Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    trận này nhà mình có tổ chức quan sát nữa ko nhỉ [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Quadrantids, một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất nhưng lại ít được biết đến nhất, sẽ toả sáng trong dịp năm mới.



    Quadrantids là trận mưa sao băng diễn ra thường niên và thường là một trong những trận mưa đẹp nhất trong năm. Năm nay, nó sẽ lại đem đến cho chúng ta một màn trình diễn đẹp mắt. Trận mưa sẽ đạt đến đỉnh điểm vào ngày 3/1/2012 trên khắp khu vực tây bán cầu. Tuy nhiên thật không may mắn là vào thời gian này, ánh trăng khuyết cuối tháng cũng sẽ ảnh hưởng và gây khó khăn cho việc quan sát. Mặc dù vậy, với tỷ lệ số lượng sao băng lớn, Quadrantids sẽ vẫn được xếp hạng là một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất của năm.

    Các nhà thiên văn đang dự đoán rằng Quadrantids sẽ đạt đỉnh điểm tại bán cầu tây vào lúc 8 giờ sáng ngày 3/1 theo múi giờ Bắc Mỹ (chuẩn EST) hay 8 giờ tối tại Việt Nam. Đây là thời điểm quan sát rất tốt cho các nước ở khu vực Châu Á, tuy vậy những người đam mê sao băng ở Bắc Mỹ vẫn nên để mắt tới sự kiện này vì thực chất việc dự đoán trận mưa sao băng hiện tại vẫn còn thiếu chính xác.

    Để quan sát sao băng, bạn cần một bầu trời đêm trong và tối hơn một chút so với sao băng của Quadrantids. Có nghĩa nếu bạn ở một thành phố lớn, bạn nên tìm một nơi cách thành phố ít nhất khoảng 60km. Bạn sẽ không cần phải dùng đến kính thiên văn hay thậm chí một chiếc ống nhòm, mắt thường sẽ là tốt nhất bởi nó sẽ đem đến cho ta một góc nhìn toàn cảnh về mỗi vệt sao rơi.
    Biên tập viên Mike Reynolds của một tạp chí thiên văn đã chú ý thêm : “Phải giữ được một tư thế thoải mái khi đếm mưa sao băng. Nên nhớ sự kiện này diễn ra vào tháng giêng, do vậy phải giữ ấm cho cơ thể trong đêm. Quan sát sao băng không phải là một hoạt động thể chất, có thể bạn chỉ ngồi trong suốt thời gian quan sát.”
    Khi bạn đã sẵn sàng để bắt đầu quan sát, tìm một bãi cỏ với một chiếc ghế - thích hợp nhất là ghế tựa. Muốn quan sát được số lượng tối đa các vệt sao, bạn chỉ cần nhìn về phía trước. Còn nếu bạn muốn liếc ra xung quanh, điều đó cũng không vấn đề gì.

    Theo Reynolds, người quan sát nên dõi theo toàn bộ chuyển động của mỗi ngôi sao băng. “Bằng cách đó, bạn sẽ có một ý tưởng về việc so sánh tại địa điểm quan sát của mình với các địa điểm khác trên khắp hành tinh ”

    Có thể bạn sẽ thắc mắc liệu mình sẽ quan sát được bao nhiêu trong mỗi lần mưa sao băng Quadrantids? Hầu hết các năm trước đây, dưới điều kiện trời quang mây, không có ánh trăng, người quan sát sẽ đếm được khoảng 60 đến 200 vệt sao băng trong một giờ, tức trung bình khoảng 120 vệt.

    Mưa sao băng lần này sẽ xuất phát từ phía bắc chòm Mục Phu (Bootes). Chòm này xuất hiện ở phía đông khi nửa đêm và lên tới đỉnh đầu lúc rạng sáng. Sở dĩ trận mưa này có tên Quadrantids vì nơi xảy ra trận mưa, trước đây là vị trí của chòm Quadrans Muralis (tên Latin: Mural Quadrant tức chòm Thước Phần Tư) trong bản đồ sao của các nhà thiên văn Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên sau này do sự sắp xếp và đặt tên lại các chòm sao nên chòm Quadrans Muralis đã bị xoá khỏi danh mục các chòm sao của thiên văn học hiện đại . Vị trí này sẽ đạt độ cao 60 độ phía đông bắc vào lúc sáng sớm.




    Vài điều về Quadrantids

    - Chòm sao Quadrans Muralis (Mural Quadrant) trước đây nằm giữa chân phải của chòm Vũ Tiên (Hercules) và tay trái chòm Mục Phu (Bootes) và chòm Thiên Long (Draco). Hình dáng của nó khiến người ta liên tưởng đến chiếc thước đo độ treo tường của nhà thiên văn người Pháp Jérome Lalande (1732 - 1807). Lalande đã dùng chiếc thước này để lập bản đồ vị trí 50,000 chòm sao trong suốt thời gian ông công tác tại trường Cao đẳng Pháp. J. Fortin - một người thợ làm quả địa cầu người Pháp – đã đề cập tới Quadrans Muralis như một chòm sao chính thức trong cuốn atlas của ông - phát hành năm 1795.

    - Mưa sao băng Quadrantid có nguồn gốc từ một tiểu hành tinh bay gần Trái Đất mang tên 2003 EH1. Mặc dù các nhà khoa học đã phân loại 2003 EH1 vào nhóm các tiểu hành tinh, nhưng phần lớn lại tin rằng đó là một ngôi sao chổi đã chết. Bắt đầu từ năm 1839, Quadrantids được quan sát như một hiện tượng mưa sao băng thiên niên.


    Vài điều về mưa sao băng

    - Sao băng là những viên đá hoặc kim loại nhỏ rơi vào bầu khí quyển Trái Đất khi Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trong không gian, chúng được gọi là các “tiểu thiên thạch”. Khi ma sát với bầu khí quyển và bốc cháy, chúng trở thành “sao băng”. Nếu không cháy hết và rơi xuống mặt đất, chúng trở thành những “mảnh thiên thạch”.

    - Tất cả các trận mưa sao băng khác, trừ Quadrantids và Geminids, đều bắt nguồn từ sao chổi. Khi một ngôi sao chổi quét quanh Mặt Trời, nó để lại một vệt dài các mảnh đá vụn (tiểu thiên thạch) trên quỹ đạo. Đôi khi quỹ đạo này cắt ngang qua quỹ đạo Trái Đất, khiến các mảnh vụn rơi vào bầu khí quyển. Đó là lúc chúng ta được chiêm ngưỡng hiện tượng mưa sao băng.

    - Chưa có báo cáo nào về việc các mảnh thiên thạch rơi xuống Trái Đất đến từ mưa sao băng – chúng có kích thước quá nhỏ nên đã cháy hết trong bầu khí quyển trước khi chạm tới mặt đất.


    Những sự thật thú vị về sao băng

    - Người quan sát chỉ có thể nhìn thấy sao băng trong phạm vi 120 dặm (200 km) kể từ vị trí quan sát.

    - Người quan sát chỉ có thể nhìn thấy sao băng ở độ cao trung bình là 55 dặm (90 km). Hầu hết các
    mảnh sao đều đã cháy hết khi rơi đến độ cao 50 dặm (80 km).

    - Một ngôi sao băng sáng điển hình thường nặng không tới 1 gam và có kích thước chỉ bằng hạt đậu.

    - Mật độ sao băng (khi không có mưa sao băng) là khoảng 6 sao/giờ.

    - Tiểu thiên thạch va vào bầu khí quyển Trái Đất với vận tốc khoảng 50,000 đến 165,000 m/phút (81,000 đến 265,000 km/h).






    Nguồn: http://astronomy.com/en/News-Observi...ds%202013.aspx

    Biên dịch: Falling Stars - Mèo Fisica (HAS)

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Cái trận Quadrantids này tâm điểm ở thấp, các nước vĩ độ thấp như VN có coi dc quái đâu! Nhìn biểu đồ mật độ quá nản, chưa nói j đến thời tiết mùa này [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Nhá hàng sao băng Perseids 2013 trên thế giới
    Bởi phucthinh89 trong diễn đàn Phim , Ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 10-08-2013, 04:25 AM
  2. Mưa sao băng Perseids tháng 8/2013
    Bởi canhothegoldview trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 06-08-2013, 10:52 AM
  3. Hướng dẫn quan sát Mưa sao băng 2013 của EarthSky
    Bởi trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 30-07-2013, 07:48 AM
  4. Ảnh mưa sao băng Quadrantid 2013 trên khắp thế giới
    Bởi tranainhu trong diễn đàn Phim , Ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 06-01-2013, 03:16 AM
  5. Mưa sao băng Quadrantids
    Bởi nmhquoc trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 108
    Bài viết cuối: 03-01-2011, 01:49 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •