Chúng ta đang ở giữa tháng 11 và thời điểm này thiệt là dễ chịu để các bạn quan sát các thiên thể đặc trưng của mùa đông, như các ngôi sao sáng của Lục giác mùa đông hay đặc biệt là Cụm sao Pleiades. Video này sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về cụm sao Pleiades qua các câu chuyện trong thần thoại và qua những thông số khoa học, cũng như hướng dẫn bạn quan sát nó trên bầu trời đêm mùa đông.


<object type="application/x-shockwave-flash" width="640" height="385" data="http://www.youtube.com/v/GoJ7NdtTpRc">
<param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/GoJ7NdtTpRc">
<param name="wmode" value="transparent">
</object>

Coi video trên YouTube
Cụm sao Pleiades - được biết đến với cái tên cụm sao Thất Nữ hoặc M45 - là thiên thể có thể quan sát được ở hầu hết những nơi có sự có mặt của con người. Thất Nữ có hình dạng như một nhóm sao màu xanh sáng mờ.

Với khoảng cách 440 năm ánh sáng từ Trái Đất chúng ta, Pleiades là một trong những cụm sao mở gần nhất và sáng nhất có thể quan sát bằng mắt thường. Cụm sao này chứa khoảng 1000 ngôi sao trẻ, nóng và có màu xanh được hình thành cách đây khoảng 100 triệu năm.

Bạn có biết tại sao cụm sao này cũng có tên khác là M45 không ? Vào ngày 4 tháng 3 năm 1769, Charles Messier đã liệt kê thêm một thiên thể nữa vào cuốn danh mục những thiên thể giống sao chổi nhưng không phải sao chổi của ông, thiên thể đó mang số hiệu 45 và nó là cụm sao Pleiades. Vậy M45 có nghĩa là Messier 45, là thiên thể thứ 45 trên tổng 110 thiên thể do Messier liệt kê ra.

Vào những buổi tối mùa đông này, bạn hãy ra ngoài trời và nhìn về hướng đông ở nơi tối và không có mây che. Thật dễ dàng để bắt gặp cụm sao này với hình dạng như chữ Y màu xanh sáng mờ của nó. Nếu bạn chưa tìm ra được thì hãy làm theo cách sau đây thử nhé.

Bạn hãy tìm ra cho mình chòm sao Orion (Thợ săn), chòm sao này đặc trưng bởi ba ngôi sao thẳng hàng và cách đều nhau. Từ ba ngôi sao đó bạn hãy nhìn qua bên phải và bạn sẽ thấy những ngôi sao xếp thành hình chữ V với một ngôi sao sáng ở giữa. Chữ V đó chính là khuôn mặt con bò vàng của chòm sao Taurus. Ngôi sao sáng trong hình chữ V đó là Aldebaran – tượng trưng cho mắt của con bò vàng này. Qua khỏi Aldebaran một chút, bạn sẽ thấy cụm sao Thất Nữ - cụm sao này được tưởng tượng như là là vai của con bò vàng.

Aldebaran, tiếng Ả Rập có nghĩa là "người theo đuôi", nó có tên như vậy vì trong một vài câu chuyện thì Aldebaran là kẻ theo đuổi Pleiades băng qua cả thiên đường. Theo quy luật chung, cụm sao Thất Nữ mọc ở bầu trời phía đông trước khi Aldebaran mọc, lặn ở bầu trời phía tây trước khi Aldebaran lặn. Ngoại lệ duy nhất của quy luật này chỉ xảy ra ở những vĩ độ xa xôi phía nam - giống như ở Tierra del Fuego thuộc Nam Mỹ - nơi Thất Nữ mọc chỉ một lúc sau khi Aldebaran xuất hiện.

Ở bán cầu bắc, cụm sao Thất Nữ lại có liên quan tới mùa đông. Thật dễ dàng khi tưởng tượng những ngôi sao xanh mờ ảo này giống như sương muối bám vào vòm trời đêm. Tháng mười một cũng thường được gọi là tháng của Thất Nữ, bởi vì đây là khoảng thời gian mà Thất Nữ tỏa sáng từ hoàng hôn cho tới lúc bình minh. Tuy nhiên bạn cũng vẫn có thể quan sát được cụm sao Thất Nữ vào những buổi tối trời quang mây cho tới tận tháng tư.

Theo như truyền thuyết về sự thất lạc của cô em gái thứ 7. Nhiều người chỉ thấy được 6 thay vì 7 ngôi sao khi quan sát trong điều kiện trời tối như ở vùng quê.

Bảy chị em này là những người con gái của người khổng lồ Atlas và nữ thần biển Pleione, họ được sanh ra trên núi Cyllene. Sau khi Atlas nhận nhiệm vụ gánh vác cả địa cầu trên vai mình, chàng thợ săn Orion bắt đầu theo đuổi các chị em Pleiades, tuy nhiên thần Zeus không để chuyện xảy ra và đã biến các chị em thành những chú chim bồ câu rồi sau đó là biến họ thành những ngôi sao và đưa lên bầu trời. Tuy nhiên chòm sao Orion vẫn còn theo đuổi cụm sao Pleiades trên bầu trời đêm.

Người Hy Lạp cổ đại có giải thích sự biến mất của người chị em thứ 7 trong các câu chuyện khác nhau. Một câu chuyện cho rằng tất cả các chị em đều hạnh phúc với các vị thần nam, trong khi đó Merope không được hạnh phúc như vậy, cô buồn và bỏ đi mất vì Sisyphus là vua của xứ Corinth và là phu quân của cô đã qua đời.

Những câu chuyện giải thích cho sự biến mất của ngôi sao thứ bảy không chỉ xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp, mà nó còn có mặt trong các nền văn hóa như Do Thái, Ấn Độ và Mông Cổ vì họ đã quan sát trong thực tế và nhận thấy rằng ngôi sao đó đã không còn được nhìn thấy vào thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên.

Tuy nhiên, câu chuyện về sự biến mất của cô em gái thứ 7 không chỉ là vấn đề về văn học hay văn hóa. Thiên văn học hiện đại đã tìm ra ngôi sao Thất Nữ thứ 7 – tên là Pleione – một ngôi sao biến quang phức tạp, khó hiểu và trải qua khá nhiều sự thay đổi. Và những biến đổi đó đã làm cho ngôi sao thường xuyên thay đổi độ sáng.

Một vài người với thị lực đặc biệt cho biết họ nhìn thấy nhiều sao hơn trong cụm sao Thất Nữ. Một vài ý kiến đưa ra con số 20 ngôi sao. Michael Maestlin là giáo viên của Kepler đã vẽ ra 11 ngôi sao của cụm sao Thất Nữ trước khi kính thiên văn được phát minh ra.

Thất Nữ giống như một cuốn lịch trong lịch sử cũng như khoa học hiện đại. Về lịch sử, Thất Nữ đã đóng vai trò là một cuốn lịch cho rất nhiều nền văn minh. Trong tiếng Hy Lạp, cái tên Thất Nữ có nghĩa là vượt biển. Ở Địa Trung Hải thời cổ đại, ngày cụm sao Thất Nữ xuất hiện lần đầu vào buổi sáng trước bình minh đánh dấu sự bắt đầu của mùa ra khơi.

Ngày lễ Halloween ngày nay bắt nguồn từ một nghi thức tôn giáo cổ ở Celt trùng với thời điểm mà Thất Nữ nằm ở thiên đỉnh. Người ta tin rằng bức màn ngăn cách sự sống và cái chết sẽ trở nên "mỏng" nhất vào thời điểm Thất Nữ đạt điểm cao nhất trên bầu trời vào nửa đêm.

Ở Việt Nam cụm sao này còn được gọi là Tua Rua vì nó có hình dạng giống cái tua rua hay nông dân Bắc bộ thường gọi nó là sao Mạ vì nó gắn liền với cuộc sống nông nghiệp trước đây. Mỗi khi trông thấy Tua Rua vào sáng sớm là báo hiệu thời gian gieo mạ chính vụ bắt đầu (tức là vào khoảng tháng 6 dương lịch).

Nhiều người nghĩ rằng cụm sao Thất Nữ chỉ xuất hiện vào mùa đông chung với chòm sao Taurus, nhưng thật ra không phải như thế. Ở Việt Nam chúng ta quan sát được nó từ giữa tháng 6 vào lúc trước bình minh cho đến giữa tháng 4 năm sau vào lúc sau hoàng hôn.

Trong cả truyền thuyết và khoa học, cụm sao Pleiades được coi là những ngôi sao chị em ruột với nhau. Những nhà thiên văn học hiện đại nói rằng cụm sao này đã được sinh ra từ cùng một đám mây bụi khí khoảng 100 triệu năm về trước. Lực hấp dẫn đã kết dính cụm sao với vài trăm ngôi sao trải dài trong một không gian rộng khoảng 430 năm ánh sáng, và những ngôi sao này trôi dạt trong không gian với vận tốc 25 dặm/giây. Nhiều ngôi sao trong cụm sao này sáng gấp hàng trăm lần so với Mặt Trời của chúng ta.

Thực hiện video : Anh Tuấn Nguyễn
Thuyết minh : Phù Dung Hoa
Nội dung : Ngô Khánh Huy và Anh Tuấn Nguyễn tham khảo từ EarthSky và Wikipedia

Hình ảnh được sử dụng trong video :
1. Parkes Planetary Conjunction
Chụp bởi Alex Cherney
http://www.twanight.org/newTWAN/photos.asp?ID=3003697

2. Auriga, Taurus, Jupiter and Pleiades
Chụp bởi Miguel Claro
http://www.miguelclaro.com/wp/?portf...r-and-pleiades

3. Pleiades and night sky
Antza2 trên Deviantart
http://antza2.deviantart.com/art/Ple...-sky-407063667

4. Zooming into the star cluster Pleiades in the constellation of Taurus.
Đồ họa bởi AS N
https://www.youtube.com/watch?v=M_ICRegubE4

5. Charles Messier
Vẽ bởi họa sĩ Ansiaume (1729 — 1786)
http://commons.wikimedia.org/wiki/Fi...es_Messier.jpg

6. Connoissance des Temps for 1784, page 244-245
Charles Messier
http://messier.seds.org/xtra/Mcat/p244-245.html

7, 8, 9, 10. Hình ảnh từ phần mềm Stellarium.

11. Dữ liệu bản đồ Google Maps

12. Stars over Snow
Vẽ bởi họa sĩ Kagaya Yutaka
http://www.kagayastudio.com/english/sora_e/seiya_e.html

13. Night Sky Star Time Lapse Vermont Winter
Video bởi seventy9studios
https://www.youtube.com/watch?v=iV9oM3-uDiY

14. Chilliwack Lake night sky
Chụp bởi The High Fin Sperm Whale
http://commons.wikimedia.org/wiki/Fi..._night_sky.JPG

15. Pleiades Elihu Vedder
Vẽ bởi họa sĩ Elihu Vedder (1836 — 1923)
http://commons.wikimedia.org/wiki/Fi...ihu_Vedder.jpg

16. Orion Hyades and Pleiades
Chụp bởi Jerry Lodriguss

17. Pleiades
Vẽ bởi họa sĩ Kagaya Yutaka
http://www.kagayastudio.com/english/.../pleiad_e.html

18. Pleione location
NASA, ESA, AURA/Caltech, Palomar Observatory

19. Michael Maestlin
http://commons.wikimedia.org/wiki/Fi...l_Maestlin.jpg

20. Close Planetary Encounter Seen above Mauna Kea
Subaru Telescope

21. Pleiades
Chụp bởi Jack Newton

Nhạc nền :
Carbon Based Lifeferms - Terpene bởi INgrooves
The Fox (What Does The Fox Say ?) bởi Ylvis.