Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Guest
    Quan sát Nhật thực Một phần 09/03/2016


    Vào sáng thứ Tư 09/03/2016, người dân Việt Nam cùng nhiều nơi khác trên thế giới có cơ hội được chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực.

    Nhật thực là gì?


    Ảnh: Nhật thực toàn phần và các pha một phần
    Nhật thực là hiện tượng Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, ta thấy Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Hiện tượng này chỉ xảy ra vào ngày trăng non. Nếu ta đứng trong vùng bóng tối (a), vùng bóng tối già (b) và vùng bóng nửa tối (c) thì sẽ quan sát được tương ứng nhật thực toàn phần, hình khuyên và một phần:


    Ảnh: Nguyên nhân của hiện tượng nhật thực
    Hướng dẫn quan sát

    Rất tiếc Việt Nam không nằm trong vùng quan sát được nhật thực toàn phần, nhưng chúng ta vẫn có thể quan sát được hiện tượng nhật thực một phần nếu điều kiện thời tiết thuận lợi.


    Ảnh: Phạm vi quan sát được Nhật thực Toàn phần 9/3/2016
    Diễn biến nhật thực tại Hà Nội cụ thể như sau (theo giờ VN UTC+7):
    - Mặt Trời mọc: 06h10'

    - Bắt đầu nhật thực một phần: <font color="darkred">06h57'

    - Nhật thực cực đại (độ che khuyết 22%) : 07h46'
    - Kết thúc nhật thực một phần: 08h40'

    Đối với các địa phương khác, bạn có thể tra cứu diễn biến nhật thực bằng công cụ sau:
    http://eclipse.gsfc.nasa.gov/SEgoogl...09Tgoogle.html

    Lần gần đây nhất Việt Nam quan sát được nhật thực là vào ngày 21/5/2012. Lần nhật thực tiếp theo ở Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 26/12/2019. Vì vậy đừng bỏ lỡ sự kiện hiếm có này nhé [IMG]images/smilies/67.gif[/IMG]

    Tại Hà Nội, Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội sẽ tổ chức quan sát sự kiện này, các bạn nhớ đến tham gia nhé [IMG]images/smilies/3.gif[/IMG]

    CHÚ Ý: PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT NHẬT THỰC AN TOÀN

    Tuyệt đối KHÔNG được quan sát Mặt Trời trực tiếp bằng mắt thường hay qua kính thiên văn, ống nhòm mà không có phim lọc chuyên dụng! Không tuân thủ đúng các biện pháp quan sát an toàn có thể dẫn tới tổn thương mắt hay mù lòa vĩnh viễn!

    Đối với nhật thực một phần và nhật thực hình khuyên, ngay cả khi Mặt Trời bị che khuyết tới 99%, bức xạ từ phần còn lại vẫn có thể gây tổn thương mắt nếu quan sát trực tiếp mà không có dụng cụ bảo vệ. Chỉ có thể quan sát trực tiếp Mặt Trời bằng mắt thường vào thời điểm diễn ra nhật thực toàn phần, khi Mặt Trăng che khuất toàn bộ Mặt Trời.

    Tuyệt đối KHÔNG được sử dụng kính râm (dù 1 hay nhiều chiếc), phim X-quang, kính hơ khói… hay tự ý thử nghiệm các loại phim lọc không chuyên khác để quan sát Mặt Trời, kể cả khi không thấy chói hay nhức mắt vì các dụng cụ này không đảm bảo khả năng lọc các bức xạ hồng ngoại có hại mà mắt thường không nhìn thấy được.

    Để quan sát nhật thực một cách an toàn, có thể sử dụng kính thợ hàn số 14 trở lên hay các loại phim lọc mặt trời chuyên dụng. Hiện nay Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội đang cung cấp kính quan sát Mặt Trời chuyên dụng nhập khẩu trực tiếp từ Anh nhằm phục vụ nhu cầu chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kì thú này cũng như đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Chi tiết xem tại:
    http://thienvanhanoi.org/forum/showt...-yeu-thien-van


    Ảnh: Kính quan sát Mặt Trời chuyên dụng
    LƯU Ý: Để quan sát với kính thiên văn, ống nhòm cần sử dụng loại phim lọc Mặt Trời thiết kế riêng gắn ở đầu vật kính. Tuyệt đối KHÔNG được đặt phim lọc ở đầu thị kính để quan sát Mặt Trời vì ánh sáng hội tụ có thể làm cháy phim lọc rất nguy hiểm!

    Ngoài ra có thể quan sát Mặt Trời gián tiếp qua chậu nước pha mực đen hay sử dụng kính thiên văn, ống nhòm để hứng ảnh Mặt Trời lên một tờ giấy trắng:


    Ảnh: Quan sát nhật thực bằng cách hứng ảnh Mặt Trời qua kính thiên văn

    Hướng dẫn chụp ảnh lại hiện tượng.

    Với cường độ sáng rất cao thì gần như bất cứ một thiết bị nào cũng có thể dễ đang chụp ảnh lại hiện tượng này. Hãy sử dụng thêm phim lọc mặt trời hay kính lọc ND dành cho lens khi độ phơi sáng vượt quá giới hạn của máy.

    -Ghi hình lại bằng điện thoại: Với thiết bị là chiếc điện thoại thông minh trong tay thì cơ hội để bạn chụp lại hiện tượng này trở nên khó khăn hơn do góc nhìn của điện thoại là cố định và rất rộng, khó tập trung vào mục tiêu. Bạn có thể chụp hình ảnh Nhật Thực thông qua một kính thiên văn hoặc ống nhòm hay đơn giản hơn là lắp một ống kính tele dành riêng cho điện thoại, như vậy bạn sẽ có một góc nhìn đủ nhỏ để thu nhận tốt nhất hình ảnh.
    - Ghi hình bằng máy ảnh du lịch hay các loại máy ảnh dslr: Các thiết bị này sẽ cho một chất lượng ảnh tốt hơn nhưng đó không phải là thế mạnh chính của chúng, việc có thể zoom quang học ( đối với máy ảnh du lịch và siêu zoom) hay lắp các ống kính tele chuyên dụng ( đối với dslr) mới la điểm mạnh của chúng. Việc tạo ra một góc nhìn hẹp, tập trung vào đối tượng sẽ khiến hình ảnh bạn ghi lại to và rõ ràng hơn. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng những adapter để gắn trực tiếp máy ảnh lên kính thiên văn để tạo ra những tiêu cự cực lớn cỡ 800-1000mm thay vì 200-300mm so với những ống tele. Gợi ý: bạn có thể chụp hàng loạt ảnh trong suốt quá trình để có thể ghép lại thành một đoạn phim timelapse - đẹp và trực quan hơn nhiều so với việc chụp một bức ảnh đơn.

    Tài liệu tham khảo

    Eclipse Predictions by Fred Espenak, NASA/GSFC.

    Nguyễn Tùng Lâm - Hoàng Quốc Phương
    Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội HAS
    -------------------------------------------------------
    Hiện nay CLB Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội đang cung cấp kính quan sát Mặt Trời chuyên dụng nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ nhằm phục vụ nhu cầu chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kì thú này cũng như đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Chi tiết xem tại:
    http://thienvanhanoi.org/forum/showt...-yeu-thien-van</font>

  2. #2
    Guest
    Sáng nay Hà Nội thế này thì quỳ rồi [IMG]images/smilies/77.gif[/IMG]


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Quan sát mưa sao băng Perseid tháng 8/2016
    Bởi xuanhaivx93 trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 03-08-2016, 11:30 AM
  2. Quan sát Nguyệt Thực Nửa Tối vào ngày 23/03/2016
    Bởi mrtho88hnn trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 19-03-2016, 11:27 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •