Phương pháp xác định phương hướng đơn giản và chính xác nhất.
Với các “nhà thiên văn nghiệp dư” , việc xác định hướng dường như quá đơn giản với các công cụ như Mặt Trời, Mặt Trăng, các ngôi sao hay các chòm sao,…Nhưng giả sử bạn đang đi trong một khu rừng vào một đêm không trăng sao thì sao nhỉ? Có 1 cách đơn giản nhanh gọn hơn nhiều đó là dùng là bàn. Bạn chỉ cần đầu tư khoảng 50-100K(có nhiều trong các quán văn phòng phẩm hay hàng bán đồ du lịch),hoặc dùng Ipad, smart phone cũng có ứng dụng la bàn.Có 2 loại la bàn : la bàn từ(dùng kim nam châm) và la bàn điện (dùng con quay điện). Trong bài này mình sẽ giới thiệu cho các bạn về la bàn từ.




La bàn từ là 1 trong 4 phát minh lớn nhất của Trung Hoa cổ đại.Người Ả rập học được cách dùng la bàn trong khi buôn bán với Trung Hoa,sau đó la bàn được mang tới Tây Âu vào cuối thế kỷ 12,rồi đến Bắc Âu vào thế kỷ 13. Từ cuối thế kỷ 15 cho tới đầu thế kỷ 16, các nhà hàng hải châu Âu nếu không sử dụng là bàn thì khó có thể thực hiện được những cuộc thám hiểm để tìm ra những miền đất mới của mình.
Người Trung Hoa cổ đại chế ra la bàn chỉ gồm 1 chiếc thìa (làm từ nam châm thiên nhiên) đặt trên 1đế đồng(do đồng ko có ảnh hưởng từ trường),phần muỗng như trục,có thể quay xung quanh,sau khi cân bằng tĩnh, cán thìa chỉ về hướng Nam (do họ quan niệm hướng Nam là hướng vua chúa,đất đai màu mỡ,phì nhiêu). La bàn còn được gọi là kim chỉ nam (chứ ko phải kim chỉ Bắc) vì người Trung Quốc tạo ra la bàn nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ về phía Nam,họ tô màu vào cực Nam của nam châm (chứ ko phải tô màu đỏ vào cực Bắc như người châu Âu),chỉ huy đoàn quân đi theo hướng của chiếc kim là đến nơi chiến đấu.


Sau này, la bàn có thêm phần hoa gió (giúp xác định cụ thể độ, góc cho các thầy phong thuỷ) đặt trong bầu la bàn, mặt trên có kính trong và đèn.Bầu la bàn chứa 1 chất lỏng có mật độ, rất gần với trọng lượng chung của kim nam châm và hoa gió),giúp triệt tiêu sức dựa lên trục.Bầu la bàn được treo trong hệ thống gimbals để luôn giữ cho mặt la bàn luôn trong trạng thái mặt phẳng.

Nguyên lý hoạt động
Trái Đất của chúng ta có cấu tạo giống như 1 nam châm khổng lồ (2 cực từ gần trùng với 2 cực địa lý và ngược dấu) nhưng từ trường lại khá yếu (với cường độ cảm ứng từ vào khoảng 25 – 65 mT). Trục từ của Trái Đất lệch khoảng 11 độ so với trục Trái Đất, do vậy la bàn có sai số do độ từ thiên (độ từ thiên là góc lệch giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa phương).
Khi kim nam châm bị từ hoá sẽ tự quay trên trục cố định ở giữa kim nam châm, sao cho cực Bắc của nam châm hướng về cực Bắc địa lý (hay cực Nam từ trường). Sở dĩ Trái Đất có từ trường như 1 cục nam châm khổng lồ là do cấu tạo đặc biệt của nó gồm: vỏ đá silic hoá (0-2900km), lõi cứng ở tâm (dày 1300km), phần nhân nằm giữa có lõi sắt nóng chảy (độ sâu 2900-5100km). Sự truyền tải nhiệt trong nhân lỏng được thực hiện bằng đối lưu: vật chất nóng được chuyển lên trên mặt, vật chất lạnh chuyển xuống dưới sâu, nguồn gốc của từ trường gắn liền với chuyển động đối lưu của chất lỏng dẫn điện này.



Cách sử dụng la bàn

+/Đứng cách xa nơi có ảnh hưởng của từ trường ( các thiết bị điện, ô tô,…),tháo bỏ các đồ kim loại trên người,ĐT di động,..
+/Hai chân rộng bằngvai,đặt la bàn trên mặt phẳng tay,xoay la bàn cho tới khi kim nam châm (đầu đỏ) chỉ đúng hướng Bắc(N) trên mặt số, các hướng còn lại cũng có luôn (hoặc nhìn trên hoa gió).