Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Đề tài này là nơi thảo luận chính thức về kế hoạch quan sát sao chổi sao chổi C/2011 L4 (PANSTARRS) trong tháng 3/2013.

    Các tin tức đã đăng về sao chổi này, bao gồm quá trình phát hiện, theo dõi và dự đoán ( các dự đoán trong quá khứ có thể ko chính xác tính tới thời điểm tháng 3/2013) có thể tham khảo tại đây. Đề nghị ko thảo luận thêm ở các topic này để tránh nhầm lẫn:

    http://thienvanhanoi.org/forum/showt...ng-Thang-3-nay
    http://thienvanhanoi.org/forum/showt...rong-nam-2013-
    http://thienvanhanoi.org/forum/showt...i-thang-3-2013

    Vào tháng 3 này, sao chổi PANSTARRS sẽ có chuyến đi dài ngày trong khắp hệ Mặt Trời và điểm dừng chân đáng chú ý nhất là tại hành tinh xanh của chúng ta. Nam bán cầu đã quan sát được nó từ cuối tháng 2 vừa rồi qua kính thiên văn và đầu tháng này nó sẽ xuất hiện sáng trên bầu trời, rồi sau đó nó sẽ lướt nhanh lên bắc bán cầu để ra mắt những người yêu thích bầu trời nơi này vào cuối tháng 3. Dưới đây là lịch trình chuyến đi của PANSTARRS, bạn hãy thêm nhắc nhở vào lịch của mình để hẹn giờ quan sát nha.


    Sao chổi chụp bởi nhà thiên văn nghiệp dư Terry Lovejoy ở nước Úc.

    Ngày 5/3. PANSTARRS sẽ cách xa chúng ta khoảng 1,10 AU (Astronomical Units - đơn vị thiên văn, 1 AU = 149,6 triệu km, là khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời). Nói cách khác thì sao chổi sẽ nằm từ rất xa để chúng ta quan sát nó, và vì thế nó sẽ không thể có cơ hội tấn công chúng ta.

    Ngày 7/3. PANSTARRS sẽ xuất hiện trên bầu trời phía tây sau khi hoàng hôn để người quan sát bắc bán cầu có thể chiêm ngưỡng nó. Để xem được nó, bạn phải có một bầu trời phía tây không mây vào hôm đó, hãy ngắm hoàng hôn rồi nhìn thẳng về hướng đó, sau khi Mặt Trời lặn, trời bắt đầu chuyển tối thì sao chổi sẽ xuất hiện lên ở sát đường chân trời.


    PANSTARRS có thể nhìn thấy được qua các thiết bị dụng cụ quang học, vì nó sẽ xuất hiện rất thấp trên bầu trời và xuất hiện sau khi hoàng hôn, nên có thể sẽ rất khó quan sát được bằng mắt thường. Ngày 7 và 8/3, sao chổi sẽ sáng rực trên bầu trời phía tây sau hoàng hôn và sẽ nằm ở đó khoảng 45 phút rồi lặn mất. Tiếp theo là vào ngày 12/3, sao chổi sẽ nằm cao hơn trên bầu trời và nằm ở đó đến khoảng 75 phút trước khi nó biến mất.

    Ngày 10/3. Sao chổi tiến gần hơn với chúng ta, nó sẽ nằm ở Sao Thủy, nơi mà cách chúng ta 0,3 AU (khoảng 45 triệu km). Lúc này sao chổi sẽ ấm hơn và sáng hơn, vì nó được Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm, nên nước trên bề mặt của nó sẽ bốc hơi và cùng theo đó là bụi, đá, nên góp phần làm cho đuôi của nó sáng rực rỡ hơn nữa.

    Ngày 12 và 13/3. Ánh sáng của Mặt Trăng sẽ phá đám màn đêm yên tĩnh, nhưng không sao, bạn vẫn có thể quan sát và chụp ảnh lại nó một cách rõ ràng dù cho tên phá đám kia đang chiễm chệ trên bầu trời, vì ngày này, Mặt Trăng chỉ là trăng khuyết, ánh sáng yếu nên không đáng sợ.


    Dù cho Mặt Trăng có phá đám thế nào đi nữa thì chúng ta vẫn có thể quan sát và chụp ảnh sao chổi PANSTARRS một cách dễ dàng. Ảnh minh họa bầu trời bởi NASA.

    Suốt thời gian còn lại của tháng. Sao chổi sẽ tỏa sáng trên bầu trời đêm bắc bán cầu sau khi Mặt Trời lặn, nó sẽ di chuyển dần về phía bắc sau mỗi đêm, nó sẽ di chuyển từ chòm sao Pisces cho đến chòm sao Pegasus và Andromeda. Thời gian này sao chổi sẽ có một cái đuôi dài và sáng, sẽ nhìn được bằng mắt thường và nếu muốn rõ hơn thì bạn hãy sử dụng một chiếc ống nhòm.


    PANSTARRS vào buổi tối 6/4, trong hình vẽ, hình bầu dục gần sao chổi đó là thiên hà Andromeda (Tiên Nữ). Xem chi tiết về buổi tối hôm đó, bạn vào đây www.eagleseye.me.uk

    Tháng 4/2013. Đương nhiên là nó sẽ mờ hơn khi còn ở tháng 3, và cũng đừng hỏi tại sao. Vì nó sẽ di chuyển càng ngày xa khỏi chúng ta và đi vào vũ trụ xa thẳm kia, nhưng nó sẽ nằm ở trên thiên cực bắc và sẽ quanh quẩn ở đó, và lúc này nó sẽ nằm gần thiên hà Andromeda (Tiên Nữ - M31).


    Sao chổi C/2011 L4 (tên khác của PANSTARRS) được quan sát tại một kính thiên văn Pan-STARRS ở Hawaii khi kính phát hiện ra sao chổi vào hồi 6/6/2011.

    Kính thiên văn Pan-STARRS ở Hawaii phát hiện ra sao chổi C/2011 L4 vào hồi tháng 6 năm 2011, và lúc đó nó được đặt tên theo chiếc kính đã phát hiện ra nó là PANSTARRS thay vì C/2011 L4. Những ngày đầu khi vừa phát hiện nó, chỉ có kính thiên văn lớn nhất thế giới lúc bấy giờ mới có thể quan sát được nó, mãi đến tháng 5/2012, các nhà thiên văn nghiệp dư mới có thể hướng kính lên trời để xem nó.

    Sao chổi PANSTARRS là một sao chổi không định kì, nó có thể mất hàng triệu năm khi đi từ đám mây Oort rồi dạo vòng quanh hệ Mặt Trời. Khi nó đến Mặt Trời, quỹ đạo của nó rút ngắn xuống còn 110 ngàn năm.

    Atn Astr theo EarthSky.org

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Đề tài này là nơi thảo luận chính thức về kế hoạch quan sát sao chổi sao chổi C/2011 L4 (PANSTARRS) trong tháng 3/2013.

    Các tin tức đã đăng về sao chổi này, bao gồm quá trình phát hiện, theo dõi và dự đoán ( các dự đoán trong quá khứ có thể ko chính xác tính tới thời điểm tháng 3/2013) có thể tham khảo tại đây. Đề nghị ko thảo luận thêm ở các topic này để tránh nhầm lẫn:

    http://thienvanhanoi.org/forum/showt...ng-Thang-3-nay
    http://thienvanhanoi.org/forum/showt...rong-nam-2013-
    http://thienvanhanoi.org/forum/showt...i-thang-3-2013

    Các thông tin cập nhật mới nhất về sao chổi này tham khảo tại:
    http://www.skyandtelescope.com/obser...185665152.html
    http://www.aerith.net/comet/catalog/2011L4/2011L4.html


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Dự án theo dõi quan sát chụp ảnh sao chổi trong năm 2013.
    Bởi lamchuong95 trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 108
    Bài viết cuối: 21-02-2013, 10:48 AM
  2. Sao chổi mới C/2011 L4 (PANSTARRS) rực rỡ trên bầu trời tháng 3/2013
    Bởi nguyenlieu308 trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 30-12-2012, 11:05 AM
  3. [Clip] Hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 10/2011
    Bởi sangame trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 10-10-2012, 10:11 AM
  4. Clip Hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 11/2011
    Bởi trangda trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 17-11-2011, 11:22 AM
  5. Clip hướng dẫn quan sát bầu trời tháng 9/2011
    Bởi seoraovat68 trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 13-09-2011, 02:55 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •