Một hiện tượng thiên văn khá thú vị mà ta có thể quan sát được bằng ống nhòm hay kính thiên văn,đó là Trăng che sao.Khi quay trên quỹ đạo của mình,Mặt Trăng thường ở giữa Trái Đất và một ngôi sao hay hành tinh nào đó;nếu điều này xảy ra không phải vào kì trăng tròn thì có thể thấy ngôi sao đột nhiên biến mất sau vành đĩa tối của Mặt Trăng.Chỉ có những sao ở vị trí 5° Hoàng đạo mới có thể bị Mặt Trăng che khuất,vì vậy chúng ta chỉ có thể thấy rõ hiện tượng này với một vài sao sáng chói (ngôi sao Spica chòm Virgo hay Regulus chòm Leo).Tất cả các hành tinh đều đi qua Hoàng Đạo,nên các hành tinh cũng từng bị che khuất.





Dựa vào việc quan sát hiện tượng này,ta có thể tính toán,cũng như biết thêm rất nhiều điều về vệ tinh duy nhất của chúng ta và các ngôi sao:
Ngôi sao đi đến vùng rìa tối của trăng khuyết,không bị mờ đi trước khi vụt biến mất cho ta biết trên Mặt Trăng không tồn tại khí quyển.
Sử dụng đồng hò có độ chính xác cao ghi lại thời gian che phủ ngôi sao giúp ta có số liệu chính xác các thông số về Mặt Trăng như bán kính hay khoảng cách...
Dùng máy móc có độ chính xác cực cao có thể xác định được kích thước góc của các ngôi sao (nếu biết khoảng đến sao thì dễ dàng tính được kích thước sao),cũng như phân giải các sao đôi 'dính' khá chặt với nhau mà ta không thể phân tách bằng các phương pháp khác.
Với sự trợ giúp của ống nhòm hay kính thiên văn cỡ nhỏ,chúng ta có thể quan sát và khám phá nhiều điều hơn nữa qua hiện tượng thú vị này.