết các trường hợp, luân chuyển của hình ảnh hàng đầu dẫn đến không có cải tiến cảm nhận được trong số tiền của chồng chéo giữa hai hình ảnh.

    Những lựa chọn "khác biệt" hình ảnh từ Photoshop cho thấy sự tiến bộ dần dần của vùng nửa tối trên mặt của mặt trăng. Mỗi hình ảnh được dán nhãn với thời gian trôi qua sau khi tiếp xúc đầu tiên, điểm mà tại đó mặt trăng đầu tiên chạm vào vùng nửa tối của trái đất..
    Sau khi đã liên kết hai hình ảnh, nhấp vào Layer> Flatten để lưu các lớp khác nhau. Sau đó chúng ta đã lưu hình ảnh này như là một tập tin riêng biệt trong định dạng TIFF. Hình ảnh được lưu đại diện cho sự khác biệt giữa hình ảnh "trước" và hình ảnh tiếp theo nào được tiến hành sau khi tiếp xúc đầu tiên. Thủ tục này được lặp đi lặp lại cho tất cả các hình ảnh chụp tại các khoảng thời gian 1-phút sau đó. Để tăng độ tương phản với vùng nửa tối và phần còn lại của hình ảnh mặt trăng, độ tương phản được tăng lên trong Photoshop bằng 40 cho mỗi ảnh. Sau đó tôi chuyển đổi các hình ảnh khác nhau 8-bit màu và sau đó sang gam màu xám. Cuối cùng, mỗi hình ảnh đã được đảo ngược để hiển thị bóng tối hơn là các khu vực thắp sáng. Trong một hình ảnh ngược, khu vực nơi không có sự thay đổi về độ sáng xuất hiện là màu trắng.
    Tóm lại, phương pháp của nó là chồng 2 ảnh chụp mặt trăng ở 2 thời điểm trước và đang xảy ra nguyệt thực rồi tinh chỉnh để thu đc hiệu ứng nguyệt thực rõ nhất. Phương pháp này về phần nào giống như kỹ thuật chụp ảnh HDR, để ảnh có độ tương phản cao nhất. chụp 2 ảnh với độ phơi sáng khác nhau, bức đầu tiên chụp thừa sáng, bức thứ 2 thiếu sáng rồi ghép chúng lại. vậy là ta đã lấy đc vùng tối của bức 2 và vùng sáng của bức 1 làm tăng độ tương phản lên rất nhiều.
    Chúc các bạn chụp được những bức ảnh như ý

    Quốc Phương - Miên - Hoài Phương - Tùng Lâm
    CLB Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội HAS

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    hay đấy, quả này phải mang con kính galileo mới mượn được đi "chụp ảnh" mới được, hô hô, phóng 25x chứ ít à

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi trovetucatbui
    hay đấy, quả này phải mang con kính galileo mới mượn được đi "chụp ảnh" mới được, hô hô, phóng 25x chứ ít à
    Anh HÀ ơi, một cái chân đế kèm bám nhật động xách tay về đây khoảng bao nhiêu, em không rõ lắm. còn chả biết cõ những loại nào nữa

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    trời như thế này thì làm sao xem được anh

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    hôm đấy trăng thanh gió mát [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Túm lại phương pháp này theo mình hiểu là nó sẽ triệt tiêu phần giống nhau và làm nổi bật phần khác khau của hai bức ảnh (chụp trước và trong quá trình nguyệt thực) để giúp chúng ta có thể phát hiện và thể hiện rõ hơn hiện tượng nguyệt thực nửa tối mà không phải dùng những máy ảnh cao siêu hay hiện đại - chỉ cần một máy ảnh kỹ thuật số.
    Viết là vậy, nhưng hôm này chúng ta cần một pro photoshop để biểu diễn trực tiếp. Như vậy sẽ sinh động hơn để mọi người quan sát. Nếu pro hơn nữa ai đó sẽ làm một movie để mô phỏng về quá trình xử lý ảnh như thế này.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    lâu k sờ vào photoshop.trình gà lắm rồi =))))))))))))))))))))

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Mối lo duy nhất lúc này là trời mưa

  9. #9
    phập............, ai cho mình mượn cái máy ảnh với, đúng lúc quan trọng thì máy lại cho mượn chưa lấy được về


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Quan sát Nguyệt Thực Nửa Tối vào ngày 23/03/2016
    Bởi mrtho88hnn trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 19-03-2016, 11:27 AM
  2. Quan sát nguyệt thực một phần rạng sáng 26/4/2013
    Bởi Thuy_KTHN trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 24-04-2013, 01:06 PM
  3. Ảnh nguyệt thực tuyệt đẹp tại Việt Nam và thế giới 4/6/2012
    Bởi hiennhan12 trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 108
    Bài viết cuối: 06-06-2012, 12:50 PM
  4. Nguyệt thực một phần lúc Chạng vạng 4/6/2012
    Bởi trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 29-05-2012, 02:24 AM
  5. Clip hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 2/2012
    Bởi sangseo trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 27-02-2012, 12:30 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •