Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 11 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 109
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0

  2. #2
    Guest
    Mưa sao băng Geminids 2012 chào đón Giáng Sinh ấm áp


    Trong khoảng thời gian từ 11/12-16/12, chúng ta sẽ có cơ hội được quan sát trận mưa sao băng Geminids. Đây là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất trong năm 2012 đồng thời cũng là hiện tượng thiên văn cuối cùng trong năm 2012 và chào đón một Giáng Sinh ấm áp.
    Thông tin đợt mưa sao băng này:
    Tên mưa sao băng: Geminids
    Nguồn gốc: Vật thể 3200 Phaethon
    Thời điểm cực đại thực tế tại Hà Nội: 3h sáng ngày 14/12 (theo Nasa.gov)
    Tâm điểm quan sát: Chòm Song Từ - Gemini
    Số lượng sao trong giờ cực đại quan sát được tại Hà Nội: ~ 85 Sao/ Giờ với điều kiện quan sát tốt nhất

    Thế nào là sao băng, mưa sao băng

    Khi Trái Đất quét lên các “ hạt bụi, mảnh vỡ” trôi trong không gian, lúc này các “ hạt bụi, mảnh vỡ” di chuyển với vận tốc siêu thanh vào bầu khí quyển chúng tạo nên những sóng xung kích, chúng va chạm với những hạt của bầu khí quyền, nén các hạt nhanh đến mức chúng không thể di chuyển ra khỏi đường đi của các “hạt bụi, mảnh vỡ” và dĩ nhiên các hạt phân tử của bầu khí quyển trở lên nóng hơn rất nhiều, cộng với nhiệt độ của sóng xung kích khi bị nén lên tới hàng ngàn độ tạo ra làm cho các thành phần vật chất của “hạt bụi, mảnh vỡ” của sao chổi bị đốt cháy trong bầu khí quyển thành những vệt dài như chúng ta nhìn thấy đó là sao băng, và các hạt bụi, mảnh vở của sao chổi là quá nhỏ để có thể đủ sức đáp xuống mặt đất như một thiên thạch, nó đã bị nuốt gọn ngay trên bầu khí quyển của chúng ta.

    Mưa sao băng là một đám bụi băng rất nhiều của một sao chổi, hoặc một mảnh thiên thạch để lại trên quỹ đạo mà Trái Đất di chuyển qua đó. Khi Trái Đất tiếp xúc với đám bụi này, hàng loạt các hạt bụi, đám vật chất sẽ tạo ra vô số các sao băng trên bầu trời, và lúc này sẽ tạo thành một cơn mưa sao băng vô cùng đẹp mắt mà chúng ta thấy.


    <object type="application/x-shockwave-flash" width="640" height="385" data="http://www.youtube.com/v/tvMoU-fedGc">
    <param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/tvMoU-fedGc">
    <param name="wmode" value="transparent">
    </object>

    Mưa sao băng Geminids

    Đặc biệt đôi lúc chúng ta có thể bắt gặp những ngôi sao băng cực lớn, cháy sáng băng ngang qua bầu trời gọi là Fireball như thế này:




    Nguồn gốc mưa sao băng
    Geminids
    Các sao chổi trên hành trình của nó tiến lại gần Mặt Trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và dưới áp suất của gió Mặt Trời, tạo nên các đuôi bụi, băng và khí. Các vật chất nhỏ gồm bụi và băng phát tán từ sao chổi vương vãi xung quanh quĩ đạo của nó. Khi Trái Đất trong quĩ đạo quay quanh Mặt Trời của mình đi vào vùng bụi này vào khoảng thời gian nào đó trong năm sẽ xuất hiện các trận mưa sao băng.

    Geminids bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỉ 19 kéo theo sự bí ẩn về nguồn gốc của nó, mãi cho đến năm 1983 bí ẩn này mới được NASA làm sáng tỏ khi tìm ra được vật thể 3200 Phaethon có lẽ chính là kẻ đã gây ra trận mưa sao băng nổi tiếng này. Vật thể Phaethon có đường kính khoảng 5km, cấu tạo chủ yếu từ vật chất rắn và một ít băng đá, chính vì thế nó giống như là một tiểu hành tinh hơn là sao chổi. Các nhà khoa học tin rằng Phaethon chính là phần nhân của một sao chổi nào đó còn sót lại sau những cuộc hành trình của nó và bị gió mặt trời thổi hết lớp băng đá bên ngoài.


    Quỹ đạo phaethon 3200, nguyên nhân tạo ra mưa sao băng geminids

    Thời điểm quan sát


    Mưa sao băng Geminids sẽ cực đại vào đêm 13 và rạng sáng 14/12, nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn thấy nó từ ngày 6/12 đến ngày 19/12 .
    Trong tối 13/12 vào lúc 22h chúng ta có thể thấy chòm sao Geminids (Song Tử) ở cao khoảng 30 độ trên chân trời phía Đông, ngay vị trí của mặt trăng. Càng về đêm chòm sao này sẽ càng lên cao và đó chính là khu vực trung tâm của trận mưa sao băng này.

    Năm nay, mưa sao băng sẽ xảy ra vào ngày trăng non - đảm bảo sẽ dành cho bạn một bầu trời đêm tuyệt vời để thưởng thức. Sẽ rất lý tưởng để bạn quan sát nếu trời không có mây.



    Biểu đồ mật độ mưa sao băng các đêm 12-13; 13-14 và 14-15:






    <font color="Black">
    Kinh nghiệm quan sát

    Luôn chú ý đến thời tiết và lượng mây cũng như sương mù vì chúng là khắc tinh của sao băng cũng như bầu trời sao. Hãy chắc rằng bầu trời quang đãng hoặc gợn mây rất nhẹ, đừng phí thời gian quan sát với bầu trời đỏ rực đầy mây.

    - Càng tránh xa ánh sáng đô thị bạn càng có thể trông thấy nhiều sao băng, đôi khi có thể ngỡ ngàng về tần số chúng xuất hiện.

    - Nhớ chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết cho quan sát, kể cả áo khoác, găng, tất, mũ chống sương, kem chống muỗi, đồ ăn và thức uống nóng giàu năng lượng … nếu bạn có kế hoạch quan sát suốt đêm dài trong tiết trời đông này.
    Chú ý tâm điểm ở chòm Gemini không có nghĩa các sao băng luôn xuất phát từ đây, chúng có thể bất chợt xuất hiện ở những vùng lân cận đó, thậm chí rất xa, tuy nhiên phương di chuyển của chúng luôn quy về chòm Gemini.

    - Mưa sao băng không có nghĩa là sao băng bay như mưa, bạn đừng trông đợi điều này. Tuy nhiên tần số xuất hiện sao băng khoảng dưới 1 phút có 1 sao băng là điều có thể. Lưu ý rằng đôi khi bầu trời rất im lặng trong thời gian dài đến hơn 15 phút nhưng có lúc vài sao băng thi nhau xuất hiện cùng lúc, điều này rất thường xảy ra và rất dễ làm chúng ta nản lòng .

    - Nếu quan sát lâu bạn hãy dùng tấm lót hoặc tốt nhất là chiếu du lịch tìm chỗ ngã người ra để không gây mỏi khi quan sát. Việc này rất có ích khi chòm Gemini đã lên hơn lưng chừng trời. Một kinh nghiệm là bạn hãy nằm hướng chân về hướng tâm điểm để thấy được nhiều sao băng hơn.

    Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội sẽ tổ chức quan sát hiện tượng này nếu điều kiện thời tiết tốt. Vậy các bạn chú ý theo dõi các trang tin của Hội để có thểm tham gia cùng chúng tớ nhé.

    http://www.facebook.com/thienvanhanoi
    http://thienvanhanoi.org/forum/forum.php

    Chúc các bạn có một buổi quan sát sao băng thú vị và chờ đón một mùa giáng sinh an lành nhé. Bạn hãy tin rằng Không có tận thế đâu [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    Miên - Hoài Phương - Tùng Lâm
    CLB Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội HAS
    </font>

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    không biết hội có tổ chức quan sát không nhỉ?

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    không biết hội có tổ chức quan sát không nhỉ?

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    không biết hội có tổ chức quan sát không nhỉ?

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    không biết hội có tổ chức quan sát không nhỉ?

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    không biết hội có tổ chức quan sát không nhỉ?

  8. #8
    Guest
    không biết hội có tổ chức quan sát không nhỉ?

  9. #9
    Guest
    không biết hội có tổ chức quan sát không nhỉ?

  10. #10
    Guest
    không biết hội có tổ chức quan sát không nhỉ?


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Đón chờ mưa sao băng Geminids 2016
    Bởi uynuyn trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 06-12-2016, 01:34 PM
  2. Mưa sao băng Geminids rực rỡ trong tháng 12/2015
    Bởi tranainhu trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 13-12-2015, 09:37 AM
  3. Mưa sao băng Geminids- mưa sao băng lớn và đẹp nhất trong năm
    Bởi penhi102 trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 10-12-2014, 01:19 PM
  4. Cảnh tượng mưa sao băng Orionids 2012
    Bởi SacoJetvn trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 26-10-2012, 01:08 PM
  5. MƯA SAO BĂNG GEMINIDS 2010 – Món quà trước Giáng Sinh vào Thứ ba 14/12
    Bởi number 22 trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 12-12-2010, 08:11 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •