Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Guest

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trận mưa sao băng Lyrid sẽ đạt cực đỉnh vào khoảng từ ngày 16 đến 25 tháng 4 này. Nếu bạn quan sát ở một nơi có điều kiện thời tiết tốt và không có ánh sáng đèn thành phố thì bạn có thể quan sát được khoảng 10 đến 20 sao băng/giờ.


    Mưa sao băng Lyrid ở hồ Crater vào đêm 24/4/2012 bởi nhiếp ảnh gia Brad Goldpaint

    Sắp đến rồi, trận mưa sao băng hằng năm của tháng 4 này. Năm nay, trăng non sẽ bắt đầu xuất hiện từ ngày 10/4, cho nên vào đêm cực điểm của trận sao băng là ngày 22/4, trăng tròn sẽ tỏa rất sáng trên bầu trời đêm, và ảnh hưởng đến việc quan sát mưa sao băng của chúng ta.

    Vì thế cho nên bạn đừng bỏ phí giấc ngủ của mình mà thức khuya ngắm sao băng làm gì, hãy ngủ một giấc thật say và hẹn đồng hồ báo thức vài giờ trước bình minh của ngày 22 để thức dậy và ngắm sao băng, vì lúc này là gần sáng, Mặt Trăng đã đi về phía tây của bầu trời.

    Mưa sao băng Lyrid được xếp vào loại mưa sao băng trung bình, nhưng có nhiều điều không nói trước được, có thể sẽ có một trận "bão" sao băng thì sao ? Trong quá khứ, các nhà thiên văn học Mỹ đã từng quan sát được một trận bão sao băng Lyrid với khoảng 100 mưa sao băng/giờ vào năm 1982. Cũng trong thế kỉ 20, ở Hy Lạp cũng đã từng được chứng kiến điều tương tự vào năm 1922 và ở Nhật Bản là vào năm 1945.

    Mưa sao băng Lyrid là một trong những trận mưa sao băng lâu đời nhất, có nhiều tài liệu ghi chép cho thấy người ta đã quan sát trận mưa sao băng này từ 2700 năm trước. Các nhà thiên văn Trung Hoa cổ đại đã từng được quan sát "sao rơi như mưa" vào năm 687 TCN.

    Vega và mưa sao băng Lyrid

    Nếu bạn theo dõi những vệt sao băng Lyrid, thì bạn sẽ thấy nó xuất phát từ khu vực gần ngôi sao Vega sáng rực rỡ. Những vệt sao băng này sẽ đi theo sao Vega suốt đêm, dù sao Vega lên cao hay xuống thấp thì điểm xuất phát của những vệt sao băng đều đi theo đến đó. Đây chỉ là một sự trùng hợp trên bầu trời, thật sự sao Vega và những vệt sao băng này không hề có liên quan đến nhau.



    Ở những khu vực có vĩ độ thấp, sao Vega nằm thấp hơn so với đường chân trời hướng đông bắc trước 10 giờ đêm, và sau đó, nó sẽ mọc lên cao dần và lên đến điểm cao nhất trước bình minh. Mưa sao băng Lyrid cũng thế, sau 10 giờ đêm nó sẽ bắt đầu màn trình diễn và chúng ta xem được tốt nhất vào lúc trước bình minh vài tiếng đồng hồ, vì lúc này sao Vega đã lên cao.

    Sao chổi Thatcher - thiên thể gốc của trận mưa sao băng này

    Cứ mỗi năm vào dịp cuối tháng 4, hành tinh Trái Đất của chúng ta lại đi qua quỹ đạo của sao chổi Thatcher (C/1861 G1). Hiện tại chúng ta chưa có hình ảnh nào về sao chổi có quỹ đạo quanh Mặt Trời 415 năm này, vì lần cuối cùng nó xuất hiện trên bầu trời là vào năm 1861, trước khi việc chụp ảnh trở nên phổ biến. Sao chổi Thatcher sẽ không quay trở lại cho đến năm 2276.

    Những mảnh vỡ vụn và bụi khí của sao chổi này nằm rải rác trên quỹ đạo của nó, và khi chúng ta đi qua, những mảnh vỡ này sẽ rơi vào bầu khí quyển của Trái Đất với vận tốc khoảng 177.000 km/giờ. Khi đi với vận tốc như thế, chúng sẽ ma sát với không khí và gây cháy, trong màn đêm, chúng ta sẽ thấy chúng như là những vệt sáng lướt nhanh trên bầu trời.

    Nếu Trái Đất đi qua một đám bụi khí to lớn và dày đặc hơn bình thường, thì nó sẽ cho chúng ta chiêm ngưỡng một màn trình diễn bão sao băng.

    Làm thế nào để quan sát mưa sao băng Lyrid ?

    Dễ dàng hơn là quan sát nhật thực hay các sao chổi xa, bạn không cần phải sử dụng thiết bị quang học nào hỗ trợ cả, chỉ cần một bầu trời thật trong, không mây, và địa điểm quan sát hoàn toàn tối, tránh xa những nguồn ánh sáng nhân tạo. Nằm xuống một cách thoải mái trên những đồi cỏ và nhìn lên trời. Dù cho ánh trăng sáng sẽ quấy phá bạn, nhưng bạn vẫn có thể quan sát được sao băng.

    Tóm lại : Hãy nhớ rằng, mưa sao băng Lyrid không phải là trận mưa sao băng tốt nhất trong năm, chỉ khoảng 10 đến 20 sao băng/giờ trong đêm không trăng. Nhưng không may năm nay ánh trăng sáng sẽ phá hỏng buổi quan sát, vì thế bạn hãy thức dậy sớm vào buổi sáng tiếp đó để quan sát chứ đừng nên thức quan sát vào đêm khuya. Nhìn về hướng đông bắc, khu vực chòm sao Lyra và sao sáng Vega để chiêm ngưỡng sao băng vào đêm 21 và rạng sáng 22/4.

    Atn Astr dịch từ EarthSky.org

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    nếu ở Hà Nội thì 10-20 vệt chỉ là 1-2 vệt/giờ thôi [IMG]images/smilies/20.gif[/IMG]


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Mưa sao băng Lyrid 2016
    Bởi trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 23-04-2016, 07:11 AM
  2. Hướng dẫn chụp ảnh hiện tượng mưa sao băng
    Bởi tantran trong diễn đàn Phim, ảnh thiên văn nghiệp dư
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 11-08-2015, 09:08 AM
  3. Mưa sao băng Geminids- mưa sao băng lớn và đẹp nhất trong năm
    Bởi penhi102 trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 10-12-2014, 01:19 PM
  4. Sao Băng là gì?
    Bởi bocap123 trong diễn đàn Thiên văn phổ thông
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 23-12-2011, 07:46 AM
  5. Sao băng - mưa sao băng - sự lý thú tuyệt đẹp của vũ trụ
    Bởi votantai trong diễn đàn Sao - Thiên hà - Vũ trụ
    Trả lời: 108
    Bài viết cuối: 25-05-2011, 10:16 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •