Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Chúng ta đã bước vào tháng ba rồi, trong tháng này bạn hãy bước ra ngoài trời vào những đêm buổi tối đẹp trời, bạn sẽ gặp hai anh em sinh đôi Castor và Pollux, hình ảnh này tượng trưng cho một chòm sao, tên gọi là Gemini, là một trong 48 chòm sao Ptolemy, cũng nằm trong danh sách 88 chòm sao hiện đại, và kiêm luôn là một trong 13 chòm sao hoàng đạo.

    Trong thần thoại Hy Lạp và thần thoại La Mã, Castor và Pollux, hay còn gọi chung là Polydeuces, là anh em sinh đôi con của mẹ Leda, nhưng Castor là con nuôi của Tyndareus, vua xứ Sparta, và Pollux là con nuôi của Zeus. Rất nhiều dị bản về hoàn cảnh ra đời của anh em này, có bản cho rằng hai anh em được sinh ra từ quả trứng cùng với các chị em sinh đôi là Helen và Clytemnestra. Sau khi Castor bị giết chết, Pollux đã xin Zeus cho sự bất tử của mình với người anh em để cứu Castor, Zeus đồng ý và giữ họ thành một cặp rồi đưa lên trời thành chòm sao Gemini.

    Trong tiếng Latin, anh em sinh đôi là Gemini hoặc Castores. Chòm sao này nằm về phía tây của chòm Taurus, về phía đông của chòm Cancer, phía bắc là chòm Auriga và Lynx, cùng theo phía nam là chòm Monoceros và Canis Minor. Mặt Trời sẽ đi qua chòm sao này trên đường hoàng đạo từ ngày 21/5 đến 20/6 hằng năm. Vào giữa cuối tháng tám, Gemini sẽ xuất hiện dọc theo đường chân trời phía đông mỗi sáng bình minh trước khi Mặt Trời mọc. Bây giờ là thời gian tốt nhất để quan sát chòm sao này, vào cuối tháng tư và đầu tháng năm chòm sao sẽ lặn dần về phía tây và sẽ xuất hiện dọc theo đường chân trời sau khi Mặt Trời lặn và mất đi nhanh chóng.


    Chòm sao Gemini khi nhìn bằng mắt thường

    Để xác định chòm sao này, bạn hãy nhìn về bầu trời hướng Đông để thử tìm kiếm hai sao sáng nhất của chòm là sao Castor và sao Pollux, đầu tiên là bạn sẽ thấy chữ V quen thuộc của chòm Taurus và 3 ngôi sao thẳng hàng nổi tiếng của chòm Orion, rồi nhìn lên trên chút xíu là sẽ nhận ra.



    Có hai ngôi sao sáng nhất trong chòm Gemini là Castor và Pollux, Castor là ngôi sao sáng thứ hai, sau Pollux. Castor là một hệ sao cách chúng ta 52 năm ánh sáng, khi nhìn từ Trái Đất, nó là một ngôi sao sáng lớn có màu xanh-trắng với độ sáng biểu kiến là 1,6, ngoài ra còn có một sao lùn đỏ nữa nằm trong hệ sao này, là sao loại Algol mờ, độ sáng biểu kiến tối đa của nó là 9,3. Và ngôi sao Beta Geminorum, hay còn gọi là Pollux, là ngôi sao sáng nhất trong chòm Gemini, là một sao khổng lồ cam với độ sáng biểu kiến là 1,2 và cách chúng ta 34 năm ánh sáng.

    Ngoài ra còn một số ngôi sao sáng khác cũng thuộc chòm sao Gemini, như là sao Gamma Geminorum, hay còn gọi là Alhena, là một ngôi sao xanh-trắng lớn cách chúng ta 105 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến là 1,9. Delta Geminorum, hay tên khác là Wasat, là một hệ sao cách chúng ta 59 năm ánh sáng, ngôi sao chính là một ngôi sao màu trắng có độ sáng biểu kiến 3,5 và ngôi sao phụ có màu da cam với độ sáng biểu kiến là 8,2.


    Tinh vân hành tinh Eskimo

    Chòm sao Gemini nằm gần dải Ngân Hà, vì thế số lượng những thiên thể nơi đây rất nhiều và rất đáng chú ý. Tinh vân Eskimo và tinh vân Medusa, thiên thể Messier M35 và Geminga là những thiên thể đáng chú ý nhất. Eskimo và Medusa đều là những tinh vân hành tinh, cách chúng ta lần lượt là 2870 và 1500 năm ánh sáng. M35 là một cụm sao mở được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1745 bởi nhà thiên văn học người thụy sĩ Philippe Loys de Chéseaux. Và cuối cùng là Geminga, nó là một ngôi sao neutron cách Trái Đất 550 năm ánh sáng. Ngoài ra còn có các thiên thể đáng chú ý khác nữa, đó là NGC 2129, NGC 2158, NGC 2266, NGC 2331, NGC 2355 và NGC 2395.


    Tinh vân hành tinh Medusa


    Cụm sao mở M35

    Mưa sao băng Geminids là cơn mưa sao băng được mong chờ nhất trong năm, cực đỉnh của nó rơi vào ngày 13, 14/12 hằng năm với khoảng 100 mưa sao băng mỗi giờ, và điều này khiến nó trở thành cơn mưa sao băng sáng, đẹp, rực rỡ và nhiều sao băng nhất. Ngoài ra còn một cơn mưa sao băng nhỏ hơn khác cũng thuộc chòm sao này, đó là Epsilon Geminids với cực đỉnh rơi vào 18/10 đến 29/10 hằng năm, và cơn mưa sao băng này chỉ vừa mới được xác nhận bởi các nhà thiên văn học thời gian gần đây. Mưa sao băng Epsilon Geminids bị trùng với cơn mưa sao băng Orionids, nên làm cho Epsilon Geminids khó có thể phát hiện ra bằng mắt thường, mưa sao băng Epsilon Geminids lướt qua bầu trời có vận tốc cao hơn Orionids.


    Mưa sao băng đêm 12/12/2012 ở công viên John Bryan, Yellow Springs, Ohio bởi nhiếp ảnh gia John Chumack

    Trong thiên văn học Babylon, hai ngôi sao Castor và Pollux được biết đến như là hai anh em sinh đôi vĩ đại (MUL.MASH.TAB.BA.GAL.GAL), họ xem cặp đôi này là một vị thần nhỏ và đặt tên cho họ là Meshlamtaea và Lugalirra, có nghĩa lần lượt là "Con người đến từ địa ngục" và "Vua của sự lớn mạnh", cả hai tên này đều được đặt theo chức danh của Nergal, một ông thần nhỏ làm lây nhiễm bệnh dịch hạch và ông ta đến từ địa ngục.

    Trong quyển luận thuyết Meteorologica (1 343b30) của Aristotle, có đề cập đến việc ông đã quan sát Sao Mộc và có một ngôi sao của Gemini lọt vào ống kính, ngôi sao này là 1 Geminorum, và sự kiện này diễn ra vào ngày 5/12 năm 337 TCN, đây là lần quan sát Gemini sớm nhất từng được công bố và biết đến.

    Khi William Herschel khám phá ra Sao Thiên Vương vào ngày 13/3/1781, lúc đó hành tinh này đang nằm gần sao Eta Geminorum của Gemini. Và vào năm 1930, Clyde Tombaugh đã quan sát và xem một loạt những tấm ảnh về Delta Geminorum, và ông đã phát hiện ra Sao Diêm Vương (nay là hành tinh lùn Pluto).

    Trong thiên văn học Trung Quốc, các ngôi sao tương ứng với những ngôi sao của chòm Gemini nằm trong hai khu vực : Bạch Hổ phương tây (西方白虎, Xī Fāng Bái Hǔ) và Chim Vermillion phương nam (南方朱雀, Nán Fāng Zhū Què).

    Atn Astr tham khảo Wikipedia Tiếng Anh và một số nguồn khác

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    nhiều sự kiện hấp dẫn quá! hi vọng thời tiết tốt để còn mang kính ra quan sát [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  3. #3
    Guest

    Trong thiên văn học Trung Quốc, các ngôi sao tương ứng với những ngôi sao của chòm Gemini nằm trong hai khu vực : Bạch Hổ phương tây (西方白虎, Xī Fāng Bái Hǔ) và Chim Vermillion phương nam (南方朱雀, Nán Fāng Zhū Què).
    Nếu em k nhầm thì con này tên Hán Việt là Chu Tước


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Thành phố đã ký hợp đồng xử lý rác thải rắn sinh hoạt
    Bởi hoalantoda trong diễn đàn Tên lửa, vệ tinh
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 23-11-2017, 11:29 PM
  2. Chòm sao Gemini - hiện thân của tình anh em
    Bởi namnam trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 09-12-2016, 01:11 PM
  3. Khi Gemini gửi ngàn ngôi sao tới Paranal - APOD 15/12/2012
    Bởi hatieumy trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 22-12-2012, 02:56 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •